Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ: Cơ hội để tự rèn luyện và trưởng thành từ thực tiễn
13:12 08/09/2013 3405
Công tác tuyên truyền, giáo dục Web.ĐTN: Các Phó Chủ tịch xã trẻ đã gặp không ít khó khăn về điều kiện sinh hoạt, thiếu trang thiết bị làm việc; thiếu thông tin, tài liệu và bất đồng về ngôn ngữ chủ yếu là tiếng đồng bào dân tộc thiểu số …vượt lên khó khăn nhiều trí thức trẻ đã khẳng định được mình, đây là cơ hội để tự rèn luyện và trưởng thành từ thực tiễn.
Dám nghĩ, dám làm khẳng định người trẻ
Nhiều ý kiến đến từ các Tỉnh Đoàn có đội viên tham gia Dự án 600 tại tỉnh đã khẳng định các Phó Chủ tịch xã trẻ luôn tích cực, chủ động dám nghĩ, dám làm tại xã nghèo ngay từ giai đoạn đầu của Dự án. Trong số đó, có nhiều đội viên đã bước đầu mang lại những hiệu quả ban đầu, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận.
Khẳng định vai trò của các trí thức trẻ nơi gian khó ở xã nghèo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn Sơn La Lường Trung Hiếu hồ hởi cho biết, ở 5 huyện 30a của tỉnh có đội viên Dự án 600 đã thành lập được các CLB trí thức trẻ. Riêng huyện Quỳnh Nhai, CLB trí thức trẻ do đồng chí Bí thư huyện Đoàn làm chủ nhiệm. Từ khi thành lập đến nay, các thành viên CLB đã xây dựng đề án hợp tác xã thanh niên phát triển dịch vụ nuôi cá trên lòng hồ Sơn La và đề án đã được trình lên Ban Bí thư Trung ương Đoàn xin kinh phí hỗ trợ vốn ban đầu.
Với 49 đội viên của tỉnh Sơn La, trong đó có 41 đội viên nam, 8 đội viên nữ chỉ có 9 đồng chí đảng viên, ngay khi về cơ sở 20 đồng chí nhận phụ trách kinh tế còn lại phụ trách văn hóa là 29 đồng chí.
Ở tỉnh Yên Bái, các trí thức trẻ đã tích cực cùng với đoàn viên thanh niên và nhân dân địa phương tham gia trồng 130ha cây Sơn Tra ở huyện Trạm Tấu; vận động nhân dân chuyển đổi trồng lúa, sắn trên đất bạc màu sang trồng hơn 22ha Ngô lai ở Pá Hu – huyện Trạm Tấu.
Nhiều ý kiến đến từ các Tỉnh Đoàn có đội viên tham gia Dự án 600 tại tỉnh đã khẳng định các Phó Chủ tịch xã trẻ luôn tích cực, chủ động dám nghĩ, dám làm tại xã nghèo ngay từ giai đoạn đầu của Dự án. Trong số đó, có nhiều đội viên đã bước đầu mang lại những hiệu quả ban đầu, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận.
Khẳng định vai trò của các trí thức trẻ nơi gian khó ở xã nghèo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn Sơn La Lường Trung Hiếu hồ hởi cho biết, ở 5 huyện 30a của tỉnh có đội viên Dự án 600 đã thành lập được các CLB trí thức trẻ. Riêng huyện Quỳnh Nhai, CLB trí thức trẻ do đồng chí Bí thư huyện Đoàn làm chủ nhiệm. Từ khi thành lập đến nay, các thành viên CLB đã xây dựng đề án hợp tác xã thanh niên phát triển dịch vụ nuôi cá trên lòng hồ Sơn La và đề án đã được trình lên Ban Bí thư Trung ương Đoàn xin kinh phí hỗ trợ vốn ban đầu.
Với 49 đội viên của tỉnh Sơn La, trong đó có 41 đội viên nam, 8 đội viên nữ chỉ có 9 đồng chí đảng viên, ngay khi về cơ sở 20 đồng chí nhận phụ trách kinh tế còn lại phụ trách văn hóa là 29 đồng chí.
