Chiến thắng bệnh tật, “chàng trai da cam” đỗ điểm cao vào ĐH
09:55 24/08/2011 2904
Công tác tuyên truyền, giáo dục Cao 1,72m nhưng chỉ nặng 37kg do mang trong mình di chứng chất độc da cam, nhưng với nỗ lực phi thường của bản thân đã giúp Trịnh Đình Anh đạt được mơ ước của mình khi thi đỗ vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân với 26,5 điểm.
Vượt lên số phận
Tìm về thôn 3, xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa hỏi thăm nhà em Trịnh Đình Anh thì từ đầu xã ai cũng biết. Bởi với nhiều người bị chất độc da cam để sống như người bình thường cũng đã khó, nhưng với Trịnh Đình Anh, không những vượt lên số phận mà em còn nỗ lực trong học tập và ghi danh mình vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân với điểm số cao khiến bạn bè và thầy cô nể phục.
Những ngày qua, căn nhà nhỏ nằm cuối xóm của gia đình em Đình Anh lúc nào cũng đông bạn bè và hàng xóm đến chia vui và chúc mừng với kết quả mà Đình Anh đã đạt được trong kỳ thi đại học vừa qua.
Tiếp chúng tôi, vợ chồng ông Trịnh Đình Ly và bà Đoàn Thị Nguyệt rất phấn khởi bởi cậu con trai đã không phụ tấm lòng và sự chăm sóc của bố mẹ khi thi đỗ vào đại học.
Bác Ly kể lại, cuối năm 1972, bác nhập ngũ vào chiến đấu ở Bình Long, Phước Long. Cuối năm 1975 bác được tập kết ra Bắc và đến năm 1978 thì lập gia đình cùng bác Đoàn Thị Nguyệt. Vợ chồng bác có với nhau 3 mặt con. Hiện hai cô con gái đầu đã lập gia đình ra ở riêng.
Em Trịnh Đình Anh là con trai út trong gia đình. Từ ngày mới sinh ra, cơ thể em yếu ớt và đau ốm thường xuyên. Thương con, hai bác đưa con đi bệnh viện điều trị. Nhưng cũng chỉ được một thời gian rồi bệnh tình em lại tái phát mà không biết được nguyên nhân. Đến năm 4 tuổi, mặc dù ít phải đi viện hơn nhưng em Đình Anh vẫn thường xuyên đau yếu.
Những năm học tiểu học, em thường xuyên bị ngất ngay trên lớp. Đến năm học lớp 4, trong lần đưa Đình Anh đi khám chỉnh hình chân, gia đình mới phát hiện em bị nhiễm chất độc da cam từ bố. Suốt những năm học tiểu học, vì cơ thể yếu ớt nên Anh không tự đi học được mà bố mẹ phải thay nhau chở em đi.
Tìm về thôn 3, xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa hỏi thăm nhà em Trịnh Đình Anh thì từ đầu xã ai cũng biết. Bởi với nhiều người bị chất độc da cam để sống như người bình thường cũng đã khó, nhưng với Trịnh Đình Anh, không những vượt lên số phận mà em còn nỗ lực trong học tập và ghi danh mình vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân với điểm số cao khiến bạn bè và thầy cô nể phục.
Những ngày qua, căn nhà nhỏ nằm cuối xóm của gia đình em Đình Anh lúc nào cũng đông bạn bè và hàng xóm đến chia vui và chúc mừng với kết quả mà Đình Anh đã đạt được trong kỳ thi đại học vừa qua.
Tiếp chúng tôi, vợ chồng ông Trịnh Đình Ly và bà Đoàn Thị Nguyệt rất phấn khởi bởi cậu con trai đã không phụ tấm lòng và sự chăm sóc của bố mẹ khi thi đỗ vào đại học.
Bác Ly kể lại, cuối năm 1972, bác nhập ngũ vào chiến đấu ở Bình Long, Phước Long. Cuối năm 1975 bác được tập kết ra Bắc và đến năm 1978 thì lập gia đình cùng bác Đoàn Thị Nguyệt. Vợ chồng bác có với nhau 3 mặt con. Hiện hai cô con gái đầu đã lập gia đình ra ở riêng.
Em Trịnh Đình Anh là con trai út trong gia đình. Từ ngày mới sinh ra, cơ thể em yếu ớt và đau ốm thường xuyên. Thương con, hai bác đưa con đi bệnh viện điều trị. Nhưng cũng chỉ được một thời gian rồi bệnh tình em lại tái phát mà không biết được nguyên nhân. Đến năm 4 tuổi, mặc dù ít phải đi viện hơn nhưng em Đình Anh vẫn thường xuyên đau yếu.
Những năm học tiểu học, em thường xuyên bị ngất ngay trên lớp. Đến năm học lớp 4, trong lần đưa Đình Anh đi khám chỉnh hình chân, gia đình mới phát hiện em bị nhiễm chất độc da cam từ bố. Suốt những năm học tiểu học, vì cơ thể yếu ớt nên Anh không tự đi học được mà bố mẹ phải thay nhau chở em đi.
