Học trò nghèo Quảng Nam vượt khó đến trường
08:13 17/10/2011 2686
Công tác tuyên truyền, giáo dục Ba học trò chúng tôi gặp ở Quảng Nam có hoàn cảnh éo le riêng nhưng các em đều chung khát vọng đến trường mãnh liệt. Ba gương mặt hiếu học này đã chứng minh dù cho khó khăn còn đó, đến trường vẫn là mong mỏi, là ưu tiên hàng đầu của các em.
Từ chuyện của cô học trò côi cút
Cặm cụi ngoài đồng từ sáng đến trưa, cái ăn thiếu thốn vậy mà suốt 10 năm qua Nguyễn Thị Thanh Hương (lớp 11/2, Trường THPT Hoàng Diệu, hiện đang ở cùng ông bà ngoại tại thôn Lạc Thành Tây, xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn là học sinh giỏi. Hương chưa bao giờ có ý định nghĩ học vì cuộc sống khốn khó.
Chúng tôi gặp em trong một buổi trưa tháng 9. Dưới cái nắng nóng, Hương đang làm cỏ ớt. Nghe có người lạ hỏi thăm Hương, bà ngoại em (bà Tưởng Thị Ba 77 tuổi) chỉ tay ra phía trước nhà cho biết: “Hương kìa, hắn tranh thủ làm cho xong việc để chuẩn bị đi học”.
Quệt những giọt mồ hôi nhễ nhại trên mặt, Hương vui vẻ trò chuyện với chúng tôi. Khi được hỏi về gia đình, em rơm rớm nước mắt. Khi Hương còn nhỏ, ba mẹ em cãi vã liên miên. Đến năm em 8 tuổi thì ba mẹ li dị. Từ đó, Hương không thấy ba mình nữa, hai năm sau mẹ em cũng lấy chồng bỏ lại Hương sống cùng ông bà ngoại. Gia đình ông bà ngoại của Hương thuộc diện hộ nghèo của xã, mấy năm qua khi ông bà không còn sức khỏe để làm lụng, Hương trở thành lao động chính trong nhà.
“Tôi chỉ chừa lại 3 sào hoa màu, 2 sào lúa mà cũng không làm nổi, chủ yếu là hắn kham hết” - ông Minh, ông ngoại của Hương, cho biết.
Trên đôi bàn tay Hương là những nốt chai sần của một người nông dân. Để chuẩn bị cho năm học mới, Hương đã phải làm việc cận lực quần quật với ruộng vườn để có tiền may mua sách vở. “Hè này em đi cuốc cỏ đậu cho mấy cô trong xóm cũng tích góp được mấy trăm nghìn để nạp học phí và mua sách vở, năm học này em sẽ cố gắng tiếp tục là học sinh giỏi” - Hương bộc bạch.
Cặm cụi ngoài đồng từ sáng đến trưa, cái ăn thiếu thốn vậy mà suốt 10 năm qua Nguyễn Thị Thanh Hương (lớp 11/2, Trường THPT Hoàng Diệu, hiện đang ở cùng ông bà ngoại tại thôn Lạc Thành Tây, xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn là học sinh giỏi. Hương chưa bao giờ có ý định nghĩ học vì cuộc sống khốn khó.
Chúng tôi gặp em trong một buổi trưa tháng 9. Dưới cái nắng nóng, Hương đang làm cỏ ớt. Nghe có người lạ hỏi thăm Hương, bà ngoại em (bà Tưởng Thị Ba 77 tuổi) chỉ tay ra phía trước nhà cho biết: “Hương kìa, hắn tranh thủ làm cho xong việc để chuẩn bị đi học”.
Quệt những giọt mồ hôi nhễ nhại trên mặt, Hương vui vẻ trò chuyện với chúng tôi. Khi được hỏi về gia đình, em rơm rớm nước mắt. Khi Hương còn nhỏ, ba mẹ em cãi vã liên miên. Đến năm em 8 tuổi thì ba mẹ li dị. Từ đó, Hương không thấy ba mình nữa, hai năm sau mẹ em cũng lấy chồng bỏ lại Hương sống cùng ông bà ngoại. Gia đình ông bà ngoại của Hương thuộc diện hộ nghèo của xã, mấy năm qua khi ông bà không còn sức khỏe để làm lụng, Hương trở thành lao động chính trong nhà.
