Dấu ấn tri thức trẻ trên quê hương Bình Định
16:12 06/10/2016 3373
Công tác tuyên truyền, giáo dục Web.ĐTN: Được đưa về những xã đặc biệt khó khăn, nơi mà đời sống của bà con nơi đây còn nhiều thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng hơn hết với nhiệt huyết của tuổi trẻ, những trí thức trẻ đã có những bước đầu thành công và để lại những dấu ấn cũng như tình cảm trong lòng bà con nhân dân.
Anh Nguyễn Xuân Đào - Phó Chủ tịch UBND xã An Toàn, tỉnh Bình Định đã mạnh dạng áp dụng mô hình trồng cây lúa lai trên cánh đồng mẫu lớn. Là người năng động nhiệt tình với công việc sau khi ra trường anh đã đi làm được 01 năm với mức lương ổn định nhưng anh muốn cống hiến sức trẻ cho quê hương, vì thế anh đã mạnh dạng nộp hồ sơ và trình bày dự án của mình.
Với mô hình áp dụng giống lúa lai trên cánh đồng mẫu lớn vào 2 vụ đông, xuân và hè, thu kết quả bước đầu thu được thấy rõ. Năng suất lúa từ trước năm 2012 tại xã là 45 tạ/ha khi áp dụng trồng xen kẽ lúa lai và áp dụng những khoa học kỹ thuật trồng lúa theo công nghệ với quy trình hiện đại đã giúp tăng năng suất lên đáng kể 62 tạ/ha khi thu hoạch vụ đông - xuân và hè - thu với năng suất tăng qua từng năm anh đã vận động và thuyết phục được 100% bà con nhân dân nơi đây trồng lúa lai để phát triển nông nghiệp lâu dài. Với mô hình chuyển đổi đất từ trồng mì sang trồng ngô lai đạt năng suất 25 tạ/ha. Từ năm 2014 đến nay người dân không còn đập lúa bằng tay, cắt bằng liềm, mà nay đã sử dụng máy cắt lúa cầm tay và máy tuốt; nhiều hộ mạnh dạng đã đưa máy làm đất vào sử dụng và đem lại hiệu quả. Với khuôn mặt hiền và nụ cười luôn nở trên môi, anh cùng bà con nơi đây lội ruộng băng qua những cánh đồng giữa trưa nắng để cùng các cán bộ khuyến nông giúp bà con “cứu lúa” khi bị dịch bệnh và sâu rầy nặng. Hay những ngày với cái rét cắt da, anh đã đến từng hộ dân hướng dẫn cho bà con kỹ thuật tránh rét cho bò và vật nuôi, thế mới thấy được tấm lòng và tâm huyết của cán bộ trẻ nơi đây.
Với mô hình áp dụng giống lúa lai trên cánh đồng mẫu lớn vào 2 vụ đông, xuân và hè, thu kết quả bước đầu thu được thấy rõ. Năng suất lúa từ trước năm 2012 tại xã là 45 tạ/ha khi áp dụng trồng xen kẽ lúa lai và áp dụng những khoa học kỹ thuật trồng lúa theo công nghệ với quy trình hiện đại đã giúp tăng năng suất lên đáng kể 62 tạ/ha khi thu hoạch vụ đông - xuân và hè - thu với năng suất tăng qua từng năm anh đã vận động và thuyết phục được 100% bà con nhân dân nơi đây trồng lúa lai để phát triển nông nghiệp lâu dài. Với mô hình chuyển đổi đất từ trồng mì sang trồng ngô lai đạt năng suất 25 tạ/ha. Từ năm 2014 đến nay người dân không còn đập lúa bằng tay, cắt bằng liềm, mà nay đã sử dụng máy cắt lúa cầm tay và máy tuốt; nhiều hộ mạnh dạng đã đưa máy làm đất vào sử dụng và đem lại hiệu quả. Với khuôn mặt hiền và nụ cười luôn nở trên môi, anh cùng bà con nơi đây lội ruộng băng qua những cánh đồng giữa trưa nắng để cùng các cán bộ khuyến nông giúp bà con “cứu lúa” khi bị dịch bệnh và sâu rầy nặng. Hay những ngày với cái rét cắt da, anh đã đến từng hộ dân hướng dẫn cho bà con kỹ thuật tránh rét cho bò và vật nuôi, thế mới thấy được tấm lòng và tâm huyết của cán bộ trẻ nơi đây.
Trí thức trẻ hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi cho nhân dân (Ảnh minh họa - nguồn Internet) |
Được nhận nhiệm vụ là Phó Chủ tịch xã An Quang một xã mà 100% là người dân tộc Bana, bước đầu làm quen với công việc, đối với anh Võ Văn Chương thì thử thách khó nhất trước hết là văn hóa giao tiếp. Chính ngôn ngữ khác biệt khiến anh đã gặp không ít trở ngại khi về công tác tại địa phương, với dự án giải quyết việc làm cho nguồn lao động tại xã nhưng vì điều kiện tại địa phương còn thiếu thốn vì thế anh chỉ có thể phối hợp với các ngành khác để giúp đỡ việc làm cho người lao động nơi đây. Những mong muốn và nguyện vọng của người dân nơi đây đã làm anh nhiều đêm thức trắng suy nghĩ và trăn trở tìm giải pháp nâng cao đời sống cho nhân dân. Được sự giúp đỡ của lãnh đạo địa phương và chương trình khuyến nông 30A anh đã mạnh dạng đưa vào trồng cây tiêu tại địa phương với hy vọng cây tiêu trong thời gian tới sẽ giúp đời sống của bà con nơi đây khởi sắc hơn. Bên cạnh đó, anh còn giúp bà con tiếp cận kỹ thuật nuôi gà an toàn và trồng cây keo lai, đến nay diện tích đã được nhân rộng trong toàn xã.
