Đôi chân và con chữ
00:12 27/06/2014 1355
Công tác tuyên truyền, giáo dục “Lúc nhỏ nhìn mấy đứa bạn trong ấp đi học, thằng Trí cứ đòi đi học, nhưng vợ chồng tui chỉ biết nuốt nước mắt vào trong” - ông Nguyễn Văn An, cha Trí, nhớ lại. Rồi ông bảo bà: “Thôi thì cho con đến coi bạn bè học cho đỡ buồn”.
“Lúc nhỏ nhìn mấy đứa bạn trong ấp đi học, thằng Trí cứ đòi đi học, nhưng vợ chồng tui chỉ biết nuốt nước mắt vào trong” - ông Nguyễn Văn An, cha Trí, nhớ lại. Rồi ông bảo bà: “Thôi thì cho con đến coi bạn bè học cho đỡ buồn”.
Trí đến trường coi bạn bè học chữ, ngấp nghé cửa sổ nhìn vào rồi về nhà nhất quyết “con có thể đi học được”. Để thuyết phục cha mẹ, Trí lấy vở luyện chữ, tập đồ hết bảng chữ cái bằng đôi chân của mình trong sự ngỡ ngàng lẫn xót xa của cả nhà. Ngày được cùng đám bạn đến trường, Trí mừng như mở cờ trong bụng.
Vẫn thấy mình hạnh phúc
Ở nhà, mọi sinh hoạt cá nhân Trí đều tự làm và cả phụ giúp cha mẹ chăn đàn gà, nuôi ếch, bồ câu, nấu cơm: “Em thấy nhiều bạn còn khổ, còn khó hơn mình họ vẫn làm nhiều việc có ích nên cũng thấy được động viên. Em được đến trường, được vui chơi với bạn bè là hạnh phúc rồi”, Trí bộc bạch.
Nhọc nhằn đường đến trường
Khó khăn đầu tiên là cây cầu khỉ cao trên 5m nằm vắt vẻo qua con kênh chạy ngang trước nhà Trí ở ấp Tây An, xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú, An Giang). Người bình thường đi qua đã khó, Trí không có tay để vịn mỗi bước đi còn khó gấp bội. Ngày đầu đến lớp, cô giáo nhìn cậu học trò e ngại vì không biết em sẽ viết như thế nào. Ông An phải theo con vào lớp để thuyết phục cô giáo “con tui nó viết được”, rồi trưng ra bảng tập viết của em ở nhà.
Lớn lên một chút, gia đình ai cũng bận việc đồng áng nên cậu học trò tiểu học phải tự chèo xuồng bằng chân đến trường.
Bây giờ Nguyễn Minh Trí đã là cậu học trò lớp 10A5 Trường THPT Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú). Trí được bố trí một chỗ ngồi đặc biệt với chiếc ghế to hơn bình thường để em có thể vừa ngồi vừa viết. Chỉ trừ ngày đau ốm, còn lại em đều đi học đầy đủ và tự chép bài, kể cả vẽ hình.
Thầy Nguyễn Hoài Nam, chủ nhiệm lớp 10A5, cho biết: “Ấn tượng lớn nhất của tôi là ngày đầu tiên nhập học, thấy em như vậy nên mấy buổi lao động đầu năm học tôi bảo em cứ ở nhà để bạn bè làm. Nhưng cả ba buổi em đều có mặt đầy đủ và cùng quét sân, dọn bàn ghế như bao bạn khác. Tôi cũng chưa nghe em than phiền gì về những khó khăn của bản thân, chỉ thấy ở em sự phấn đấu không mệt mỏi”.
Được tiếp sức
Trí cho biết tuy được đến trường, có bạn bè nhưng nhiều lúc cũng mặc cảm với bản thân. Suy nghĩ của cậu học trò miền sông nước chỉ thật sự thay đổi khi em được mời lên TP.HCM trong một chương trình giao lưu với những người khuyết tật vượt lên số phận.
Trí bày tỏ: “Em đã đọc, đã biết nhiều về thầy Nguyễn Ngọc Ký dùng chân viết nên số phận. Nhưng khi gặp thầy, nói chuyện và được thầy tiếp thêm sức, em mới thật sự thấy cơ hội vẫn dành cho mình nếu biết nắm lấy”.
