600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã:: Thu nhập trên bốn triệu đồng/tháng

11:02 29/11/2011     7680

Công tác tuyên truyền, giáo dục   Trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch xã sẽ được hưởng mức lương tối thiểu nhân hệ số 2,34 cùng các khoản phụ cấp với tổng thu nhập trên bốn triệu đồng/tháng.</div>
Trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch xã sẽ được hưởng mức lương tối thiểu nhân hệ số 2,34 cùng các khoản phụ cấp với tổng thu nhập trên bốn triệu đồng/tháng.

Thanh niên tình nguyện tham gia mở đường vùng xa.

Đẩy nhanh tiến độ

Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú có trình độ đại học làm Phó Chủ tịch xã (sau đây gọi tắt là Dự án) được thí điểm trong 2 năm 2011 - 2012 tại 5 tỉnh với số lượng trí thức trẻ (TTT) dự kiến 100 người. Việc tuyển chọn và bố trí cán bộ về các xã kết thúc cuối năm 2014, năm 2020 tổng kết Dự án.

Tuy nhiên, TS Vũ Đăng Minh, quyền Vụ trưởng Vụ Công tác Thanh niên (Bộ Nội vụ), Giám đốc Ban quản lý Dự án, cho biết, để phù hợp với thời gian hoạt động của HĐND xã nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhu cầu thực tế của các địa phương, Ban Chỉ đạo Dự án quyết định, trong năm 2012 tổ chức tuyển chọn đủ 600 TTT để bồi dưỡng và đưa về các xã.

“Đó là thời gian phù hợp để TTT được HĐND bầu vào chức danh Phó Chủ tịch xã với thời gian làm việc từ 3 - 5 năm. Năm 2017 tổng kết Dự án, sớm hơn so với dự kiến 3 năm”, ông Minh nói.

Ban Quản lý (BQL) Dự án chính thức nhận hồ sơ đăng ký từ ngày

25 - 4. TTT nhận mẫu đơn và sơ yếu lý lịch lập hồ sơ tại trang http://moha.gov.vnhttp://doanthanhnien.vn.

Ông Minh cho biết, tại 20 UBND tỉnh có huyện nghèo sẽ lập Hội đồng tuyển chọn để tiếp nhận hồ sơ. Bộ Nội vụ thành lập Hội đồng thẩm định phối hợp với các tỉnh tuyển chọn từng bộ hồ sơ. Việc thành lập Hội đồng tuyển chọn và thẩm định hai cấp nhằm tuyển chọn đúng người, đủ tiêu chuẩn làm Phó Chủ tịch xã, đồng thời hạn chế việc cài cắm người quen tại địa phương.

Thu nhập gấp đôi ở thành phố

Thông tin chi tiết liên hệ: Dự án 600 Phó Chủ tịch xã, số 8A Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 04.62820404, máy lẻ 9011, 9022. Hoặc Ban Tổ chức T.Ư Đoàn, số 62 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: 04.62631786.

“Thu nhập của TTT tham gia Dự án đảm bảo luôn gấp đôi so với người tốt nghiệp đại học công tác tại cơ quan nhà nước ở thành phố”, ông Minh khẳng định.

Ngoài tiêu chí tốt nghiệp đại học, các ứng viên phải có độ tuổi dưới 30, là đoàn viên hoặc đảng viên, có đơn tình nguyện làm việc tại huyện nghèo ít nhất 5 năm. Ban Chỉ đạo cho biết, sẽ ưu tiên thanh niên là người thuộc tỉnh có huyện nghèo, người dân tộc thiểu số, người biết tiếng dân tộc, hiểu biết phong tục, tập quán địa phương, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự và có kinh nghiệm trong quản lý hành chính.

Đại diện Ban Bí thư T.Ư Đoàn cho rằng ngoài năng lực chuyên môn, các bạn trẻ cần có đủ sức khỏe và thực sự có tinh thần xung kích, tình nguyện đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhất nước.

Trước khi trở thành quan xã, TTT được đào tạo phương pháp dân vận, tiếp cận, xử lý các tình huống phát sinh trong 1 tháng, thực tế 1 tháng tại địa phương và viết báo cáo thu hoạch.

Theo khảo sát của Bộ Nội vụ tại 59/62 huyện nghèo, chỉ có 31,2% cán bộ, công chức xã có trình độ cao đẳng, đại học. Nhu cầu tuyển cán bộ thuộc nhóm kinh tế cao nhất (trên 62%), kế đến lần lượt là các nhóm nông, lâm nghiệp và thủy sản, khoa học - kỹ thuật, văn hoá- xã hội, xây dựng, giao thông vận tải và môi trường; đứng cuối bảng là ngành luật.

Danh sách 20 tỉnh tuyển Phó Chủ tịch xã

Hà Giang (67 xã), Lai Châu (64 xã), Thanh Hoá (61 xã), Quảng Ngãi (53 xã), Sơn La (46 xã), Cao Bằng (44 xã), Nghệ An (38 xã), Lào Cai (34 xã), Điện Biên (32 xã), Bắc Kạn (22 xã), Quảng Nam (21 xã) Yên Bái, Bắc Giang Bình Định cùng có 20 xã; Kon Tum (18 xã); Quảng Bình (11 xã); 3 tỉnh Phú Thọ, Quảng Trị Ninh Thuận cùng tuyển 8 Phó Chủ tịch; Lâm Đồng (5 xã).