Anh Chương chia sẻ: “Đã có lúc tôi đã nghĩ mình không thể làm và đạt được những kết quả đáng mừng như ngày hôm nay, vì sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ nhận thức của bà con nhân dân nên rất khó triển khai những mô hình mà mình đã nghiên cứu và ấp ủ. Vì thế, để người dân nơi đây tin tưởng và làm theo những lời mình truyền đạt tôi đã bỏ rất nhiều thời gian để tìm hiểu phong tục, tập quán, nếp ăn, nếp ở của người dân thì tôi mới có thể làm cho bà con tin và làm theo mình. Và tôi cũng rút ra một kinh nghiệm từ bản thân để có thể đạt được như ngày hôm nay đó là “khi mình có một cái tâm và đam mê với công việc của mình thì lúc đó mình sẽ thành công trong tất cả mọi lĩnh vực. Còn đường phía trước còn rất dài điều tôi mong muốn nhất là Nhà nước hỗ trợ vốn để tôi có thể thực hiện những dự án trong những năm tiếp theo góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp”.
Còn với đội viên Đinh Khư, người Bana (quê ở thị trấn Vĩnh Thạnh) - Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim thì “nhịp điệu” công việc là sáng thứ 2 đi, chiều thứ 6 về, vượt quãng đường 40km đèo dốc quanh co. Vốn tốt nghiệp ĐH ngành kinh tế nông nghiệp, lại từng có thời gian làm việc tại Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh, nên anh Khư được phân công phụ trách kinh tế. Anh cho biết: “Tôi được lãnh đạo xã phân công cán bộ có thâm niên hướng dẫn, giúp đỡ, cử tham dự các cuộc họp ở các làng để nắm tình hình bà con trong xã. Thời gian qua, tôi đã tham gia chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn bà con cách làm đất, gieo sạ đúng lịch thời vụ”.
Các đội viên trong dự án đã cùng ở cùng lao động sản xuất với bà con nhân dân tại những vùng khó khăn vì vậy họ rất thấu hiểu được những vất vả mà nhân dân gặp phải (Ảnh minh họa - nguồn Internet) |
Đội viên Lê Thị Kim Anh quê ở Thanh Hóa đã được Hội đồng nhân dân xã Canh Thuận, bầu bổ sung vào chức danh Phó Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ 2011- 2016. Bắt tay vào việc, với nhiệm vụ được phân công là phụ trách văn hóa - xã hội, Kim Anh đã tham gia công tác chỉ đạo chuẩn bị cho năm học mới và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Ở nơi làm việc mới, Kim Anh may mắn được một người dân cho mượn hẳn một căn nhà để ở. Chị tâm sự: “Tôi thấy đời sống bà con mình vẫn còn nhiều vất vả. Sắp tới, tôi sẽ cố gắng để thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở các làng nhằm đưa xã Canh Thuận được công nhận là xã văn hóa”.
Các đội viên trong dự án đã cùng ở cùng lao động sản xuất với bà con nhân dân tại những vùng khó khăn họ thấu hiểu được những vất vả mà nhân dân gặp phải khi rơi vào tình trạng được mùa lại mất giá không có đầu ra cho sản phẩm, vì thế anh Phan Trọng Thảo hiện nay là Phó Chủ tịch xã Canh Hiển đang trăn trở tìm đầu ra cho sản phẩm khi mà những dự án đang thực hiện nhưng lại không thể phát triển lâu dài vì không thể có đầu ra như mô hình trồng nấm sò tại địa phương. Thất bại nhưng không nản chí anh lại tiếp tục áp dụng những mô hình mới như trồng cây keo lai và trồng rau sạch. Có dự án có quyết tâm nhưng nguồn vốn là vấn đề khá khó khăn nếu muốn thực hiện dự án thành công. Anh rất mong muốn Ban Chỉ đạo Dự án 600 tri thức trẻ thành lập một quỹ riêng dành cho các đội viên để hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn cho đội viên thực hiện dự án.
Có thể thấy, dù điều kiện còn nhiều vất vả, khó khăn song đội ngũ trí thức trẻ vẫn luôn giữ trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, những hoài bão và khát vọng đem tri thức đến vùng sâu, vùng xa. Với mục tiêu ấy con người là trung tâm, đội ngũ tri thức trẻ của tỉnh Bình Định những năm qua đã có nhiều đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội của các địa phương như tăng năng suất lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo; diện mạo thôn bản ngày càng đổi mới... góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh.