An Giang: Văn hóa ứng xử học đường năm 2012
08:14 27/03/2012 4971
Công tác tuyên truyền, giáo dục Web.ĐTN: Với mong muốn đem đến cho các em học sinh những giá trị đúng trong văn hóa ứng xử, hạn chế những suy nghĩ lệch lạc, chệch hướng trong ứng xử học đường. Trong hai ngày 24 và 25/3/2012, Tỉnh Đoàn An Giang đã tổ chức chương trình Văn hóa ứng xử học đường tại trường THCS Long Kiến (huyện Chợ Mới) và THPT Cần Đăng (huyện Châu Thành).
Hiện nay, vấn đề ứng xử học đường đang có chiều hướng đi xuống, nạn bạo lực học đường đang gia tăng với những hành vi thô bạo, ngang ngược đã gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra ngay trong lứa tuổi học trò.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2009 đến tháng 10/2011 cả nước xảy ra 1.558 vụ học sinh THCS và THPT đánh nhau trong và ngoài trường. Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống và những ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực như phim, ảnh, sách báo, đồ chơi cũng như sự thiếu quan tâm của gia đình, sự quan tâm chưa đúng mức của xã hội đã làm cho tình trạng này trở nên đáng báo động. Mặt khác, việc sử dụng điện thoại di động, văn hóa mạng Internet, hay cách cư xử đối với thầy cô, bạn bè và những chuẩn mực đạo đức cũng là vấn đề đang được quan tâm đề cập đến trong văn minh, văn hóa ứng xử học đường. Điều đáng chú ý nữa, trước vấn nạn bạo hành hiện nay thì số lượng bạo hành trong nữ sinh lại chiếm một tỷ lệ khá cao.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2009 đến tháng 10/2011 cả nước xảy ra 1.558 vụ học sinh THCS và THPT đánh nhau trong và ngoài trường. Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống và những ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực như phim, ảnh, sách báo, đồ chơi cũng như sự thiếu quan tâm của gia đình, sự quan tâm chưa đúng mức của xã hội đã làm cho tình trạng này trở nên đáng báo động. Mặt khác, việc sử dụng điện thoại di động, văn hóa mạng Internet, hay cách cư xử đối với thầy cô, bạn bè và những chuẩn mực đạo đức cũng là vấn đề đang được quan tâm đề cập đến trong văn minh, văn hóa ứng xử học đường. Điều đáng chú ý nữa, trước vấn nạn bạo hành hiện nay thì số lượng bạo hành trong nữ sinh lại chiếm một tỷ lệ khá cao.
Các ý kiến phát biểu mạnh dạn trao đổi những vấn đề âm sinh lý trẻ vị thành niên |
Chương trình có sự tham gia của ba diễn giả là những người rất tâm huyết vì sự phát triển của môi trường học đường lành mạnh trong sáng gồm: thầy Đặng Hoài Dũng - Nguyên UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và hiện nay là Chủ tịch Hội Sử học, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh An Giang; Bác sĩ Trần Huỳnh Phú Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh An Giang và cô Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Nhà giáo ưu tú, Giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Du, TP. Long Xuyên, thu hút hơn 2.200 học sinh tham gia.
Tham gia chương trình, các em học sinh được chuyên sâu tư vấn, tọa đàm về các vần đề tâm sinh lý trẻ vị thành niên, sức khỏe sinh sản, bạo lực học đường, kỹ năng sống trong xã hội, qua đó giúp các em biết cách điều tiết cảm xúc bản thân, tránh bạo lực học đường, thay đổi hành vi theo hướng tốt đẹp hơn, từ đó định hướng những giá trị tốt đẹp trong văn hóa ứng xử, hoạch định hướng đi cho học sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời một cách tích cực và trang bị kiến thức sống cần thiết giúp các em hội nhập với cuộc sống hiện đại.
Bên cạnh đó, các em còn được xem các tiểu phẩm tình huống về văn hóa ứng xử học đường, những vấn đề học sinh quan tâm cần được các diễn giả tư vấn do chính các em học sinh biểu diễn.
Qua chương trình đã tạo môi trường giáo dục lành mạnh mang tính thực tiễn cao để định hướng cho học sinh trong việc xác định được mục tiêu, lý tưởng sống, góp phần xây dựng hoài bão, ước mơ sống cho mình và cho xã hội; đặc biệt là giúp cho các bạn có được những phương pháp, giải pháp góp phần kiềm chế cảm xúc bản thân, xây dựng môi trường học đường lành mạnh.
Nhân dịp này, Ban tổ chức chương trình đã trao tặng 20 suất học bổng cho 20 học sinh vượt khó học giỏi của các trường trị giá hơn 12 triệu đồng.