Ký ức không phai của người thầy dạy vỡ lòng anh Trỗi
21:50 12/10/2014 4316
Công tác tuyên truyền, giáo dục Những ngày này, cả xã Điện Thắng Trung (Điện Bàn, Quảng Nam) dậy cờ hoa một lòng tưởng nhớ 50 năm ngày ra đi của người con của quê nhà - Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi (15/10).
Ngày 11/10, phái đoàn Đại sứ quán Cộng hòa Bolivaria de Venezuela tại Hà Nội do Bí thư thứ hai - ông Iván Emilio Turmero Crespo, dẫn đầu đã đến dâng hương, đặt vòng hoa tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi tại khu nhà tưởng niệm anh Nguyễn Văn Trỗi tại Điện Bàn.
Ông Iván Emilio Turmero Crespo thể hiện sự ngưỡng mộ đối với anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi |
Ông Nguyễn Hữu Cúc, phó Chủ tịch MTTQ xã Điện Thắng Trung cho biết, ngày 15/10 hằng năm kỷ niệm ngày AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh là ngày lễ lớn của chính quyền và bà con nhân dân địa phương. Năm nay, đúng dịp 50 năm nên càng ý nghĩa hơn. Bà con, nhân dân cả nước, du khách nước ngoài về viếng anh với cả tấm lòng.
“Tôi sinh ra anh đã hy sinh rồi. Dù chưa một lần gặp, nhưng những câu chuyện về anh, bà con kể lại mỗi lần nghe đều xúc động, bùi ngùi. Tôi tự hào vì cũng là người con của Điện Thắng Trung quê hương anh Trỗi” - ông Cúc nói.
Trên nền đất cũ của ngôi nhà xưa nơi anh Trỗi sinh ra và lớn lên tại thôn Thanh Quýt 4 nay đã thành ngôi nhà thờ tự của gia đình. Trong ngôi nhà, cụ ông Nguyễn Văn Nhung đang lau dọn, sửa soạn lại mâm thờ cho ngày giỗ của anh. Năm nay đã 85 tuổi, nhắc đến anh Trỗi mắt cụ lại sáng lên bởi niềm tự hào. Cụ Nhung con bác, anh Trỗi con chú. Cụ hơn anh Trỗi 12 tuổi, cả hai thân thiết, yêu thương nhau từ tấm bé.
Theo lời cụ Nhung, anh Trỗi sinh trong một gia đình nông dân nghèo của làng Thanh Quýt, tuổi thơ gắn liền với đói khổ và chiến tranh. Làng Thanh Quýt ngày đó đất chật người đông nên xóm làng, gia đình ly tán, người dân bần hàn cơ cực. Mẹ anh Trỗi vừa lo chạy giặc vừa lo cái ăn, lại thêm bệnh tật, không còn sức chịu đựng nên đã ra đi khi anh chỉ mới 3 tuổi. Vì hoàn cảnh nên gia đình ly tán, anh Trỗi ở cùng với gia đình bác ở Thanh Quýt.
Cụ Nguyễn Văn Nhung kể những câu chuyện về anh Trỗi. |
Giai đoạn 1952 - 1953, cụ Nhung mở lớp dạy học cho trẻ em ở miếu thờ Bà của làng. Trong số học sinh của ông lúc đó, có anh Trỗi. Chính cụ Nhung là người đã dạy anh Trỗi và nhiều em nhỏ khác trong thôn những bài học vỡ lòng.
Ở tuổi gần đất xa trời, ước nguyện của cụ Nhung là cơ quan chức năng sớm hoàn thành thủ tục công nhận Di tích lịch sử đối với ngôi nhà của AHLS Nguyễn Văn Trỗi. Trước đó, ông Nguyễn Đức Hải - Bí thư Tỉnh ủy cũng từng nói: Khu tưởng niệm mới xây nhân dịp kỷ niệm 48 năm ngày anh Trỗi hy sinh là nơi tưởng niệm, trưng bày hiện vật về cuộc đời anh. Còn chính nơi anh Trỗi sinh ra, lớn lên và nuôi dưỡng khí phách anh hùng cần được tôn vinh xứng tầm với sự hi sinh của anh. Ý nguyện đó cũng là của cả tộc họ cũng như của chính quyền và nhân dân địa phương. |
“Tôi là anh và cũng là thầy của anh Trỗi. Ngày đó, không có trường nên phải lấy miếu thờ xóm làm lớp học. Anh Trỗi rất chăm chỉ, thông minh, học mau hiểu, làm mau biết. Sáng đi học, chiều lại đi gánh nước, xay bột kiếm tiền. Anh em đùm bọc, nương tựa nhau từ bé”, cụ Nhung nhớ lại.
Năm 1954, anh Trỗi xin ra Đà Nẵng kiếm việc làm, được mấy tháng, anh xuống tàu vào Sài Gòn với mong muốn tìm việc làm và học nghề. Cụ Nhung còn nhớ như in ngày anh Trỗi xuống tàu với hai bàn tay trắng, cả gia đình không hề hay biết. Khi hay tin thì tàu cũng đã vào đến Bình Định - Phú Yên rồi, làm sao gọi về.
Vào Sài Gòn, anh Trỗi học nghề điện. Hằng năm, anh có về ghé thăm quê. Nhưng không ai biết anh tham gia hoạt động cách mạng từ bao giờ.
Ông Nhung và người thân không quên ngày 15/10/1963, anh Trỗi về thăm quê. Lúc ra thăm vườn, anh lấy đinh khắc lên thân cau trước nhà ông dòng chữ kỷ niệm ngày về thăm gia đình.