“Tôi chỉ chừa lại 3 sào hoa màu, 2 sào lúa mà cũng không làm nổi, chủ yếu là hắn kham hết” - ông Minh, ông ngoại của Hương, cho biết.
Trên đôi bàn tay Hương là những nốt chai sần của một người nông dân. Để chuẩn bị cho năm học mới, Hương đã phải làm việc cận lực quần quật với ruộng vườn để có tiền may mua sách vở. “Hè này em đi cuốc cỏ đậu cho mấy cô trong xóm cũng tích góp được mấy trăm nghìn để nạp học phí và mua sách vở, năm học này em sẽ cố gắng tiếp tục là học sinh giỏi” - Hương bộc bạch.
Ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Thị Thanh Hương chăm chỉ làm lụng ngoài ruộng vườn. |
Anh Lê Văn Thành, bí thư xã Đoàn Điện Hồng, cho biết: “Hoàn cảnh của Hương thì xã Đoàn biết rất rõ. Vừa qua xã Đoàn đã tặng em một chiếc xe đạp để em đến trường. Mỗi mùa mưa nắng đi làm về tui thấy em đi bộ đến trường mà tội quá”.
Còn thầy Trần Văn Nhẫn, giáo viên chủ nhiệm lớp 11/2, nhận xét: “Trong lớp Hương có hoàn cảnh éo le nhất nhưng cũng là một trong những học sinh giỏi nhất lớp. Em vừa thông minh vừa chăm chỉ. Riêng môn Vật lý của tôi em luôn đạt điểm cao”.
Đến cô bé đốn củi kiếm tiền nuôi mẹ
Trong khi những học sinh khác đang vui chơi hay học thêm chuẩn bị cho năm học mới thì Lê Thị Nở (ở thôn Vinh Nam, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, học lớp 11 Trường THPT Lý Tự Trọng) phải lo đốn củi kiếm tiền. Đó cũng là công việc gắn liền với em từ khi còn học cấp 2.
Ba mất từ khi Nở mới hơn 1 tuổi. Cũng vì thương nhớ chồng mà mẹ của Nở sinh bệnh tâm thần. Hiểu được số phận ngặt nghèo của mình, ngay từ nhỏ Nở luôn chăm chỉ làm lụng. Mỗi ngày em lên núi đốn củi, đem bán kiếm tiền. Hết quần quật với công việc ngoài đồng, về nhà Nở lại lo toan mọi công việc nhà. Thời gian của em hầu như được lên lịch sẵn: thức dậy từ sớm để vệ sinh cho mẹ, loay hoay nấu ăn rồi bắt đầu công việc hàng ngày.
Dù cuộc sống vật chất khó khăn, Nở chưa khi nào có ý định bỏ học. Em tâm sự: “Em chỉ muốn đi học vì đó là niềm vui lớn lao với em”. Được biết, trong 10 năm qua, điểm tổng kết của Nở luôn cao nhất nhì trường.
Lê Thị Nở bên góc học tập của mình. “Em chỉ muốn đi học vì đó là niềm vui lớn lao với em” - Nở tâm sự. |
Việc vất vả lo miếng cơm manh áo không bằng mỗi ngày Nở nhìn thấy bệnh mẹ lại nặng hơn. “Mẹ em dăm bữa nửa tháng lại co giật một lần, có khi không ý thức được nên đánh cả em và ông bà nữa” - Nở buồn rầu tâm sự.
Khi chúng tôi hỏi: “Em đã chuẩn bị gì cho năm học mới?” thì Nở cười rồi tiếp lời: “Đến đâu hay đến đó anh à, em đâu dám nghĩ tương lai, chỉ biết cố gắng đến trường mà thôi”. Thầy Thịnh - bí thư đoàn trường nhận xét về cô học trò vượt khó học giỏi: “Em Nở không có tuổi thơ vui đùa như bạn bè cũng trang lứa, lại thiếu thốn đủ bề nhưng không chỉ là học sinh giỏi, em còn là một lớp phó năng động, một đoàn viên xuất sắc”.