Ở tỉnh Yên Bái, các trí thức trẻ đã tích cực cùng với đoàn viên thanh niên và nhân dân địa phương tham gia trồng 130ha cây Sơn Tra ở huyện Trạm Tấu; vận động nhân dân chuyển đổi trồng lúa, sắn trên đất bạc màu sang trồng hơn 22ha Ngô lai ở Pá Hu – huyện Trạm Tấu.
Bí thư Trung ương Đoàn Đặng Quốc Toàn phát biểu tại Hội nghị giao ban |
“Hiện các đội viên đã và đang nghiên cứu xây dựng đề án trồng cây dự án vùng cao và đã có một số đề án hoàn thành, dự kiến thời gian tới sẽ được triển khai” Bí thư Tỉnh Đoàn Yên Bái Nông Việt Yên cho biết những kết quả bước đầu của các trí thức trẻ đạt được.
Có thể thấy, các đội viên đã luôn tích cực tham mưu cho Chủ tịch xã về các vấn đè liên quan đến nông, lâm nghiệp; chỉ đạo các chương trình, dự án về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; trực tiếp xuống các bản, thôn tìm hiểu thực trang kinh tế - xã hội; phối kết hợp với tổ chuyên môn – kỹ thuật 30a, cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn về kỹ thuật, vận động người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đưa giống mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, thông qua kiến thức đã học, đi thực tế và trực tiếp làm Phó chủ tịch xã tại địa phương, nhiều đội viên đã đề xuất được nhiều đề án tại cơ sở có giá trị, được địa phương ghi nhận.
Là một trong 20 tỉnh thực hiện Dự án, đây là cơ hội giúp các xã nghèo, huyện nghèo của tỉnh giảm nghèo bền vững. Thông qua tuyển chọn, Lào Cai hiện có 34 trí thức trẻ công tác tại 3 huyện nghèo 30a đó là: Bắc Hà, Mường Khương và Si Ma Cai. Bí thư Tỉnh Đoàn Giàng Thị Dung cho biết, tỉnh đã nhận được 58 hồ sơ đăng ký tham gia dự án, trong đó có 34 là người dân tộc địa phương và 11 người là tỉnh khác.
Theo đồng chí Dung, các đội viên là người địa phương sẽ có thuận lợi hiểu được phong tục tập quán, nhận được sự chia sẻ và đồng cảm của chính quyền địa phương.
Với Lào Cai, trong số 34 trí thức trẻ thì có đến 9 trí thức trẻ được đánh giá xuất sắc của giai đoạn I, như: đội viên Ninh Thị Kim Thảo – Phó chủ tịch xã Bản Xen, huyện Mường Khương phụ trách nông, lâm nghiệp với dự án nhân rộng mô hình trồng chè San; đội viên Tráng Seo Pao – Phó chủ tịch xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà phụ trách công tác xây dựng nông thôn mới đã triển khai thực hiện đề án đường liên gia tại xã; Phó Chủ tịch xã trẻ ở huyện Si Ma Cai đã triển khai tốt đề án nuôi lợn đen bản địa tại địa phương, bản thân đồng chí đã học gần xong Thạc sỹ tại Hà Nội và đã phối hợp các thầy giáo của Trường Đại học Nông nghiệp triển khai nhiều thực hiện nhiều chương trình tại xã.
Có một thực tế hiện nay nhiều bạn trẻ công tác tại địa phương đã không phát huy hiệu quả bằng người nơi khác về công tác. Theo Bí thư Tỉnh Đoàn Cao Bằng Bế Minh Đức cho rằng, các bạn trẻ của địa phương có thuận lợi hơn là biết tiếng, am hiểu phong tục tập quán nhưng lại không chủ đông, thâm chí có sự ỷ lại. chông trờ nên không phát huy được hiệu quả trong công việc.
