Khát khao sự học ở đảo nghèo
00:12 27/06/2014 1436
Công tác tuyên truyền, giáo dục Hôm nay 6-4, báo <em>Tuổi Trẻ</em> cùng Sở GD-ĐT, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tổ chức lễ tuyên dương, trao 207 triệu đồng học bổng cho 100 học sinh cấp II, cấp III các trường ở huyện đảo Lý Sơn.
Hôm nay 6-4, báo Tuổi Trẻ cùng Sở GD-ĐT, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tổ chức lễ tuyên dương, trao 207 triệu đồng học bổng cho 100 học sinh cấp II, cấp III các trường ở huyện đảo Lý Sơn.
Hai chị em Ngọc học bài dưới ánh đèn cầy - Ảnh: V.HÙNG |
Ở Lý Sơn, nhiều người phải ly hương, tha phương kiếm sống, những đứa trẻ thiếu hơi ấm của cha, sự chăm sóc của mẹ vẫn xoay trở trong khốn khó để đến trường.
Đùm bọc, tằn tiện để đến lớp
Chứng kiến cảnh ăn ở của ba chị em Nguyễn Thị Ngọc (lớp 9D Trường THCS An Vĩnh) không ai khỏi xót lòng. Bữa cơm trưa muộn của chị em Ngọc vỏn vẹn cơm, nước mắm và hai cái trứng chiên. Ba mẹ Ngọc có nghề trồng hành tỏi nhưng không có đất, làm thuê bữa có bữa không. Hai người đành xa ba đứa con nhỏ vào Ninh Hiển (Khánh Hòa) thuê đất trồng hành tỏi ba năm nay.
Nhưng cái khổ vẫn không buông tha khi ba Ngọc bị tai nạn mất năm 2009, chỉ còn mẹ Ngọc thui thủi nơi đất khách “cày” nuôi con. Căn nhà trống trải còn ba chị em ở với nhau. Ngọc kể mẹ làm hành tỏi khi được khi mất, mỗi tháng gửi về nhà 500.000-700.000 đồng. Số tiền ít ỏi đó chỉ đủ mua gạo, mắm muối, sách vở... Lúc nhà hết tiền, Ngọc vay mượn hàng xóm để có gạo bỏ nồi.
Vào mùa tỏi, hai chị em Ngọc tranh thủ lặt hành tỏi thuê để kiếm thêm... Thế nhưng thành tích học tập của Ngọc đáng nể khi ba năm liền là học sinh giỏi. Ba chị em không ai rảnh tay, người học buổi sáng thì làm việc thuê, việc nhà buổi chiều và ngược lại.
Bùi Văn Nhiều (lớp 7B Trường THCS An Hải) thiếu tình thương của ba mẹ từ sáu năm nay khi họ gạt nước mắt xa rời bốn đứa con ở Lý Sơn vào Ninh Thuận trồng hành tỏi thuê. Ba anh em, hai anh của Nhiều học lớp 10, lớp 12 tự lo toan mọi việc trong nhà. Còn nhỏ nên Nhiều được ưu tiên làm việc nhà, hai anh phải phụ việc bên ngoài kiếm thêm tiền. Thế nhưng sáu năm nay ba anh em Nhiều đều là học sinh khá, giỏi, chưa một lần gián đoạn học hành. Nhiều kể có lần gió bão làm tốc nhà, sập mái, ba anh em phải tìm từng cây gỗ, mái tôn để dựng lại nhà.
Còn với cậu học trò Nguyễn Văn Thiện (lớp 9C Trường THCS An Vĩnh), từ ngày mồ côi cha, mẹ lại hay bệnh, Thiện trở thành người đàn ông trong nhà. 4-5g sáng, Thiện đã thức dậy cùng mẹ thoăn thoắt dưới thuyền, trên bến để mua được cá tươi, cá rẻ. Khi rạng đông cũng là lúc Thiện ôn bài để đến trường. Trưa học về, xong bữa cơm Thiện vội vã xếp cá đông đá từ thùng vào rổ để mẹ bán buổi chiều.
Thiện kể nhiều lúc mẹ đau giữa buổi chợ em phải ra ngồi bán thay mẹ chứ không thì cá ươn, càng khổ thêm. Làm lụng miệt mài như thế nhưng Thiện - học trò giỏi hai năm liền - cũng không đủ tiền mua sách đến trường. Thiện phải xin sách anh chị trong xóm đã học xong, mượn sách của bạn.
Vượt khó với ước mơ đổi đời
Dẫu cuộc sống ở đảo xa đầy khắc nghiệt, song sự học ở Lý Sơn chưa bao giờ chững lại. Phần lớn nông dân, ngư dân Lý Sơn luôn khát khao đến cháy lòng việc học hành của con cái. Thống kê của Trường THPT Lý Sơn năm 2010 tỉ lệ tốt nghiệp THPT 100%, đậu đại học 18% và đậu CĐ là 25% đã nói lên điều đó. Nhà Trương Đình Phước (lớp 11B3 Trường THPT Lý Sơn) có đến tám người. Cha mẹ Phước quần quật trên một sào tỏi (500m2), buôn gánh bán bưng...
Thế nhưng hai chị kế của Phước đều đang học đại học, người em học cấp II. Đặng Thị Hiền (lớp 10B1 Trường THPT Lý Sơn) mồ côi cha từ nhỏ, mẹ làm việc đồng áng nhưng anh Hiền đang học đại học, em Hiền học cấp II. Em Bùi Văn Đủ (lớp 8D Trường THCS An Hải) mồ côi cha, mẹ gồng gánh buôn bán nhỏ nhưng hai anh chị Đủ đang ngồi trên ghế giảng đường và em Đủ cũng đi học...
Nhiều phụ huynh khi tiếp chuyện chúng tôi không ngớt bàn chuyện học. Thầy Trần Ngọc Bích - hiệu phó Trường THPT Lý Sơn - lý giải: “Người dân Lý Sơn phần lớn còn khó khăn nhưng coi trọng việc học hành của con cái. Họ xem những gương mặt vượt khó, học giỏi như những vườn ươm ước mơ để thay đổi Lý Sơn trong tương lai”.ca si le roi , con mua ngang qua ca si le roi , ipad wallpaper
Tweet