Một mạnh thường quân biết hoàn cảnh đã tặng em một máy vi tính. Em coi nó như người bạn thân và bắt đầu làm quen dần với quyết tâm bước vào ngưỡng cửa ĐH, theo chuyên ngành công nghệ thông tin.ca si le roi , con mua ngang qua ca si le roi , ipad wallpaper
Tweet
Nguyễn Minh Trí đang làm bài tập - Ảnh: Phi Long
Trí đến trường coi bạn bè học chữ, ngấp nghé cửa sổ nhìn vào rồi về nhà nhất quyết “con có thể đi học được”. Để thuyết phục cha mẹ, Trí lấy vở luyện chữ, tập đồ hết bảng chữ cái bằng đôi chân của mình trong sự ngỡ ngàng lẫn xót xa của cả nhà. Ngày được cùng đám bạn đến trường, Trí mừng như mở cờ trong bụng.
Vẫn thấy mình hạnh phúc
Ở nhà, mọi sinh hoạt cá nhân Trí đều tự làm và cả phụ giúp cha mẹ chăn đàn gà, nuôi ếch, bồ câu, nấu cơm: “Em thấy nhiều bạn còn khổ, còn khó hơn mình họ vẫn làm nhiều việc có ích nên cũng thấy được động viên. Em được đến trường, được vui chơi với bạn bè là hạnh phúc rồi”, Trí bộc bạch.
Nhọc nhằn đường đến trường
Khó khăn đầu tiên là cây cầu khỉ cao trên 5m nằm vắt vẻo qua con kênh chạy ngang trước nhà Trí ở ấp Tây An, xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú, An Giang). Người bình thường đi qua đã khó, Trí không có tay để vịn mỗi bước đi còn khó gấp bội. Ngày đầu đến lớp, cô giáo nhìn cậu học trò e ngại vì không biết em sẽ viết như thế nào. Ông An phải theo con vào lớp để thuyết phục cô giáo “con tui nó viết được”, rồi trưng ra bảng tập viết của em ở nhà.
Lớn lên một chút, gia đình ai cũng bận việc đồng áng nên cậu học trò tiểu học phải tự chèo xuồng bằng chân đến trường.
Bây giờ Nguyễn Minh Trí đã là cậu học trò lớp 10A5 Trường THPT Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú). Trí được bố trí một chỗ ngồi đặc biệt với chiếc ghế to hơn bình thường để em có thể vừa ngồi vừa viết. Chỉ trừ ngày đau ốm, còn lại em đều đi học đầy đủ và tự chép bài, kể cả vẽ hình.
Thầy Nguyễn Hoài Nam, chủ nhiệm lớp 10A5, cho biết: “Ấn tượng lớn nhất của tôi là ngày đầu tiên nhập học, thấy em như vậy nên mấy buổi lao động đầu năm học tôi bảo em cứ ở nhà để bạn bè làm. Nhưng cả ba buổi em đều có mặt đầy đủ và cùng quét sân, dọn bàn ghế như bao bạn khác. Tôi cũng chưa nghe em than phiền gì về những khó khăn của bản thân, chỉ thấy ở em sự phấn đấu không mệt mỏi”.
Được tiếp sức
Trí cho biết tuy được đến trường, có bạn bè nhưng nhiều lúc cũng mặc cảm với bản thân. Suy nghĩ của cậu học trò miền sông nước chỉ thật sự thay đổi khi em được mời lên TP.HCM trong một chương trình giao lưu với những người khuyết tật vượt lên số phận.
Trí bày tỏ: “Em đã đọc, đã biết nhiều về thầy Nguyễn Ngọc Ký dùng chân viết nên số phận. Nhưng khi gặp thầy, nói chuyện và được thầy tiếp thêm sức, em mới thật sự thấy cơ hội vẫn dành cho mình nếu biết nắm lấy”.
Một mạnh thường quân biết hoàn cảnh đã tặng em một máy vi tính. Em coi nó như người bạn thân và bắt đầu làm quen dần với quyết tâm bước vào ngưỡng cửa ĐH, theo chuyên ngành công nghệ thông tin.ca si le roi , con mua ngang qua ca si le roi , ipad wallpaper