Khó khăn vẫn còn …
Tuy bước đầu khó khăn về ngôn ngữ, phong tục đã được khắc phục, tuy nhiên các Phó Chủ tịch xã trẻ cũng gặp không ít khó khăn về điều kiện sinh hoạt, thiếu trang thiết bị làm việc; thiếu thông tin, tài liệu và bất đồng về ngôn ngữ chủ yếu là tiếng đồng bào dân tộc thiểu số; … Bí thư Tỉnh Đoàn Cao Bằng Bế Minh Đức cho biết, tỉnh Cao Bằng có 44 đội viên Dự án 600 và bước đầu đã thực hiện đầy đủ các nội dung của Dự án. Tuy nhiên thực tế ở các xã của Cao Bằng vẫn chưa có nhà công vụ dành cho đội viên, nhiều đội viên đã sử dụng nơi làm việc thành nơi để ngủ.
Cũng về những khó khăn của trí thức trẻ, đồng chí Lường Trung Hiếu – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn Sơn La trao đổi thêm, trong thời gian đi thực tế 5 tuần, đa số đội viên đã xây dựng đề án phát triển kinh tế, nhưng khi nhận quyết định phân công về công tác tại xã lại được phụ trách mảng văn hóa - xã hội, do đó một số đề án đã không được triển khai tại cơ sở.
Qua theo dõi trí thức trẻ công tác tại các xã nghèo của tỉnh, Bí thư Tỉnh Đoàn Giàng Thị Dung đưa ra ý kiến, thực tế tại xã có nhiều cán bộ xã tuổi khá cao, trình độ trung cấp, thậm chí THCS trở lên, nên suy nghĩ của trí thức trẻ khi đề xuất đã chưa nhận được sự ủng hộ cao của cán bộ trong xã.
Tỉnh Kon Tum có 02 huyện 30a được đón 18 đội viên tham gia Dự án về công tác tại xã và 18 đồng chí đã được kết nạp Đảng. Tuy nhiên một số trí thức trẻ khi đi cơ sở tiếp xúc với bà con nhân dân đã gặp khó khăn, khó tiếp cận với bà con dân tộc nguyên nhân chính là do không hiểu biết tiếng dân tộc thiểu số - Bí thư Tỉnh Đoàn Kon Tum Huỳnh Quốc Huy trao đổi.
Khó khăn của trí thức trẻ của tỉnh Bình Định được đồng chí Nguyễn Thanh Bình – Bí thư Tỉnh Đoàn nêu: nhiều đề án được Hội đồng tuyển chọn đánh giá cao khi được các trí thức trẻ đầu tư xây dựng trong thời gian đi thực tế. Tuy nhiên khi triển khai tới cơ sở, bà con đã không ủng hộ. Theo đồng chí Bình là do tư duy cách làm của bà con theo kiểu cũ nên cần tuyên truyền và chuyển giao khoa học kỹ thuật gắn với đề án của trí thức trẻ để giúp bà con hiểu và áp dụng có hiệu quả của đề án.
Ý kiến kéo dài thời gian đi thực tế được Bí thư Tỉnh Đoàn Điện Biên Vừ A Bằng chia sẻ, theo đồng chí Bằng kéo dài thời gian sẽ giúp các trí thức trẻ nắm bắt được tính đặc thù của địa bàn nơi công tác, qua đó xây dựng được đề án phát triển có hiệu quả
Đề xuất mà đồng chi Vừ A Bằng nêu, trong thời gian học tập bồi dưỡng kiến thức nhà nước nên có nội dung về chính sách dân tộc và tôn giáo, nếu các “tân Phó chủ tịch xã” tương lai không nắm được nội dung này sẽ không xác định được nhiệm vụ thực hiện tại xã và đồng nghĩa với việc rất khó bám trụ được ở cơ sở, gần được dân và hoàn thành được nhiệm vụ như mong muốn.
Trung ương Đoàn đã tổ chức Hội nghị giao ban Dự án 600 Phó Chủ tịch xã nhằm đánh giá kết quả công tác tuyên truyền giai đoạn I của Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo. Bí thư Trung ương Đoàn Đặng Quốc Toàn đã chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện các Tỉnh Đoàn, gồm: Bình Định, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Nam và Lâm Đồng có đội viên đang tham gia Dự án. |