Chiến thắng nỗi đau bằng đôi tay tật nguyền
08:52 03/08/2011 2454
Công tác tuyên truyền, giáo dục Dù mang trong mình nỗi đau bệnh tật nhưng chàng trai Lê Quang Lĩnh ở phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh) luôn thể hiện khát khao sống mãnh liệt. Từ đôi tay tật nguyền, Lĩnh đã làm lay động lòng người bằng những nét vẽ mang tính nhân văn sâu sắc.
Tuổi thơ không bình lặng
Sinh năm 1986, Lê Quang Lĩnh phải trải qua một tuổi thơ đầy khó khăn và bất hạnh. Từ nhỏ, Lĩnh bị tàn tật, không đi lại, không nói năng được như người bình thường khác. Thế nhưng, Lĩnh đã vượt lên nỗi đau, chiến thắng bệnh tật để xây dựng một cuộc sống thật có ý nghĩa.
Gặp Lĩnh trong căn phòng nhỏ, dù cố gắng lắng nghe nhưng chúng tôi vẫn không thể hiểu hết được những lời Lĩnh nói. Bác Lê Quang Việt (bố Lĩnh) cho biết, khi Lĩnh được 1 tuổi thì bất ngờ bị lên cơn sốt đột ngột.
Sau cơn sốt đó, Lĩnh bắt đầu biểu hiện chứng co cơ, miệng nói không thành tiếng. Dù gia đình đã đưa Lĩnh đi chữa chạy khắp nơi nhưng tiền thì bay qua cửa mà bệnh tình của Lĩnh không mấy khá hơn. Hiểu được rằng, số phận đã an bài với con mình, ông Việt đành đưa con về nhà để tiện chăm sóc.
Dù chân tay co quắp lại, nhưng ngày ngày ông Việt vẫn đạp xe chở Lĩnh đến trường theo học như bao bạn bè cùng trang lứa. Ông Việt nghĩ rằng có đi học, Lĩnh mới nhận thức được những gía trị trong cuộc sống. Thế rồi, học đến lớp 5, thấy con mình không theo được với các bạn, ông Việt đành cho Lĩnh ở nhà.
Thời gian ở nhà, ông Việt cho Lĩnh học vẽ, và cũng từ đây, Lĩnh mới tìm ra được nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Lĩnh đến với hội họa bằng sự bức bí của số phận nhưng hội hoạ lại mở ra một cánh cửa về tâm hồn, nuôi sống con người Lĩnh, để Lĩnh dám bước tiếp trên những chặng đường chất đầy gian nan thử thách phía trước.
Sinh năm 1986, Lê Quang Lĩnh phải trải qua một tuổi thơ đầy khó khăn và bất hạnh. Từ nhỏ, Lĩnh bị tàn tật, không đi lại, không nói năng được như người bình thường khác. Thế nhưng, Lĩnh đã vượt lên nỗi đau, chiến thắng bệnh tật để xây dựng một cuộc sống thật có ý nghĩa.
Gặp Lĩnh trong căn phòng nhỏ, dù cố gắng lắng nghe nhưng chúng tôi vẫn không thể hiểu hết được những lời Lĩnh nói. Bác Lê Quang Việt (bố Lĩnh) cho biết, khi Lĩnh được 1 tuổi thì bất ngờ bị lên cơn sốt đột ngột.
Sau cơn sốt đó, Lĩnh bắt đầu biểu hiện chứng co cơ, miệng nói không thành tiếng. Dù gia đình đã đưa Lĩnh đi chữa chạy khắp nơi nhưng tiền thì bay qua cửa mà bệnh tình của Lĩnh không mấy khá hơn. Hiểu được rằng, số phận đã an bài với con mình, ông Việt đành đưa con về nhà để tiện chăm sóc.
Dù chân tay co quắp lại, nhưng ngày ngày ông Việt vẫn đạp xe chở Lĩnh đến trường theo học như bao bạn bè cùng trang lứa. Ông Việt nghĩ rằng có đi học, Lĩnh mới nhận thức được những gía trị trong cuộc sống. Thế rồi, học đến lớp 5, thấy con mình không theo được với các bạn, ông Việt đành cho Lĩnh ở nhà.
