Kí ức về ba lần tham gia tàu không số
15:09 11/10/2011 2555
Công tác tuyên truyền, giáo dục Kí ức về 3 lần tham gia hải trình của đoàn tàu không số năm nào đối với người lính già – bác Trần Văn Lịch vẫn mãi là những tháng năm đẹp nhất, oai hùng nhất trong 70 mùa xuân đã qua.
Bác Trần Văn Lịch kể cho các cháu về chiến công của đoàn tàu không số năm xưa
Vẫn giữ được dáng vẻ quắc thước, nhanh nhẹn của người lính biển ngày nào, bác Lịch vừa pha ấm trà, vừa như được sống lại những năm tháng cả nước sục sôi đánh Mỹ, rồi cảm xúc từ đó tuôn trào bác kể cho chúng tôi nghe về từng chuyến đi, những giây phút nghẹt thở của từng trận đánh tất cả không thiếu một chi tiết nào. Qua lời kể của bác chúng tôi có cảm tưởng như những chuyến đi cách đây gần 50 năm như vừa với diễn ra.
Là công nhân của nhà máy cơ khí Hòn Gai, nhưng năm 1964 (khi vừa 22 tuổi) nghe theo tiếng gọi của non sông, chàng công nhân trẻ Trần Văn Lịch đã tự nguyện xin được cầm súng ra mặt trận. Được huấn luyện tại một đơn vị hải quân thuộc vùng biển Tiên Yên (Quảng Ninh), sau 3 tháng huấn luyện, chàng công nhân trẻ Trần Văn Lịch được điều về Đoàn 125 thuộc Bộ tư lệnh Hải Quân.
Ngày 15/10/1964, bác Lịch được tham gia chuyến đi đầu tiên trên con tàu mang số hiệu 41( con tàu 41 sau này hai lần được phong anh hùng) xuất phát tại cảng K20 ven tả ngạn sông Cấm thuộc huyện Thủy Nguyên mang theo 60 tấn vũ khí với đích đến là bếnVàm Lũng- Cà
Mau.
Ngày 15/10/1964, bác Lịch được tham gia chuyến đi đầu tiên trên con tàu mang số hiệu 41( con tàu 41 sau này hai lần được phong anh hùng) xuất phát tại cảng K20 ven tả ngạn sông Cấm thuộc huyện Thủy Nguyên mang theo 60 tấn vũ khí với đích đến là bếnVàm Lũng- Cà
Mau.
Ảnh kỉ niệm trước chuyến đi đầu tiên năm 1964( bác Lịch phía sau bên phải)
Ngày đầu tiên của chuyến đi tàu 41 phải đối chọi với những thử thách của sóng, gió biển Đông. Xuất phát vào ngày biển động, những con sóng cao nhiều lúc chồm nên phủ kín ca bin, con tàu lắc lư như muốn chìm xuống đáy đại dương. Con tàu nhỏ khi đó phải oằn mình giữa những cơn cuồng phong của biển cả. Nhưng, không hề sợ hãi, toàn bộ anh em, chiến sĩ trên tàu đều coi đây là điềm lành giúp quân ta tạo được yếu tố bất ngờ, con tàu vẫn băng băng chạy về phía trước- bác Lịch nhớ lại.
Vừa qua được cơn cuồng phong của đại dương, 3 giờ sáng ngày thứ hai con tàu đã gặp một sự cố chết người, tàu bị mắc cạn vào bãi san hô gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa-do quân đội Sài Gòn chiếm giữ. Trước đây tại vùng biển này đã có 2 tàu của ta bị mắc cạn, phải hủy tàu và hàng hóa-bác Lịch đau xót nhớ lại. Câu hỏi, liệu số phận tàu 41 có giống như hai tàu trước không? ám ảnh cả đoàn! Đối với bác Lịch, đến nay đó vẫn là những phút giây căng thẳng nhất, diễn ra chậm trong cuộc đời. Theo tính tóan đợi khi triều cường lên kết hợp máy lùi với sức kéo của cơ bắp sẽ đưa con tàu ra vùng cạn. 21 con người trên tàu 41, chỉ vài người ở lại trên tàu còn lại xuống vùng cạn dùng cơ bắp để kéo tàu. Khi triều cường lên cao nhất, những con sóng liên tiếp xô vào con tàu dâng lên, hạ xuống chòng chành như muốn chìm. Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh khi đó hô mệnh lệnh: lợi dụng những con sóng thành đòn bẩy đưa tàu ra khỏi bãi cạn. Tất cả hãy làm hết sức mình. Lúc đó sợi dây cáp căng như dây đàn, nếu không kéo lùi con tàu nó sẽ lại càng vào sâu vùng cạn, nhiều chiến sĩ bàn tay đã rớm máu nhưng vẫn quyết tâm đứng vững trước sóng, gió kéo tàu ra bằng được. Phải đến lần thứ 4 sức mạnh và ý chí của con người đã chiến thắng được biển cả, con tàu ra thóat ra khỏi bãi cạn.
