Hiệu quả từ những mô hình chăn nuôi mới
09:02 09/04/2015 1250
Công tác tuyên truyền, giáo dục Ấn định từng thời điểm kiểm tra thực hiện chủ trương "Một tập trung, ba khâu đột phá" và “Bốn tốt” trong công tác hậu cần; chủ động tổ chức thi đua gắn với từng chỉ tiêu, nhiệm vụ của đơn vị... là những biện pháp được ngành Hậu cần Binh chủng Hóa học triển khai đang thu được kết quả tích cực...
Những điều mắt thấy tai nghe
Trên những con đường bê tông chạy dài tới các khu vực tăng gia của Lữ đoàn 86 (Binh chủng Hóa học), Trung tá Phùng Quang Thương, Chủ nhiệm Hậu cần Lữ đoàn cho biết: Toàn lữ đoàn đã đẩy mạnh đầu tư, làm mới, xây dựng khu vực tăng gia tập trung đem lại hiệu quả tốt. Trong khu vực tăng gia của đơn vị là những vườn rau với đủ loại như cải, muống, su hào, giàn bầu, bí sai trĩu quả. Trên diện tích các hồ ao nuôi cá, hệ thống giàn được xây dựng chắc chắn. Khu chăn nuôi tập trung ấn tượng nhất là những chuồng lợn các lứa, từ lợn nái, lợn giống đến lợn thịt. Trung tá Phùng Quang Thương cho biết: Lữ đoàn đã quy hoạch được 17.500m2 vườn rau chuyên canh, trồng nhiều loại rau cao cấp. Thu hoạch rau xanh đạt bình quân 182kg/người/năm, thịt lợn bình quân đạt 54kg/người/năm, cá tươi bình quân đạt 9kg/người/năm... Cơ bản đơn vị chủ động được nguồn thực phẩm cho các bếp ăn.
Trên những con đường bê tông chạy dài tới các khu vực tăng gia của Lữ đoàn 86 (Binh chủng Hóa học), Trung tá Phùng Quang Thương, Chủ nhiệm Hậu cần Lữ đoàn cho biết: Toàn lữ đoàn đã đẩy mạnh đầu tư, làm mới, xây dựng khu vực tăng gia tập trung đem lại hiệu quả tốt. Trong khu vực tăng gia của đơn vị là những vườn rau với đủ loại như cải, muống, su hào, giàn bầu, bí sai trĩu quả. Trên diện tích các hồ ao nuôi cá, hệ thống giàn được xây dựng chắc chắn. Khu chăn nuôi tập trung ấn tượng nhất là những chuồng lợn các lứa, từ lợn nái, lợn giống đến lợn thịt. Trung tá Phùng Quang Thương cho biết: Lữ đoàn đã quy hoạch được 17.500m2 vườn rau chuyên canh, trồng nhiều loại rau cao cấp. Thu hoạch rau xanh đạt bình quân 182kg/người/năm, thịt lợn bình quân đạt 54kg/người/năm, cá tươi bình quân đạt 9kg/người/năm... Cơ bản đơn vị chủ động được nguồn thực phẩm cho các bếp ăn.
Hệ thống vườn giàn ở Lữ đoàn 86 (Binh chủng Hóa học). |
Một đơn vị khác của binh chủng là Trường Sĩ quan Phòng hóa cũng đã xây dựng được các mô hình tăng gia sản xuất hiệu quả. Ngoài hệ thống vườn rau, ao cá và nuôi lợn đang mang lại hiệu quả tốt thì cơ quan hậu cần nhà trường còn triển khai nuôi lợn rừng và ong lấy mật cho lợi nhuận kinh tế cao. Nhà trường đã tự bảo đảm được 90% rau xanh cho học viên toàn trường. Việc thu tổng hợp từ tăng gia sản xuất cùng với thực hiện chế biến tập trung, nhà trường luôn duy trì mức giá thực phẩm thấp hơn giá thị trường từ 5%-20%.
Hiện nay, trong Binh chủng Hóa học phong trào tăng gia sản xuất phát triển mạnh, đem lại hiệu quả tốt. Đánh giá của Cục Hậu cần binh chủng giai đoạn 2010-2015 cho thấy, các sản phẩm tăng gia sản xuất đưa vào phục vụ bữa ăn hằng ngày có giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường, chất lượng bữa ăn của bộ đội ngày càng được nâng cao.
Chủ động tìm những mô hình mới
Đại tá Phạm Văn Tuyên, Chủ nhiệm Hậu cần binh chủng, cho biết: Duy trì tăng gia sản xuất theo mô hình vườn-ao-chuồng là việc làm chủ đạo của các đơn vị. Bên cạnh đó, cơ quan hậu cần binh chủng luôn chỉ đạo các đơn vị tìm những mô hình mới, triển khai cách làm mới để có hiệu quả cao hơn, tùy thuộc vào điều kiện mỗi đơn vị. Thời gian qua, nhiều mô hình chăn nuôi đã mang lại hiệu quả tốt như: Nuôi lợn rừng, nuôi ong ở Trường Sĩ quan Phòng hóa, nuôi bò ở Kho K63, nuôi vịt trời ở Tiểu đoàn 905… Để bảo đảm chất lượng đời sống của bộ đội được nâng cao, cùng với sự đầu tư của trên, Lữ đoàn 86 đã chủ động xây dựng được hệ thống nước sạch, bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho bộ đội. Hệ thống nước phục vụ chăn nuôi và trồng trọt được dẫn tới từng khu vực.
Tìm hiểu cách làm ở các đơn vị thuộc binh chủng, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều cách làm hay, đặc biệt tính minh bạch luôn được chú trọng. Tại Lữ đoàn 86, việc bảo đảm đúng, đủ chế độ tiêu chuẩn, định lượng cho bộ đội rất được chú trọng. Đơn vị đã tổ chức chế độ xuất nhập tay ba, kinh tế công khai hằng ngày, hằng tháng. Lữ đoàn đã thành lập ban giá và các tổ kinh tế. Hằng tuần, chỉ huy lữ đoàn và các thành phần liên quan tổ chức khảo sát giá cả thị trường, báo cáo để điều chỉnh, xây dựng khung giá phù hợp.
Ở một khía cạnh khác, Đại tá Phạm Văn Tuyên đánh giá rất cao nhận thức đúng và sự chủ động của cơ quan hậu cần các đơn vị. Ngoài việc các cơ quan, đơn vị có nghị quyết thường kỳ và nghị quyết chuyên đề về công tác hậu cần, nhiều thời điểm trong năm từng đơn vị đều chủ động tổ chức hội thi hội thao về công tác quân nhu; tập huấn nâng cao tay nghề chế biến món ăn cho nhân viên, chiến sĩ nấu ăn. Một số đơn vị đã chủ động tổ chức các hội thi như “Bữa cơm thanh niên”; “Bữa cơm vùng miền” nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa hình thức phục vụ bộ đội.
5 năm qua (2010-2015), phong trào thi đua thực hiện Cuộc vận động “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” trong Binh chủng Hóa học đã có bước phát triển toàn diện cả bề rộng và chiều sâu, mang lại nhiều kết quả thiết thực, tạo động lực quan trọng thực hiện tốt nhiệm vụ công tác hậu cần, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị.