Đứng dậy từ đớn đau
08:29 09/11/2011 2562
Công tác tuyên truyền, giáo dục Sau một thời gian lăn lộn ở xứ người, trở về quê khi có HIV, mọi thứ dường như chỉ còn là dấu chấm hết cho cuộc đời Nguyễn Viết Toán (33 tuổi).
Nhưng rồi anh đã được đánh thức bởi tình yêu và khát khao tìm lại cuộc sống bình yên trong mái nhà có vợ, có con.
|
Chỉ có thể là tình yêu
Trở về quê cũ và nghĩ mình sắp chết, nên với Toán (ở thôn Lam Thủy, xã Hải Vĩnh, H.Hải Lăng, Quảng Trị), bầu trời như đổ ụp, đến cả dòng Vĩnh Định xưa hiền hòa mà giờ với Toán cũng đục ngầu hay cánh đồng lúa bát ngát một thuở chăn trâu kia cũng chỉ là vô nghĩa. “Thôi thì cứ sống thôi, vật vờ cho qua ngày đoạn tháng” - Toán rùng mình nhớ lại khoảnh khắc tuyệt vọng nhất của cuộc đời.
Trốn ở trong nhà mãi, chứng “buồn chân buồn tay” của chàng trai gốc nhà nông vốn hay lam hay làm lại trỗi dậy trong anh. Toán bắt đầu học làm chậu cảnh. Trong một lần vào đúc chậu tại chùa Hương Vân (xã Hương Vân, Thừa Thiên - Huế), đời Toán đã bước sang ngã rẽ khác. Tại đây anh đã gặp tình yêu mà ông trời hào phóng ban cho anh, đó là một cô gái Huế tên Lê Thị Tường Vân. Anh Toán thật thà kể lại: “Thích thì thích vậy thôi chứ nào dám nói. Với hoàn cảnh của tôi lúc ấy, thật khủng khiếp khi nghĩ đến hai chữ tình yêu. Ai dám yêu một người vừa bệnh tật vừa không một xu dính túi như tôi?”.
Nhưng chị Tường Vân đã không nghĩ như anh, bởi không biết tự bao giờ chị đã cảm mến chàng thanh niên thấp đậm, chỉ biết quần quật làm việc và dẫu có cạy miệng cũng chẳng nói được lời nào. Dường như căn bệnh của anh Toán đang mắc phải chỉ làm cho tình yêu của chị Tường Vân lớn thêm mà thôi. “Khi nghe thầy trụ trì kể về hoàn cảnh của Toán, tôi đã bật khóc và ngay lúc ấy ý nghĩ trao gửi cuộc đời cho anh đã choán hết tâm trí tôi” - chị Vân hồi tưởng.
Khỏi phải nói cũng biết rằng gia đình, bạn bè của chị Vân đã phản đối, ngăn cản tình yêu của hai người kịch liệt như thế nào. Ai cũng nói chị Vân có nhan sắc, thiếu gì cơ hội mà phải ôm một cục nợ vào thân. Nhưng bỏ ngoài tai tất cả, cuối năm 2008, một lễ cưới đã diễn ra. Vào thời điểm đó, đám cưới của họ tuy không linh đình nhưng đã làm chấn động cả H.Hải Lăng, rất nhiều người rơi nước mắt khi biết được chuyện tình như cổ tích ấy.
Giải bài toán cuộc đời
Sau một khoảng thời gian làng nhàng làm chậu cảnh ở quê, Toán bắt đầu vạch ra nhiều bước táo bạo để “giải bài toán của cuộc đời mình”. Anh chọn cách ra TP Đông Hà để mưu sinh. Sau khi vay vốn tại ngân hàng, cộng thêm sự giúp đỡ của bạn bè anh em, hai vợ chồng Toán dắt díu nhau ra chốn thành thị để mở xưởng làm chậu cảnh. Gặp đôi vợ chồng nghị lực trong cơ ngơi nho nhỏ trên đường Lê Thánh Tông (KP.10, P.5, TP Đông Hà), Toán vẫn nhoẻn miệng cười nói rằng: “Nếu so với cách đây 4 năm, đây quả là một kỳ tích”.
Một mình anh Toán lủi thủi với đống xi măng, cát sạn, tỉ mẩn tô vẽ những chậu cảnh, còn chị Vân lo cơm nước hằng ngày. “Nghề này kén thợ nhưng khi đã được ưa chuộng thì hàng làm không hết. Bây giờ chỉ khi nào người ta đặt hàng tôi mới làm, chứ không làm ra rồi dài cổ chờ người đến mua như dạo trước” - anh Toán thổ lộ. Cũng theo anh, năm rồi, trừ hết mọi chi phí, gia đình cũng đã tiết kiệm được vài chục triệu đồng…
Không chỉ “giải toán” cho đời mình, Toán còn giúp những người cùng cảnh ngộ vượt qua khó khăn. Bởi hiện trong xưởng của Toán có 7 nhân công thì 3 trong số đó có HIV như anh. Anh Toán bảo có lẽ do đồng cảnh ngộ, nên họ đã tìm đến anh và tận trong thâm tâm anh cũng rất vui khi có họ là đồng nghiệp, bầu bạn.
Khi đã tự tin với một gia đình đầm ấm, một công việc ổn định, anh không ngại ngần nhắc đến mình là một người có HIV. Chính anh cũng là một thành viên xông xáo trong CLB “Yêu thương” quy tụ những người bệnh ở TP Đông Hà. Nơi đó anh được là chính mình, được chia sẻ và được giúp đỡ người khác.