Cứ tưởng sau khi thóat khỏi vùng cạn con tàu băng băng chạy, nhưng lại một sự cố khác đến với tàu. Tàu bắt buộc phải cắt bỏ neo bên phải do bị mắc chặt vào má khuyết trục không quay được. Đối với 21 con người có mặt trên tàu 41 đó là một mệnh lệnh mà họ chưa bao giờ được nghe trong đời thủy thủ. Mất neo phải con tàu lắc lư như mất phương hướng, việc định vị bằng thiên văn không thể dùng được, buộc phải dùng phương án tính nhíc dần để xác định hải trình đi của con tàu.
Khó khăn chưa chịu từ bỏ con tàu T41, vượt qua được những thử thách của thiên nhiên, con tàu liên tục gặp phải sự theo dõi của hải quân và máy bay Mỹ. Con tàu 41 liên tục phải ngụy trang, thay đổi số hiệu, cờ hiệu để đánh lừa sự theo dõi từ phía địch. Với bản lĩnh sự mưu trí, không ngoan các chiến sĩ trên tàu 41, tàu lần lượt đánh lừa được sự theo dõi của địch từ vùng biển Quảng Nam cho tới khi đến bến Vàm Lũng. 3 giờ sáng ngày 22/10/1964, tàu 41 cập bến Vàm Lũng (Cà Mau), 60 tấn vũ khí được bàn giao cho quân giải phóng một cách an toàn. Ba ngày sau tàu được lệnh trở ra Bắc nhận nhiệm vụ mới.
Ngày 10/11/1964, vừa từ Cà Mau trở ra (đang họp rút kinh nghiệm tại một đảo thuộc Vịnh Hạ Long) tàu 41 được lệnh về Đồ Sơn nhận nhiệm vụ mới. Do nhu cầu vũ khí ở quân khu V rất bức thiết để chuẩn bị mở chiến dịch Bình Giã. Nhận lệnh từ cấp trên tàu 41 sẽ mở đường vào bến vũng Rô (Vũng Rô là vũng có mực nước sâu, tàu ra vào không lệ thuộc vào thủ triều, nhưng lại nằm gần đường quốc lộ nên rất dễ bị địch phát hiện. Vì thế khi cập bến, tàu chỉ được phép ở lại bến từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là phải rời bến).
Ngày 16/11/1964, tàu 41 sau khi nhận 80 tấn vũ khí từ bến Đồ Sơn, rời bến Bãi Cháy theo hải trình vào Nam. Chuyến đi diễn ra êm ả, nhưng đến ngày 27/11 tàu nhận được điện của Bộ chỉ huy: “ Bộ Tư lệnh vùng 1 Duyên hải Ngụy phái 2 tàu chiến hộ tống phái đoàn Mỹ đi thị sát ra- đa Cù lao Ré, tàu 41 khi qua vùng biển Đà Nẵng phải chú ý”. Vừa nhận thông báo xong thì ngay trước mặt tàu 41, tàu địch lù lù xuất hiện. Trước tình huống ngay cấn đó, thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh lệnh cho tàu chuyển hướng, ngụy trang tàu, tránh đối đầu với tàu địch. Đến ngày 28/11 ngày hành trình cuối cùng của tàu, tàu hai lần cơ động tránh tuần tiễu của địch. Sau khi bị máy bay, tàu chiến địch liên tục quần thảo, bám diết chỉ huy tàu cho thủy thủ mang cờ ba que kéo lên đỉnh cột buồm, thay lại số hiệu tàu, sửa lại lưới nguy trang, đồng thời xâu cá, mực chuẩn bị sẵn cùng mấy chai rượu giơ lên làm động tác như đang nhậu. Khi đó chiến sĩ trên tàu ai cũng căng thẳng, có hai phương án xảy ra: sẽ đánh nhau nếu tàu địch khẳng định ta tiếp tế vũ khí cho Việt cộng ở miền Nam, hoặc bỏ đi nếu ta thành công trong vỏ bọc tàu đánh cá. Sau 2 giờ kèm cặp, xác minh tàu chiến và máy bay địch đều kéo còi tăng tốc chạy về hướng khác- bác Lịch căng thẳng nhớ lại.