Những thành tích mà Trịnh Đình Anh đã được ghi nhận trong quá trình học tập. |
Đình Anh tâm sự: “Ngày nhỏ thì em không còn nhớ nhiều, nhưng có những lần đang ngồi học em thấy chóng mặt rồi ngất lịm đi không biết gì nữa. Do chân em yếu không đi được, người thì gầy gò nên hay bị bạn bè trêu chọc, em cũng buồn lắm, lúc đó còn nhỏ nên em chỉ biết khóc và về nói lại với bố mẹ”.
Lên đến cấp 2, may mắn khi Anh được người bạn cùng lớp, lại ở cùng xóm ngày ngày chở đi học nên bố mẹ em đỡ vất vả hơn. Suốt 5 năm học cấp 2, hình ảnh đôi bạn chở nhau đi học trên chiếc xe đạp cũ kỹ đã trở nên quen thuộc với người dân nơi miền quê nghèo Thiệu Vũ. Những năm học cấp ba, nhà xa trường, Đình Anh lại không tự đi được nên gia đình đã phải thuê nhà trọ gần trường cho em trọ học.
Di chứng chất độc da cam ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và tiếp thu bài của Đình Anh. Nhưng với nỗ lực của mình, suốt 12 năm học phổ thông, Đình Anh luôn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến và học sinh giỏi. “Sức khỏe không tốt thì lao động chân tay không được, chỉ có con đường học hành mới có thể giúp em có thể kiếm được một công việc phù hợp để đỡ khổ về sau”, Đình Anh tâm sự.
Với mong muốn không trở thành gánh nặng của gia đình và nghị lực phi thường đã giúp Trịnh Đình Anh vượt lên số phận của bản thân để đạt được những thành tích đáng khâm phục trong quá trình học tập.
Nhà nghèo, bản thân lại bị bệnh tật nên Đình Anh không có điều kiện đi học thêm, chủ yếu em tự học ở nhà là chính, những lúc ốm đau nằm viện nhiều ngày, em nhờ bạn giảng lại bài và tham khảo thêm ở thầy cô giáo.
Trong kỳ thi đại học vừa qua, Đình Anh đăng ký thi vào ngành Tài chính ngân hàng, ĐH Kinh tế quốc dân và đã đậu với 26,5 điểm (Toán 8,5; Lý 9,5; Hóa 8,5).
Bác Đoàn Thị Nguyệt, mẹ Đình Anh, tâm sự: “Em đi học mà lúc nào gia đình cũng lo lắm, sức khỏe em nó yếu không như bạn bè. Khi biết tin em đậu gia đình mừng lắm, nhưng cũng lo không biết kiếm đâu ra tiền mà nuôi em trong suốt hơn 4 năm học đại học đây, chỉ trông chờ vào vốn vay sinh viên thôi. Ngày trước nhìn con gầy yếu thương lắm, cứ đụng cái là ngã. Gia đình lo nhất là sức khỏe em yếu như thế mà lại học hành xa nhà nữa”.
Tình bạn cảm động
Khi được hỏi về thành tích học tập đáng khen ngợi của mình, Trịnh Đình Anh không quên nhắc đến cậu bạn thân Nguyễn Đình Trung, người đã giúp đỡ Anh suốt những năm học cấp 2 và cấp 3. "Nếu không có bạn Trung thì chắc bố mẹ em vất vả lắm, ngày nào cũng vậy, bạn ấy đến chở em đi học, rồi lại chở em về nhà. Bạn ấy cũng là động lực để em cố gắng vươn lên trong học tập".
Suốt những năm học cấp 2 và cấp 3, Nguyễn Đình Trung (phải) đã chở Trịnh Đình Anh đi học. |
Em Nguyễn Đình Trung cũng không hết lời khen ngợi trước những thành tích mà Anh đạt được: “Bạn Anh là một người học rất giỏi, em chỉ giúp bạn ấy trong quá trình đi lại, còn bạn ấy lại giúp em về kiến thức. Học cùng lớp, hơn nữa thấy bạn như thế nên em muốn làm gì đó để giúp đỡ bạn ấy. Giờ bạn đạt được kết quả như thế em cũng mừng lắm. Em còn nhớ nhiều lần chở bạn đi học, đường trơn mà cả hai ngã lăn ra bẩn hết quần áo”.
Trong kỳ thi đại học vừa qua, Trung dự thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và được 20,5 điểm, tuy không đậu nguyện vọng 1, nhưng Trung cho biết sẽ đăng ký học nguyện vọng 2.
Đôi bạn thân ngày ấy rồi đây mỗi người một nơi. Không có cậu bạn Nguyễn Đình Trung đưa đón đi học, con đường phía trước của Trịnh Đình Anh sẽ có thêm nhiều khó khăn đón đợi...