Trong cái lán ọp ẹp của vợ chồng anh Toán, nay đã có tiếng cười trẻ thơ khi anh chị vừa nhận nuôi một bé gái 4 tuổi. Họ quấn quýt lấy nhau dẫu trong bộn bề gian khó, dẫu ngày mai chưa biết sẽ ra sao. Trong ráng chiều thành phố, Toán ôm con vào lòng và thốt lên rằng: “Tôi là người đàn ông hạnh phúc nhất”.
Tweet
Trở về quê cũ và nghĩ mình sắp chết, nên với Toán (ở thôn Lam Thủy, xã Hải Vĩnh, H.Hải Lăng, Quảng Trị), bầu trời như đổ ụp, đến cả dòng Vĩnh Định xưa hiền hòa mà giờ với Toán cũng đục ngầu hay cánh đồng lúa bát ngát một thuở chăn trâu kia cũng chỉ là vô nghĩa. “Thôi thì cứ sống thôi, vật vờ cho qua ngày đoạn tháng” - Toán rùng mình nhớ lại khoảnh khắc tuyệt vọng nhất của cuộc đời.
Trốn ở trong nhà mãi, chứng “buồn chân buồn tay” của chàng trai gốc nhà nông vốn hay lam hay làm lại trỗi dậy trong anh. Toán bắt đầu học làm chậu cảnh. Trong một lần vào đúc chậu tại chùa Hương Vân (xã Hương Vân, Thừa Thiên - Huế), đời Toán đã bước sang ngã rẽ khác. Tại đây anh đã gặp tình yêu mà ông trời hào phóng ban cho anh, đó là một cô gái Huế tên Lê Thị Tường Vân. Anh Toán thật thà kể lại: “Thích thì thích vậy thôi chứ nào dám nói. Với hoàn cảnh của tôi lúc ấy, thật khủng khiếp khi nghĩ đến hai chữ tình yêu. Ai dám yêu một người vừa bệnh tật vừa không một xu dính túi như tôi?”.
Nhưng chị Tường Vân đã không nghĩ như anh, bởi không biết tự bao giờ chị đã cảm mến chàng thanh niên thấp đậm, chỉ biết quần quật làm việc và dẫu có cạy miệng cũng chẳng nói được lời nào. Dường như căn bệnh của anh Toán đang mắc phải chỉ làm cho tình yêu của chị Tường Vân lớn thêm mà thôi. “Khi nghe thầy trụ trì kể về hoàn cảnh của Toán, tôi đã bật khóc và ngay lúc ấy ý nghĩ trao gửi cuộc đời cho anh đã choán hết tâm trí tôi” - chị Vân hồi tưởng.
Khỏi phải nói cũng biết rằng gia đình, bạn bè của chị Vân đã phản đối, ngăn cản tình yêu của hai người kịch liệt như thế nào. Ai cũng nói chị Vân có nhan sắc, thiếu gì cơ hội mà phải ôm một cục nợ vào thân. Nhưng bỏ ngoài tai tất cả, cuối năm 2008, một lễ cưới đã diễn ra. Vào thời điểm đó, đám cưới của họ tuy không linh đình nhưng đã làm chấn động cả H.Hải Lăng, rất nhiều người rơi nước mắt khi biết được chuyện tình như cổ tích ấy.
Giải bài toán cuộc đời
Sau một khoảng thời gian làng nhàng làm chậu cảnh ở quê, Toán bắt đầu vạch ra nhiều bước táo bạo để “giải bài toán của cuộc đời mình”. Anh chọn cách ra TP Đông Hà để mưu sinh. Sau khi vay vốn tại ngân hàng, cộng thêm sự giúp đỡ của bạn bè anh em, hai vợ chồng Toán dắt díu nhau ra chốn thành thị để mở xưởng làm chậu cảnh. Gặp đôi vợ chồng nghị lực trong cơ ngơi nho nhỏ trên đường Lê Thánh Tông (KP.10, P.5, TP Đông Hà), Toán vẫn nhoẻn miệng cười nói rằng: “Nếu so với cách đây 4 năm, đây quả là một kỳ tích”.
Một mình anh Toán lủi thủi với đống xi măng, cát sạn, tỉ mẩn tô vẽ những chậu cảnh, còn chị Vân lo cơm nước hằng ngày. “Nghề này kén thợ nhưng khi đã được ưa chuộng thì hàng làm không hết. Bây giờ chỉ khi nào người ta đặt hàng tôi mới làm, chứ không làm ra rồi dài cổ chờ người đến mua như dạo trước” - anh Toán thổ lộ. Cũng theo anh, năm rồi, trừ hết mọi chi phí, gia đình cũng đã tiết kiệm được vài chục triệu đồng…
Không chỉ “giải toán” cho đời mình, Toán còn giúp những người cùng cảnh ngộ vượt qua khó khăn. Bởi hiện trong xưởng của Toán có 7 nhân công thì 3 trong số đó có HIV như anh. Anh Toán bảo có lẽ do đồng cảnh ngộ, nên họ đã tìm đến anh và tận trong thâm tâm anh cũng rất vui khi có họ là đồng nghiệp, bầu bạn.
Khi đã tự tin với một gia đình đầm ấm, một công việc ổn định, anh không ngại ngần nhắc đến mình là một người có HIV. Chính anh cũng là một thành viên xông xáo trong CLB “Yêu thương” quy tụ những người bệnh ở TP Đông Hà. Nơi đó anh được là chính mình, được chia sẻ và được giúp đỡ người khác.
Trong cái lán ọp ẹp của vợ chồng anh Toán, nay đã có tiếng cười trẻ thơ khi anh chị vừa nhận nuôi một bé gái 4 tuổi. Họ quấn quýt lấy nhau dẫu trong bộn bề gian khó, dẫu ngày mai chưa biết sẽ ra sao. Trong ráng chiều thành phố, Toán ôm con vào lòng và thốt lên rằng: “Tôi là người đàn ông hạnh phúc nhất”.