Đến vũng Rô khoảng 12 giờ trưa tàu phải thả neo chờ trời tối mới cập bến. Màn đêm xuống con tàu lầm lũi vào bến, phát tín hiệu bắt liên lạc với bến. Nhưng, do chưa có chuẩn bị cộng với số lượng vũ khí nhiều không thể dỡ hết trong đêm lên hẹn tàu tối mai bốc hàng. Tàu phải ngụy trang và tìm nơi sát chân núi để giấu tàu tránh sự theo dõi của địch. Đến đêm 29 với hàng trăm dân công, chiến sĩ quân giải phóng toàn bộ số vũ khí được chuyển đến bến an toàn- bến vũng Rô được mở. 3 giờ sáng tàu rời bến ra Bắc tiếp tục nhận nhiệm vụ mới.
Sau chuyến đi vũng Rô thắng lợi, bác Lịch được đơn vị cử đi học trường Sĩ quan Hải quân 2 năm. Kết thúc khóa học bác được cử về tàu 198 chuẩn bị nhận nhiệm vụ. Sau sự kiện vũng Rô (4/1966), tuyến đường vận tải đường biển của ta bị lộ tung tích. Mỹ- Ngụy thiết lập sự kiểm sóat nghiêm ngặt từ vùng ven biển cho đến khu vực hải phận quốc tế. Không chịu khuất phục trước sự truy lùng của kẻ thù, cuối tháng 6/1967, tàu 198 nhận lệnh xuất phát từ K20 (bến Bính) chở 100 tấn vũ khí vào bến Phổ Hiệp(Quảng Ngãi), bác Lịch lúc này là thủy thủ trưởng tàu 198. Chuyến đi diễn ra thuận buồm xuôi gió từ bến xuất phát tới quần đảo Hoàng Sa. Khi vừa chớm đến quần đảo Hoàng Sa tàu 198 liên tục bị máy bay và tàu chiến Mỹ - Ngụy theo sát. Mọi biện pháp ngụy trang được tiến hành. Nhưng do đánh mùi được tàu ta, địch liên tục bám diết, ý định cập bến Phổ Hiệp của tàu 198 cả ba lần đều thất bại, tàu phải chạy ra hải phận quốc tế để tránh bị ghi ngờ.
Đến đêm 14/7/1967, tàu chỉ còn cách bến một hải lý, lực lượng ở bến cũng sẵn sàng nhận dỡ hàng.Các chiến sĩ trên tàu 198 lúc đó đang ngầm nói với nhau chuyến đi đã thành công. Thì bất thình lình, trên bầu trời xuất hiện một loạt máy bay Mỹ thuộc lữ đoàn 155, chúng liên tục thả pháo sáng, con tàu 198 lúc lộ nguyên hình. Phía sau có hàng chục tàu chiến Mỹ - Ngụy đang lao vào nhả đạn pháo về phía tàu 198. Bị bất ngờ các chiến sĩ trên tàu chỉ kịp bắn vài quả đạn ĐKZ về phía tàu địch, nhưng hỏa lực của địch rất mạnh, chúng quyết bắt sống tàu cùng chiến sĩ ta để thị uy với dư luận về sức mạnh Hoa Kỳ. Vừa chiến đấu, vừa tránh hỏa lực của địch, trong đêm tối tàu 198 bị mắc cạn vào roi cát. Tàu đứng khự lại. Trong cuộc chiến đấu không cân sức chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch và thuyền phó Phạm Chuyên Nghiệp bị trúng đạn hy sinh. Nhiều chiến sĩ khác trên tàu bị thương. Được lệnh của thuyền trưởng toàn bộ chiến sĩ rời tàu 198, kích thuốc nổ tàu. Nhưng, chưa kịp điểm hỏa đốt tàu, máy bay và tàu địch đã ập tới. Tàu và toàn bộ số vũ khí bị rơi vào tay địch.
