Anh Nguyễn Văn Sơn làm kinh tế giỏi
15:40 13/06/2011 2806
Công tác tuyên truyền, giáo dục Web.ĐTN: Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông con, điều kiện kinh tế khó khăn ở thôn La Hán, xã Ban Công (Bá Thước) nhưng Nguyễn Văn Sơn luôn nỗ lực vượt khó, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.<br> </div>
Web.ĐTN: Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông con, điều kiện kinh tế khó khăn ở thôn La Hán, xã Ban Công (Bá Thước) nhưng Nguyễn Văn Sơn luôn nỗ lực vượt khó, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Nguyễn Văn Sơn (áo xanh)
Gia đình Sơn vốn làm nông nghiệp thuần túy, cuộc sống quanh năm gắn bó với nương rẫy nhưng cũng không đủ ăn. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Sơn sớm từ giã quê hương vào nam kiếm sống. Năm 2003, Sơn vào tỉnh Long An làm thuê cho một công ty chuyên nuôi trồng nấm rơm xuất khẩu. Năm năm làm việc tại đây không chỉ giúp anh có được tiền nuôi sống bản thân và một phần nào phụ giúp gia đình mà anh còn học được kỹ thuật nuôi trồng nấm. Mỗi lần về quê, nhìn thấy đất bị bỏ hoang nhiều, Sơn trăn trở và nảy ra ý định quay về quê phát triển kinh tế.
Năm 2008, Sơn quay về quê với ý tưởng thành lập mô hình trồng nấm trên vùng đất bỏ hoang của quê hương mình và tận dụng mùn cưa lấy từ các loại gỗ có sẵn ở địa phương (xoan, mít, luồng, cao su, bã mía...v.v) để trồng nấm.
Về quê với số vốn ít ỏi, Sơn đã mạnh dạn vay mượn được 20 triệu đồng từ anh em, bạn bè và ngân hàng để mở xưởng sản xuất. Với số vốn ban đầu, anh đầu tư vào san lấp mặt bằng, mua cây giống, lò hấp xử lý nguyên liệu. Do có được kinh nghiệm trong trồng nấm nên lựa nấm đầu tiên do chính anh trồng đã đem lại năng suất cao. Sau 3 năm gắn bó với nghề trồng nấm, với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, đến nay xưởng trồng nấm của anh đã có diện tích rộng trên 300 m2 với các loại nấm: nấm sò, mục nhĩ, mỗi năm thu hoạch trên 3 vạn bịch. Chưa hết, anh còn tận dụng mùn cưa sau khi đã sử dụng trồng nấm để làm phân bón cho 1 ha mía, đem lại hiệu quả và năng suất cao. Hàng năm, nguồn thu nhập từ nấm và mía của gia đình anh là hơn 80 triệu đồng, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí.
Khi hỏi về những khó khăn trong quá trình sản xuất nấm, anh Sơn cho biết: “Làm nấm không khó nhưng phải đúng kỹ thuật, nguyên liệu (mùn cưa) phải được phơi khô, không có mối, mọt, sạch sẽ...; môi trường phải phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm, không khí và có kinh nghiệm phát hiện bệnh sớm, để có biện pháp xử lý kịp thời".
Mô hình trồng nấm của anh Sơn đi vào sản xuất có hiệu quả không chỉ cải thiện cuộc sống gia đình anh mà còn giải quyết việc làm cho 4 đến 6 lao động thường xuyên và hơn 10 lao động theo mùa vụ với thu nhập bình quân từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi mà anh Sơn còn tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn tại địa phương. Theo chị Bùi Thị Hoa – Bí thư huyện Đoàn Bá Thước cho biết: “Anh Sơn là một đoàn viên gương mẫu, cần cù, chịu khó. Đồng thời anh cũng là một trong 30 gương thanh niên miền núi điển hình trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương giàu mạnh”.
Tweet
Nguyễn Văn Sơn (áo xanh)
Gia đình Sơn vốn làm nông nghiệp thuần túy, cuộc sống quanh năm gắn bó với nương rẫy nhưng cũng không đủ ăn. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Sơn sớm từ giã quê hương vào nam kiếm sống. Năm 2003, Sơn vào tỉnh Long An làm thuê cho một công ty chuyên nuôi trồng nấm rơm xuất khẩu. Năm năm làm việc tại đây không chỉ giúp anh có được tiền nuôi sống bản thân và một phần nào phụ giúp gia đình mà anh còn học được kỹ thuật nuôi trồng nấm. Mỗi lần về quê, nhìn thấy đất bị bỏ hoang nhiều, Sơn trăn trở và nảy ra ý định quay về quê phát triển kinh tế.
Năm 2008, Sơn quay về quê với ý tưởng thành lập mô hình trồng nấm trên vùng đất bỏ hoang của quê hương mình và tận dụng mùn cưa lấy từ các loại gỗ có sẵn ở địa phương (xoan, mít, luồng, cao su, bã mía...v.v) để trồng nấm.
Về quê với số vốn ít ỏi, Sơn đã mạnh dạn vay mượn được 20 triệu đồng từ anh em, bạn bè và ngân hàng để mở xưởng sản xuất. Với số vốn ban đầu, anh đầu tư vào san lấp mặt bằng, mua cây giống, lò hấp xử lý nguyên liệu. Do có được kinh nghiệm trong trồng nấm nên lựa nấm đầu tiên do chính anh trồng đã đem lại năng suất cao. Sau 3 năm gắn bó với nghề trồng nấm, với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, đến nay xưởng trồng nấm của anh đã có diện tích rộng trên 300 m2 với các loại nấm: nấm sò, mục nhĩ, mỗi năm thu hoạch trên 3 vạn bịch. Chưa hết, anh còn tận dụng mùn cưa sau khi đã sử dụng trồng nấm để làm phân bón cho 1 ha mía, đem lại hiệu quả và năng suất cao. Hàng năm, nguồn thu nhập từ nấm và mía của gia đình anh là hơn 80 triệu đồng, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí.
Khi hỏi về những khó khăn trong quá trình sản xuất nấm, anh Sơn cho biết: “Làm nấm không khó nhưng phải đúng kỹ thuật, nguyên liệu (mùn cưa) phải được phơi khô, không có mối, mọt, sạch sẽ...; môi trường phải phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm, không khí và có kinh nghiệm phát hiện bệnh sớm, để có biện pháp xử lý kịp thời".
Mô hình trồng nấm của anh Sơn đi vào sản xuất có hiệu quả không chỉ cải thiện cuộc sống gia đình anh mà còn giải quyết việc làm cho 4 đến 6 lao động thường xuyên và hơn 10 lao động theo mùa vụ với thu nhập bình quân từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi mà anh Sơn còn tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn tại địa phương. Theo chị Bùi Thị Hoa – Bí thư huyện Đoàn Bá Thước cho biết: “Anh Sơn là một đoàn viên gương mẫu, cần cù, chịu khó. Đồng thời anh cũng là một trong 30 gương thanh niên miền núi điển hình trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương giàu mạnh”.