Thời gian ở nhà, ông Việt cho Lĩnh học vẽ, và cũng từ đây, Lĩnh mới tìm ra được nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Lĩnh đến với hội họa bằng sự bức bí của số phận nhưng hội hoạ lại mở ra một cánh cửa về tâm hồn, nuôi sống con người Lĩnh, để Lĩnh dám bước tiếp trên những chặng đường chất đầy gian nan thử thách phía trước.
|
Học vẽ đối với người bình thường đã khó, đối với chàng trai có đôi tay không lành lặn như Lĩnh lại càng khó khăn gấp bội phần. Để có thể cầm bút vẽ, Lĩnh phải rèn luyện kiên tính kiên nhẫn và chịu khó.
Ông Việt kể: “Nhiều lúc thấy cháu chăm chỉ, siêng năng luyện tập mà tui không cầm được nước mắt. Số phận nó không được may mắn như bạn bè nhưng đổi lại, ở Lĩnh lại có được nghị lực mãnh liệt và niềm đam mê với hội họa sâu sắc. Nhiều hôm, nó tập vẽ nhiều quá đến nỗi cánh tay cứ co rút lại, đau đớn nhưng nó vẫn quyết tâm không bỏ cuộc”.
…và những khát khao
Hiểu được niềm đam mê của con, bố mẹ Lĩnh cũng chắt chiu từng đồng lương ít ỏi để sắm sửa các dụng cụ vẽ cho con. Nhắc đến vẽ, đôi mắt Lĩnh như sáng rực lên. Lĩnh chỉ tay về những bức vẽ treo đầy trên tường cởi mở: “Tôi tìm đến vẽ để thấy được mình trong những bức tranh đó và cũng muốn thông qua bức tranh đó để nói lên nhiều cảnh ngộ gặp khó khăn như tôi trong cuộc sống. Những đằng sau mỗi bức tranh đó là cả một nghị lực vượt lên số phận. Mỗi nét vẽ là mỗi nguồn sống của tôi”.
Tranh của Lĩnh tươi sáng hồn nhiên và ẩn chứa những ý tưởng gây xúc động cho người xem. Trong con người vẻ bên ngoài không được bình thường ấy, một trái tim thánh thiện, nhân từ và khát khao vươn tới ánh sáng vẫn đập mãnh liệt.
Dù đến với nghệ thuật chỉ mong muốn được chia sẽ với mọi người nhưng Lĩnh lại gặt được rất nhiều thành công. Năm 2002, Lĩnh tham gia cuộc thi vẽ tranh "Chiến thắng nỗi đau” , và anh đã giành giải Nhất với bức tranh mang chủ đề “Mùa chim làm tổ”.
|
Nội dung bức tranh gửi gắm ước mơ của những đứa trẻ bị chất độc màu da cam một ngày nào đó có thể tụ họp bên nhau, cùng chia sẻ, cố gắng vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Rồi những cuộc triển lãm tranh trong tỉnh cũng như khu vực, Lĩnh đều tham gia và được đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, đó chỉ mới là những món quà tinh thần, còn những khó khăn mà Lĩnh đang gặp phải luôn khiến anh trăn trở. Lĩnh đã có gia đình và một cháu trai kháu khỉnh. Đôi vai khuyết tật dù có trải rộng đến đâu cũng chưa đủ gánh vác trách nhiệm của một người chồng, người cha trong gia đình. Anh luôn ao ước được có đủ sức lực được cống hiến hết mình cho nghệ thuật và có thể lo phần nào cuộc sống cho gia đình nhỏ bé của mình.
Hiện tại, Lĩnh đang tập trung vẽ hàng chục bức tranh bột màu trên giấy trắng, đó là những bức trang thể hiện khát vọng vươn lên vượt qua nỗi đau bệnh tật. “Tôi rất muốn tổ chức một cuộc triển lãm tranh về chủ đề này để mọi người hiểu thêm về họ và có thể chia sẻ một phần giúp đỡ họ vượt qua nỗi đau nhưng cần nhà tài trợ để thực hiện được. Đó là ước nguyện lớn nhất hiện nay của tôi”, một khát khao cháy bỏng hiển lên trên khuôn mặt Lĩnh.