May mắn được các o du kích Quảng Ngãi nuôi dấu bác Lịch may mắn không bị rơi vào tay địch. Sau ba ngày được các bà con nhân dân và o du kích chăm sóc vết thương ở bàn chân của bác Lịch có thể đi lại được. Lúc này những người sống xót trên con tàu 198 kịp tập hợp lại và chuẩn bị hành quân ra Bắc. Trong chuyến hành quân này bác Lịch bị mắc chứng sốt rét rừng, những trận sốt rét đã biến một thanh niên cường tráng, vạm vỡ như bác Lịch thành một người xanh như tàu lá. Sau ba tháng hành quân ròng rã, lại bị sốt rét, bác được đơn vị quyết định cho giải ngũ. Trở về cuộc sống đời thường bác với đam mê đi biển bác theo học ngành hàng hải để tiếp tục vươn khơn trên những con tàu vượt trùng dương.
Hôm nay, khi đã bước sang tuổi 70 mỗi khi nhớ về những chuyến đi trên những chuyến tàu không số bác Lịch luôn tự hào về những ngày tháng hào hùng. Nhưng, trong lòng người lính già vẫn khảng phất một nỗi niềm tâm sự, một chút ân hận vì chuyến đi thứ ba không thành công, không xứng đáng với những người đã ngã xuống trong trận chiến năm 1967. 50 năm đã qua những chuyến tàu không số ngày nào với những chiến công và sự hy sinh thầm lặng của các thủy thủ trong đó có sự đông góp nhỏ bé của bác Trần Văn Lịch đã làm nên một huyền thoại về con đường Hồ Chí Minh trên biển để thế hệ trẻ hôm nay mãi mãi khâm phục và tự hào./.
================
Tweet
Vừa qua được cơn cuồng phong của đại dương, 3 giờ sáng ngày thứ hai con tàu đã gặp một sự cố chết người, tàu bị mắc cạn vào bãi san hô gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa-do quân đội Sài Gòn chiếm giữ. Trước đây tại vùng biển này đã có 2 tàu của ta bị mắc cạn, phải hủy tàu và hàng hóa-bác Lịch đau xót nhớ lại. Câu hỏi, liệu số phận tàu 41 có giống như hai tàu trước không? ám ảnh cả đoàn! Đối với bác Lịch, đến nay đó vẫn là những phút giây căng thẳng nhất, diễn ra chậm trong cuộc đời. Theo tính tóan đợi khi triều cường lên kết hợp máy lùi với sức kéo của cơ bắp sẽ đưa con tàu ra vùng cạn. 21 con người trên tàu 41, chỉ vài người ở lại trên tàu còn lại xuống vùng cạn dùng cơ bắp để kéo tàu. Khi triều cường lên cao nhất, những con sóng liên tiếp xô vào con tàu dâng lên, hạ xuống chòng chành như muốn chìm. Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh khi đó hô mệnh lệnh: lợi dụng những con sóng thành đòn bẩy đưa tàu ra khỏi bãi cạn. Tất cả hãy làm hết sức mình. Lúc đó sợi dây cáp căng như dây đàn, nếu không kéo lùi con tàu nó sẽ lại càng vào sâu vùng cạn, nhiều chiến sĩ bàn tay đã rớm máu nhưng vẫn quyết tâm đứng vững trước sóng, gió kéo tàu ra bằng được. Phải đến lần thứ 4 sức mạnh và ý chí của con người đã chiến thắng được biển cả, con tàu ra thóat ra khỏi bãi cạn.
Cứ tưởng sau khi thóat khỏi vùng cạn con tàu băng băng chạy, nhưng lại một sự cố khác đến với tàu. Tàu bắt buộc phải cắt bỏ neo bên phải do bị mắc chặt vào má khuyết trục không quay được. Đối với 21 con người có mặt trên tàu 41 đó là một mệnh lệnh mà họ chưa bao giờ được nghe trong đời thủy thủ. Mất neo phải con tàu lắc lư như mất phương hướng, việc định vị bằng thiên văn không thể dùng được, buộc phải dùng phương án tính nhíc dần để xác định hải trình đi của con tàu.
