“Em muốn trở thành người có ích cho đất nước”
15:40 13/06/2011 3084
Công tác tuyên truyền, giáo dục <br> <br> Web.ĐTN: Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở miền quê hẻo lánh thuộc xã Chính Tâm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Bé Hồng Nhung có một tuổi thơ không vẹn toàn như bao đứa trẻ khác bởi vì em bị tật nguyền. Dù mưa hay nắng, trên chiếc xe lăn Nhung vẫn đến trường đều đặn đúng giờ.
Web.ĐTN: Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở miền quê hẻo lánh thuộc xã Chính Tâm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Bé Hồng Nhung có một tuổi thơ không vẹn toàn như bao đứa trẻ khác bởi vì em bị tật nguyền. Dù mưa hay nắng, trên chiếc xe lăn Nhung vẫn đến trường đều đặn đúng giờ.Hồng Nhung đọc thơ tặng các vị đại biểu tại lễ ra mắt CLB Tuổi trẻ Kim Sơn nối vòng tay nhân ái năm 2010
Đôi bàn tay nhỏ nhắn đẩy xe thoăn thoắt,ng thương, nỗi đau mà chiến tranh để lại thật quá tàn nhẫn. Khi bạn bè cùng trang lứa đư đôi chân bị liệt cong queo. Đã 13 tuổi nhưng Nhung chỉ cao và nặng như đứa trẻ lên ba, em luôn khát khao được bay trên đôi chân của mình.
Tôi tìm đến nhà em vào một buổi chiều xuân. Đó là một ngôi nhà ngói nhỏ rộng ba gian nằm bên đường, cạnh một con sông nhỏ. Bố của Nhung là bộ đội thời chống Mĩ, theo tiếng gọi của non sông anh lên đường làm nghĩa vụ của một người con quê hương. Anh có ngờ đâu, anh bị nhiễm chất độc “chết người” ấy. Khi sinh ra Nhung cả anh chị đều khóc. Đứa con đầu thì to, hai chân bé tý nặng chưa đầy 1 kg, em mắc bệnh xương thuỷ tinh.
Trải qua bao khó khăn vất vả anh chị lặn lội khắp nơi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho con nhưng đều vô hiệu. Nhung lớn lên trong tình yêu thương và nỗi nhọc nhằn, đầy mồ hôi và cả những giọt nước mắt. Ốm đau quay quắt nhưng em không nản lòng vẫn khắc phục mọi khó khăn đrre đến lớp. Ước mơ được cắp sách đến trường được bố mẹ và các anh chị của em không quản ngại thời gian công sức đưa Nhung đến trường. Có lẽ một bạn học sinh bình thường học bằng lòng quyết tâm chinh phục tri thức còn Nhung cộng thêm cả niềm đam mê cháy bỏng học bằng trái tim khối óc để chiến thắng đôi chân tật nguyền. Gặp em điều tôi ấn tượng nhất có lẽ là nụ cười. Giọng nói giòn ta và rạng rỡ. Có lẽ vậy dù là người đã rất quen thân hay mới chỉ gặp Hồng Nhung lần đầu đều bị cuốn hút bởi sự lạc quan vui vẻ và chẳng còn nhớ đến dáng vẻ nhỏ bé và đôi chân teo tóp của mình. Những người bạn xung quanh em không ngần ngại chia sẻ tình cảm quý mến và sự khâm phục. Nhung rất say mê học các môn Ngữ văn, toán, tiếng Anh … Góc học tập của Nhung thật gọn gàng, ngăn nắp. Tôi thích nhất là những bức tranh do “cô họa sĩ tí hon” vẽ. Tất cả đều được vẽ bằng sự nhạy cảm và tâm hồn trong sáng ngây thơ của em. Lúc nào ánh mắt em cũng sáng ngời, nụ cười tràn đầy niềm tin và nghị lực phi thường được chắt ra trong nỗi bất hạnh của mình. Nhung tâm sự với tôi “Nhà em còn khó khăn lắm. Các anh chị đều đang đi học, nhà nghèo chỉ có nghề trồng lúa là chính, thu nhập rất thấp. Em sẽ cố gắng rất nhiều để không trở thành gánh nặng cho gia đình, sau này giúp ích cho quê hương. Em muốn trở thành người có ích cho đất nước”. Câu nói thật giản dị và già dặn so với lứa tuổi của em khiến tôi xúc động vô cùng. Ước mơ đó đối với một người bình thường cũng đã là rất khó, đằng này Nhung lại bị liệt hai chân đi lại rất khó khăn thì càng khó gấp vạn lần nhung tôi tin Nhung vì tôi đọc được điều đó trong mắt em. Không đầu hàng số phận thành tích học tập của Nhung thật đáng nể: 6 năm liền đạt học sinh giỏi toàn diện, đạt giải Nhì kì thi giao lưu học sinh giỏi tỉnh môn Văn, giải Nhất, Nhì, Khuyến khích các năm học ở tiểu học và được tặng danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ cấp tỉnh. đạt giải khuyến khích trong cuộc thi tìm hiểu “Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng”.
Trước khi chia tay, Nhung nói với tôi: “Em rất vui khi được gia đình, thầy cô, bạn bè và mọi người giúp đỡ, khuyến khích động viên. Em sẽ phấn đấu học giỏi hơn nữa để khỏi phụ lòng mong đợi của mọi người”. Nhung lại cười, nụ cười hồn nhiên, rạng rỡ. Tôi đã cười theo em. Một cô bé đã mỉm cười ngay trên nỗi bất hạnh của mình, tỏa sáng bằng tâm hồn và trí tuệ.