Cà Mau: Hành trình về nguồn tại khu di tích lịch sử Đình Tân Hưng

23:28 08/05/2018     898

Công tác tuyên truyền, giáo dục   Web.ĐTN: Thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 64 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2018). Tỉnh đoàn và Hội Cựu Chiến binh tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức chuyến Hành trình về nguồn tại khu di tích lịch sử Đình Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau.
Tại đây, các cô chú cựu chiến binh, cựu TNXP và đoàn viên, thanh niên đã cùng nhau ôn lại truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc và thắp hương tưởng niệm tại khu di tích, tuyên truyền về ý nghĩa 64 năm kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Ngoài ra, các đại biểu còn được giao lưu tìm hiểu về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, lịch sử hình thành Đình Tân Hưng, góp phần tạo không khí hào hứng, vui tươi trong chuyến về nguồn.


Đ/c Huỳnh Út Mười – UV BCH TW Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn trao quà cho gia đình chính sách nhân chuyến hành trình
Đ/c Huỳnh Út Mười – Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn trao quà cho gia đình chính sách nhân chuyến hành trình về nguồn

Dịp này, Tỉnh đoàn và Hội cựu Chiến binh tỉnh đã trao 20 suất quà cho gia đình chính sách, 20 suất quà cho học sinh nghèo hiếu học tại địa phương.

Thông qua chuyến hành trình đã giúp cho đoàn viên, thanh niên hiểu thêm về truyền thống vẻ vang của dân tộc; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước cho thế thệ trẻ hôm nay; đồng thời, đây còn là dịp giao lưu bổ ích và thiết thực giữa 2 thế hệ.


Khu di tích  Đình Tân Hưng: Tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Đình Tân Hưng do nhân dân địa phương xây dựng. Chính nơi đây, đã diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược.

Ngày 01/05/1930, chào mừng ngày Quốc tế lao động, một nhóm thanh niên yêu nước gồm: Lương Thế Trân, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Cao đã mang một lá cờ đỏ búa liềm và câu khẩu hiệu “Diệt trừ Pháp tặc” treo trên ngọn cây dương trước Đình.

Sự kiện cờ Đảng xuất hiện tại đình Tân Hưng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Là tín hiệu mở đầu phong trào cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo. Lần đầu tiên nhân dân Cà Mau được nhìn thấy cờ Đảng công khai xuất hiện, từ đó càng tin tưởng hơn vào sự nghiệp đấu tranh, chống đế quốc phong kiến giành lại độc lập tự do, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ngày 30/08/1945 chính quyền cách mạng quận Cà Mau ra đời để lãnh đạo nhân dân bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Đây là một sự kiện trọng đại, tại buổi mít tinh ra mắt chính quyền, trước hơn 2 vạn đồng bào tại sân vận động Bạch Đằng.

Mặt trận Tân Hưng được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, ngày 25/9/1992./.