Khó khăn chưa chịu từ bỏ con tàu T41, vượt qua được những thử thách của thiên nhiên, con tàu liên tục gặp phải sự theo dõi của hải quân và máy bay Mỹ. Con tàu 41 liên tục phải ngụy trang, thay đổi số hiệu, cờ hiệu để đánh lừa sự theo dõi từ phía địch. Với bản lĩnh sự mưu trí, không ngoan các chiến sĩ trên tàu 41, tàu lần lượt đánh lừa được sự theo dõi của địch từ vùng biển Quảng Nam cho tới khi đến bến Vàm Lũng. 3 giờ sáng ngày 22/10/1964, tàu 41 cập bến Vàm Lũng (Cà Mau), 60 tấn vũ khí được bàn giao cho quân giải phóng một cách an toàn. Ba ngày sau tàu được lệnh trở ra Bắc nhận nhiệm vụ mới.
Ngày 10/11/1964, vừa từ Cà Mau trở ra (đang họp rút kinh nghiệm tại một đảo thuộc Vịnh Hạ Long) tàu 41 được lệnh về Đồ Sơn nhận nhiệm vụ mới. Do nhu cầu vũ khí ở quân khu V rất bức thiết để chuẩn bị mở chiến dịch Bình Giã. Nhận lệnh từ cấp trên tàu 41 sẽ mở đường vào bến vũng Rô (Vũng Rô là vũng có mực nước sâu, tàu ra vào không lệ thuộc vào thủ triều, nhưng lại nằm gần đường quốc lộ nên rất dễ bị địch phát hiện. Vì thế khi cập bến, tàu chỉ được phép ở lại bến từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là phải rời bến).
Ngày 16/11/1964, tàu 41 sau khi nhận 80 tấn vũ khí từ bến Đồ Sơn, rời bến Bãi Cháy theo hải trình vào Nam. Chuyến đi diễn ra êm ả, nhưng đến ngày 27/11 tàu nhận được điện của Bộ chỉ huy: “ Bộ Tư lệnh vùng 1 Duyên hải Ngụy phái 2 tàu chiến hộ tống phái đoàn Mỹ đi thị sát ra- đa Cù lao Ré, tàu 41 khi qua vùng biển Đà Nẵng phải chú ý”. Vừa nhận thông báo xong thì ngay trước mặt tàu 41, tàu địch lù lù xuất hiện. Trước tình huống ngay cấn đó, thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh lệnh cho tàu chuyển hướng, ngụy trang tàu, tránh đối đầu với tàu địch. Đến ngày 28/11 ngày hành trình cuối cùng của tàu, tàu hai lần cơ động tránh tuần tiễu của địch. Sau khi bị máy bay, tàu chiến địch liên tục quần thảo, bám diết chỉ huy tàu cho thủy thủ mang cờ ba que kéo lên đỉnh cột buồm, thay lại số hiệu tàu, sửa lại lưới nguy trang, đồng thời xâu cá, mực chuẩn bị sẵn cùng mấy chai rượu giơ lên làm động tác như đang nhậu. Khi đó chiến sĩ trên tàu ai cũng căng thẳng, có hai phương án xảy ra: sẽ đánh nhau nếu tàu địch khẳng định ta tiếp tế vũ khí cho Việt cộng ở miền Nam, hoặc bỏ đi nếu ta thành công trong vỏ bọc tàu đánh cá. Sau 2 giờ kèm cặp, xác minh tàu chiến và máy bay địch đều kéo còi tăng tốc chạy về hướng khác- bác Lịch căng thẳng nhớ lại.
Đến vũng Rô khoảng 12 giờ trưa tàu phải thả neo chờ trời tối mới cập bến. Màn đêm xuống con tàu lầm lũi vào bến, phát tín hiệu bắt liên lạc với bến. Nhưng, do chưa có chuẩn bị cộng với số lượng vũ khí nhiều không thể dỡ hết trong đêm lên hẹn tàu tối mai bốc hàng. Tàu phải ngụy trang và tìm nơi sát chân núi để giấu tàu tránh sự theo dõi của địch. Đến đêm 29 với hàng trăm dân công, chiến sĩ quân giải phóng toàn bộ số vũ khí được chuyển đến bến an toàn- bến vũng Rô được mở. 3 giờ sáng tàu rời bến ra Bắc tiếp tục nhận nhiệm vụ mới.