Đêm đó, hai anh em nằm bên nhau trò chuyện, với nhiều trăn trở về cuộc sống, tương lai, về ước mơ sau này sẽ quay về sống tại quê nhà. Ông Nhung không ngờ rằng đúng một năm sau ngày 15/10/1964 là ngày anh Trỗi bị chính quyền VNCH đưa ra xử bắn tại sân nhà lao Khám Chí Hòa.
Ngày anh Trỗi bị xử bắn, cụ không được chứng kiến. Nhưng qua báo đài biết rằng em mình đã anh dũng thế nào trước họng súng quân thù. Anh Trỗi nhận hết án về mình để bảo vệ đồng đội, anh em trong vụ đặt bom ám sát phái đoàn quân sự, chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert Mac Namara dẫn đầu.
Năm 1954, anh Trỗi xin ra Đà Nẵng kiếm việc làm, được mấy tháng, anh xuống tàu vào Sài Gòn với mong muốn tìm việc làm và học nghề. Cụ Nhung còn nhớ như in ngày anh Trỗi xuống tàu với hai bàn tay trắng, cả gia đình không hề hay biết. Khi hay tin thì tàu cũng đã vào đến Bình Định - Phú Yên rồi, làm sao gọi về.
Vào Sài Gòn, anh Trỗi học nghề điện. Hằng năm, anh có về ghé thăm quê. Nhưng không ai biết anh tham gia hoạt động cách mạng từ bao giờ.
Ông Nhung và người thân không quên ngày 15/10/1963, anh Trỗi về thăm quê. Lúc ra thăm vườn, anh lấy đinh khắc lên thân cau trước nhà ông dòng chữ kỷ niệm ngày về thăm gia đình.
Đêm đó, hai anh em nằm bên nhau trò chuyện, với nhiều trăn trở về cuộc sống, tương lai, về ước mơ sau này sẽ quay về sống tại quê nhà. Ông Nhung không ngờ rằng đúng một năm sau ngày 15/10/1964 là ngày anh Trỗi bị chính quyền VNCH đưa ra xử bắn tại sân nhà lao Khám Chí Hòa.
Ngày anh Trỗi bị xử bắn, cụ không được chứng kiến. Nhưng qua báo đài biết rằng em mình đã anh dũng thế nào trước họng súng quân thù. Anh Trỗi nhận hết án về mình để bảo vệ đồng đội, anh em trong vụ đặt bom ám sát phái đoàn quân sự, chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert Mac Namara dẫn đầu.
Anh Trỗi sống mãi trong lòng người dân Venezuela
Sáng 11/10, phái đoàn Đại sứ quán Cộng hòa Bolivaria de Venezuela tại Hà Nội có mặt tại quê hương anh Trỗi tham quan khu nhà tưởng niệm với những hình ảnh hiện vật sinh động về thân thế, sự nghiệp cách mạng, sự hy sinh của anh. Thay mặt người dân Venezuela, ông Iván Emilio Turmero Crespo bày tỏ sự ngưỡng mộ trước lòng yêu nước, tinh thần vì nước xả thân của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu giành độc lập và bảo vệ chủ quyền đất nước. Trước anh linh của AHLS Nguyễn Văn Trỗi, ông Turmero Crespo nhấn mạnh: Tấm gương anh hùng Nguyễn Văn Trỗi có ảnh hưởng rất lớn đối với người dân Venezuela nói riêng và nhân loại yêu chuộng hòa bình nói chung. Với nhân dân Venezuela, hình ảnh anh Nguyễn Văn Trỗi trở thành tấm gương cổ vũ phong trào đấu tranh đòi dân chủ, đánh đổ áp bức xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở đất nước Nam Mỹ xa xôi. Chính hình ảnh anh Trỗi đã giúp cho mối quan hệ Việt Nam - Venezuela xích lại gần nhau và ngày càng thắm thiết hơn. Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, hình ảnh anh Trỗi vẫn luôn là biểu tượng cho thế hệ trẻ Venezuela noi theo, bởi anh Trỗi đã là hình tượng của lòng yêu nước, ý chí chiến đấu của người chiến sỹ cách mạng kiên cường. Ông Turmero Crespo cũng cho biết: Kỷ niệm 50 năm ngày hy sinh của anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi, từ ngày 7 đến ngày 17/10, Ủy ban đối ngoại Quốc hội Venezuela tổ chức triển lãm trưng bày các hình ảnh anh Nguyễn Văn Trỗi để cho toàn dân và thanh niên Venezuela thấy rõ hơn về anh Trỗi, về một tình yêu Tổ quốc, tình yêu hòa bình vĩ đại. Đúng ngày 15/10 ngày anh Trỗi hy sinh, Đại sứ quán Venezuela tại Hà Nội sẽ tổ chức buổi tọa đàm với nhà văn Trần Đình Vân tác giả của cuốn tiểu thuyết “Sống như anh”. Nhân dịp này, ông Turmero Crespo tặng một phần quà nhỏ cho UBND huyện Điện Bàn với mong muốn góp sức mình vào việc trùng tu, tôn tạo, nâng cấp khu nhà tưởng niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi. Cùng ngày, phái đoàn đã đến viếng tượng đài anh hùng liệt sỹ huyện Điện Bàn, thăm khu nhà lưu niệm mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ, thăm khu tượng đài Mẹ VNAH. |