Cô giáo thành Phó chủ tịch xã tham gia phát triển kinh tế
13:46 15/12/2015 1505
Công tác tuyên truyền, giáo dục Web.ĐTN: Rời cổng trường Đại học Sư phạm với tấm bằng loại khá, gia đình và bạn bè ai cũng nghĩ Trần Thị Hương (Chí Viễn, Trùng Khánh, Cao Bằng) sẽ theo nghiệp “gõ đầu trẻ”. Thế nhưng cái “duyên nghề” đã đưa cô đến vùng đất mang tên Nam Quang với chức danh là Phó Chủ tịch UBND xã.
Nam Quang là xã đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Ai đã từng đặt chân đến Nam Quang cũng sẽ giật mình vì “Đường lên Nam Quang sao mà khó thế?”. Từ trung tâm huyện đến xã chỉ có 12 km nhưng phải đi xe qua một cái đèo tưởng chừng như đang leo lên trên những vách núi đá. Đối với những người đi lần đầu, vượt được đèo đã là kỳ tích nhưng muốn đến UBND xã phải qua hai đoạn suối. Xã có 10 xóm hành chính với 560 hộ; 3.115 nhân khẩu; 05 dân tộc anh em cùng sinh sống là Tày, Nùng, HMông, Dao, Sán Chỉ. Trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn.
Về xã nhận nhiệm vụ phụ trách lĩnh vực kinh tế, ngược hẳn với kiến thức được học, Hương trăn trở làm thế nào để phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Qua khảo sát thực tế tại xã, Hương thấy có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi nên đã mạnh dạn xây dựng một mô hình và một đề án. Hương tâm sự: “Nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch xã phụ trách mảng kinh tế, ban đầu tôi gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu kinh nghiệm quản lý, điều hành, nhưng nhờ có sự tạo điều kiện, giúp đỡ của đồng nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Chủ tịch UBND xã và sự ủng hộ của nhân dân địa phương tôi đã quen dần với công việc".
Về xã nhận nhiệm vụ phụ trách lĩnh vực kinh tế, ngược hẳn với kiến thức được học, Hương trăn trở làm thế nào để phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Qua khảo sát thực tế tại xã, Hương thấy có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi nên đã mạnh dạn xây dựng một mô hình và một đề án. Hương tâm sự: “Nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch xã phụ trách mảng kinh tế, ban đầu tôi gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu kinh nghiệm quản lý, điều hành, nhưng nhờ có sự tạo điều kiện, giúp đỡ của đồng nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Chủ tịch UBND xã và sự ủng hộ của nhân dân địa phương tôi đã quen dần với công việc".
Phó Chủ tịch UBND xã Nam Quang Trần Thị Hương, người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên từ vùng đất biên cương thuộc xã Chí Viễn (Trùng Khánh) |
Hương đưa ra mô hình thí điểm trồng ngô lai vụ Hè thu, do nhận thấy ở Nam Quang, ngô là cây lương thực đứng vị trí thứ hai sau cây lúa. Trong cơ cấu diện tích trồng cây lương thực của xã, cây ngô chiếm vị trí thứ nhất (chiếm trên 50% diện tích trồng cây lương thực). Sản phẩm của cây ngô ngoài sử dụng làm lương thực còn được dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm, nấu rượu… Tuy nhiên việc sản xuất ngô còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, việc sử dụng giống và trình độ thâm canh của người dân còn nhiều hạn chế, vì vậy năng suất ngô trung bình hàng năm của xã chỉ đạt khoảng 25 tạ/ha.
Phó Chủ tịch xã đã mạnh dạn xây dựng mô hình thí điểm trồng ngô lai vụ Hè thu và phối hợp với Đoàn thanh nhiên, tri thức trẻ của xã triển khai, thời gian đầu, do tác động của điều kiện khách quan nên không đạt hiệu quả như kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, mô hình đã tạo ra phong trào trồng ngô vụ Hè thu cho nhân dân trên địa bàn xã.
Ngoài mô hình kinh tế, Hương xây dựng đề án “Lai giữa lợn nái Móng cái và lợn đực đen địa phương” và được chính quyền địa phương phê duyệt, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đặc biệt hơn nữa là được trại lợn cấp 1 Đức Chính thuộc công ty phần Giống và thức ăn chăn nuôi Cao Bằng hỗ trợ một đôi lợn giống. Hiện nay mô hình đang được triển khai trên địa bàn xã, góp phần cải hiện đời sống của nhân dân trên địa bàn.
Phó Chủ tịch xã chia sẻ, từ ngày về nhận nhiệm vụ tại xã. Khoảng thời gian không phải là dài nhưng cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với bà con đã giúp Hương hiểu hơn về nỗi vất vả của người dân nơi đây; càng thấu hiểu sâu sắc hơn về sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, dành cho những vùng đặc biệt khó khăn như Nam Quang. Hương tự nhận thấy, bản thân cần tích cực phấn đấu học tập và rèn luyện để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Hương cũng cho rằng, mỗi người cần kiên định với mục tiêu mà mình đã chọn, phải hòa mình vào quần chúng, biết cách đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân; phát huy bản lĩnh của người trẻ dấn thân ấp ủ tinh thần “Xây hoài lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”./.
Trần Thị Hương là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên từ vùng đất biên cương thuộc xã Chí Viễn (Trùng Khánh), những năm học phổ thông, Hương là học sinh khá, giỏi của trường. Ngoài thành tích học tập, Hương nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường. Sau khi tốt nghiệp THPT, Hương thi đỗ vào Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và tốt nghiệp với tấm bằng loại khá. Khi được biết có Dự án 600 trí thức trẻ ưu tú có trình độ đại học về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo của cả nước, Hương nộp hồ sơ tham gia và trở thành một trong 44 đội viên trúng tuyển Phó Chủ tịch xã của tỉnh Cao Bằng, nhận công tác tại UBND xã Nam Quang (Bảo Lâm). |