Nở ước mơ trở thành một bác sĩ giỏi chuyên chữa bệnh tâm thần và em đang cố gắng, nỗ lực học tập để không từ bỏ nhưng với em con đường phía trước còn bao chông gai. Nhưng Nở vẫn quyết tâm: “Em sẽ đến trường dù trong bất kì hoàn cảnh nào, thà đói khổ chứ không bao giờ em bỏ học!”.
Và quyết tâm của cậu học trò chỉ có 1 bộ quần áo đi học
Dù khó khăn nhưng không bỏ học cũng là quyết tâm của cậu học trò nghèo Nguyễn Sĩ Phương Anh, học sinh lớp 8/4 Trường THCS Nguyễn Thành Hãn, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Bảy năm liền, Phương Anh là học sinh giỏi toàn diện, điểm tổng kết cuối năm của em chưa bao giờ dưới 9,0.
Chúng tôi tìm đến nhà em, ngôi nhà bé tí chỉ có duy nhất một phòng ở cuối xóm nằm lọt thỏm bên bụi tre. Trong nhà không có gì giá trị ngoài một chiếc tivi cũ kĩ hàng xóm cho.
Trước đây, mẹ Phương Anh là giáo viên cấp 1, cha làm thợ xây cuộc sống cũng tạm đủ. Thế nhưng, khi em chào đời, mẹ em bị tai biến, biến chứng làm mẹ em bại liệt toàn thân nằm nguyên một chỗ. Ba em một mình vừa chăm 4 đứa con thơ, vừa lo tiền thuốc cho vợ.
Cuộc sống thật éo le khi ba năm trước, cha em đột ngột qua đời vì tai biến, hai người anh lớn dù học rất giỏi cũng đành phải nghỉ học đi làm thuê ở Sài Gòn để kiếm tiền lo thuốc thang cho mẹ. Ở nhà còn lại Phương Anh và người anh trai học lớp 9.
Ngoài giờ đi học, khi về nhà Phương Anh phải làm mọi công việc từ giặt áo quần, vệ sinh cho mẹ, nấu cơm, bón cho mẹ ăn, ra đồng nhổ cỏ, làm thêm cho hàng xóm mỗi khi người ta có việc nhờ để kiếm thêm tiền.
Cuộc sống bộn bề khó khăn, suốt ba năm nay Phương Anh chỉ có một bộ đồ do một nhà hảo tâm tặng giờ đã ngắn ngủn. Bữa sáng Phương Anh không ăn gì, có lần em xỉu trên bàn học, thầy cô phải sơ cứu. Đến khi tỉnh, Phương Anh mới cho thầy cô biết là từ tối qua đến giờ em chưa ăn gì vì nhà hết gạo.
“Mặc dù gia đình khó khăn không có đều kiện ăn học nhưng Phương Anh vẫn học rất tốt, em học đều tất cả các môn, trong lớp em là cán sự năng nổ của bộ môn toán, luôn giúp đỡ các bạn trong lớp” - cô Cẩm Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 8/4 cho biết. Cô Hà cho biết thêm học lực của Phương Anh luôn cao nhất, nhì lớp.
Nguyễn Sĩ Phương Anh đang bón cho mẹ ăn bên chiếc bàn thờ bố đã ọp ẹp nhưng vẫn không có tiền thay. |
Hôm chúng tôi đến thăm nhà cũng là lúc Phương Anh đang bón cho mẹ ăn bên cạnh bàn thờ của bố. Nhìn người mẹ run rẩy ăn thìa cơm mà rơi ra ngoài quá nửa, chúng tôi càng thêm cảm phục sự vượt khó vươn lên của em.
Phương Anh tâm sự: “Em sẽ không bỏ học đâu, vì đó là con đường duy nhất để em thoát khỏi cảnh nghèo này và có tiền chạy chữa cho mẹ để mẹ không phải co giật mỗi khi trở trời”.
Năm học mới đã bắt đầu, những cô cậu học trò nhà nghèo lại bước vào “cuộc chiến” của chén cơm và con chữ. Cầu chúc cho các em có đủ mạnh mẽ và tự tin để đứng vững và bước đi trên con đường gian nan đang chờ mình phía trước.