Sau chuyến đi vũng Rô thắng lợi, bác Lịch được đơn vị cử đi học trường Sĩ quan Hải quân 2 năm. Kết thúc khóa học bác được cử về tàu 198 chuẩn bị nhận nhiệm vụ. Sau sự kiện vũng Rô (4/1966), tuyến đường vận tải đường biển của ta bị lộ tung tích. Mỹ- Ngụy thiết lập sự kiểm sóat nghiêm ngặt từ vùng ven biển cho đến khu vực hải phận quốc tế. Không chịu khuất phục trước sự truy lùng của kẻ thù, cuối tháng 6/1967, tàu 198 nhận lệnh xuất phát từ K20 (bến Bính) chở 100 tấn vũ khí vào bến Phổ Hiệp(Quảng Ngãi), bác Lịch lúc này là thủy thủ trưởng tàu 198. Chuyến đi diễn ra thuận buồm xuôi gió từ bến xuất phát tới quần đảo Hoàng Sa. Khi vừa chớm đến quần đảo Hoàng Sa tàu 198 liên tục bị máy bay và tàu chiến Mỹ - Ngụy theo sát. Mọi biện pháp ngụy trang được tiến hành. Nhưng do đánh mùi được tàu ta, địch liên tục bám diết, ý định cập bến Phổ Hiệp của tàu 198 cả ba lần đều thất bại, tàu phải chạy ra hải phận quốc tế để tránh bị ghi ngờ.
Đến đêm 14/7/1967, tàu chỉ còn cách bến một hải lý, lực lượng ở bến cũng sẵn sàng nhận dỡ hàng.Các chiến sĩ trên tàu 198 lúc đó đang ngầm nói với nhau chuyến đi đã thành công. Thì bất thình lình, trên bầu trời xuất hiện một loạt máy bay Mỹ thuộc lữ đoàn 155, chúng liên tục thả pháo sáng, con tàu 198 lúc lộ nguyên hình. Phía sau có hàng chục tàu chiến Mỹ - Ngụy đang lao vào nhả đạn pháo về phía tàu 198. Bị bất ngờ các chiến sĩ trên tàu chỉ kịp bắn vài quả đạn ĐKZ về phía tàu địch, nhưng hỏa lực của địch rất mạnh, chúng quyết bắt sống tàu cùng chiến sĩ ta để thị uy với dư luận về sức mạnh Hoa Kỳ. Vừa chiến đấu, vừa tránh hỏa lực của địch, trong đêm tối tàu 198 bị mắc cạn vào roi cát. Tàu đứng khự lại. Trong cuộc chiến đấu không cân sức chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch và thuyền phó Phạm Chuyên Nghiệp bị trúng đạn hy sinh. Nhiều chiến sĩ khác trên tàu bị thương. Được lệnh của thuyền trưởng toàn bộ chiến sĩ rời tàu 198, kích thuốc nổ tàu. Nhưng, chưa kịp điểm hỏa đốt tàu, máy bay và tàu địch đã ập tới. Tàu và toàn bộ số vũ khí bị rơi vào tay địch.
May mắn được các o du kích Quảng Ngãi nuôi dấu bác Lịch may mắn không bị rơi vào tay địch. Sau ba ngày được các bà con nhân dân và o du kích chăm sóc vết thương ở bàn chân của bác Lịch có thể đi lại được. Lúc này những người sống xót trên con tàu 198 kịp tập hợp lại và chuẩn bị hành quân ra Bắc. Trong chuyến hành quân này bác Lịch bị mắc chứng sốt rét rừng, những trận sốt rét đã biến một thanh niên cường tráng, vạm vỡ như bác Lịch thành một người xanh như tàu lá. Sau ba tháng hành quân ròng rã, lại bị sốt rét, bác được đơn vị quyết định cho giải ngũ. Trở về cuộc sống đời thường bác với đam mê đi biển bác theo học ngành hàng hải để tiếp tục vươn khơn trên những con tàu vượt trùng dương.
Hôm nay, khi đã bước sang tuổi 70 mỗi khi nhớ về những chuyến đi trên những chuyến tàu không số bác Lịch luôn tự hào về những ngày tháng hào hùng. Nhưng, trong lòng người lính già vẫn khảng phất một nỗi niềm tâm sự, một chút ân hận vì chuyến đi thứ ba không thành công, không xứng đáng với những người đã ngã xuống trong trận chiến năm 1967. 50 năm đã qua những chuyến tàu không số ngày nào với những chiến công và sự hy sinh thầm lặng của các thủy thủ trong đó có sự đông góp nhỏ bé của bác Trần Văn Lịch đã làm nên một huyền thoại về con đường Hồ Chí Minh trên biển để thế hệ trẻ hôm nay mãi mãi khâm phục và tự hào./.
================