Kỷ niệm 80 năm Ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/1/1941 – 28/1/2021)
09:00 28/01/2021 2103
Công tác tuyên truyền, giáo dục Rời Tổ quốc tìm đường giải phóng dân tộc vào mùa hè năm 1911 từ một cửa biển phía nam để rồi đến năm 1941, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh mới trở về sau 30 năm bôn ba. Người đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mở ra những thành công và đi tới những thắng lợi huy hoàng cho cách mạng Việt Nam.
80 mùa xuân trôi qua nhưng hình ảnh khi lần đầu tiên Bác trở về với Tổ quốc mãi không phai nhòa trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Lộc vượt qua mốc 108 biên giới Việt Nam-Trung Quốc về đến Pác Bó (xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng), một nơi bí mật có hàng rào quần chúng bảo vệ và có đường rút lui. (Ảnh: TTXVN phát)
Quần chúng cách mạng và tự vệ chiếm Phủ Khâm sai (Bắc Bộ phủ), ngày 19/8/1945. Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Theo lời Bác dặn, ngày 22/12/1944, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay - ra đời, tạo ra một cục diện mới trên mặt trận đấu tranh vũ trang cách mạng. Trong ảnh: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ở Cao Bằng do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy (22/12/1944). (Ảnh: TTXVN)
Từ ngày 6/1-7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: TTXVN phát)
Một phần trong an toàn khu căn cứ cách mạng ở Cao Bằng, nơi có hang Pác Bó là nơi ở và làm việc của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiếc bàn đá bên suối Lênin, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngồi làm việc. (Ảnh: TTXVN)
Hang Cốc Bó, nơi ở và làm việc đầu tiên của đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi về nước ngày 8/2/1941. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Ảnh: TTXVN)
Bến Nhà Rồng nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. (Ảnh: TTXVN)
Phụ nữ Hà Nội tham gia míttinh mừng ngày Quốc tế Lao động tại Khu Đấu xảo (tháng 5/1938) trong Cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936-1939). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đội du kích đầu tiên ở Việt Nam do Đảng lãnh đạo ra đời ở Bắc Sơn (tỉnh Cao Lạng) năm 1940. (Ảnh: TTXVN)
Ảnh chụp chiếc tàu Latouche Treville đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng ngày 5/6/1911. (Ảnh: TTXVN)
Bến Nhà Rồng nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. (Ảnh: TTXVN)
Phong trào đấu tranh cách mạng trong giai đoạn 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh đã bùng nổ là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
theo Vietnam+, TTXVN Tweet