Chàng trai vượt 17km đường núi bằng tay
16:37 24/08/2012 1752
Công tác tuyên truyền, giáo dục Suốt 28 năm qua, chàng trai dân tộc Vân Kiều di chuyển nhờ bàn tay của mình. Vượt qua sự trớ trêu của số phận, anh đã làm cho bao người phải khâm phục về nghị lực của mình.
17km đường rừng in dấu bàn tay
Hồ Văn Long (SN 1984) lớn lên ở xã Húc, Hướng Hoá (Quảng Trị). Mới sinh ra được 3 ngày đôi chân của cậu bé Long bỗng dưng bị teo lại, không cử động được. Thấy con có dấu hiệu lạ, nhưng vì đang ở trên đỉnh núi, đi lại khó khăn và gia cảnh quá nghèo khó nên gia đình đành ngậm ngùi nhìn đôi chân của đứa con nhỏ hằng ngày teo tóp lại. Lớn lên, cậu bé Long phải an bài với đôi chân không được nguyên vẹn như bạn cùng trang lứa.
Hai năm sau ngày sinh, bố của Long (từng là bộ đội chủ lực trong kháng chiến) đã ra đi đột ngột do căn bệnh hiểm nghèo, để lại hai mẹ con côi cút giữa núi rừng. Cậu bé Long lớn lên từ những củ khoai, củ sắn mẹ trồng được trên rẫy.
Căn nhà nhỏ lụp xụp, chênh vênh trên đỉnh núi, phải gánh chịu những cơn mưa, trận bão miền Trung. Cậu bé Long không thể đến trường được vì muốn đi học phải vượt qua hàng chục cây số đường rừng núi mới có lớp học.
Năm 13 tuổi, có chương trình xóa mù chữ của huyện Hướng Hóa, Long quyết định vượt 17 cây số đường rừng núi để được đi học. Lúc quyết định xin đi học, mẹ là người ngăn cấm quyết liệt vì Long là đứa con duy nhất lại đang bị tật, đường thì xa và nguy hiểm.
Thế nhưng bằng nỗ lực của mình, Long đã thuyết phục được mẹ xuống núi để đi tìm con chữ. “Mình quyết định xin mẹ đi học vì mình nghĩ chỉ có việc học mới đổi đời được. Và hơn hết mình muốn sau này về dạy chữ cho các em trong bản” - Long tâm sự.
Hồ Văn Long (SN 1984) lớn lên ở xã Húc, Hướng Hoá (Quảng Trị). Mới sinh ra được 3 ngày đôi chân của cậu bé Long bỗng dưng bị teo lại, không cử động được. Thấy con có dấu hiệu lạ, nhưng vì đang ở trên đỉnh núi, đi lại khó khăn và gia cảnh quá nghèo khó nên gia đình đành ngậm ngùi nhìn đôi chân của đứa con nhỏ hằng ngày teo tóp lại. Lớn lên, cậu bé Long phải an bài với đôi chân không được nguyên vẹn như bạn cùng trang lứa.
Hai năm sau ngày sinh, bố của Long (từng là bộ đội chủ lực trong kháng chiến) đã ra đi đột ngột do căn bệnh hiểm nghèo, để lại hai mẹ con côi cút giữa núi rừng. Cậu bé Long lớn lên từ những củ khoai, củ sắn mẹ trồng được trên rẫy.
Căn nhà nhỏ lụp xụp, chênh vênh trên đỉnh núi, phải gánh chịu những cơn mưa, trận bão miền Trung. Cậu bé Long không thể đến trường được vì muốn đi học phải vượt qua hàng chục cây số đường rừng núi mới có lớp học.
Năm 13 tuổi, có chương trình xóa mù chữ của huyện Hướng Hóa, Long quyết định vượt 17 cây số đường rừng núi để được đi học. Lúc quyết định xin đi học, mẹ là người ngăn cấm quyết liệt vì Long là đứa con duy nhất lại đang bị tật, đường thì xa và nguy hiểm.
Thế nhưng bằng nỗ lực của mình, Long đã thuyết phục được mẹ xuống núi để đi tìm con chữ. “Mình quyết định xin mẹ đi học vì mình nghĩ chỉ có việc học mới đổi đời được. Và hơn hết mình muốn sau này về dạy chữ cho các em trong bản” - Long tâm sự.
Long luôn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình dù chỉ có đôi bàn tay |
“Lúc đầu tôi ngăn cản vì sợ con đi lại giữa núi rừng một mình nguy hiểm. Nhưng tôi thấy con cũng có lòng đam mê cái chữ nên đành mềm lòng chấp nhận. Tôi không biết chữ nên khổ rồi, giờ không muốn sau này con khổ như tôi nữa” - bà Hồ Thị Tiên - mẹ Long bộc bạch. Suy nghĩ của mẹ Long là có căn cứ vì năm 1999 Long đã bị lũ cuốn trôi khi bị trượt tay do đường trơn. Lúc đó có mấy nhành cây ven suối kéo lại nên Long mới may mắn thoát chết.
Hằng ngày cậu bé đặc biệt ấy phải vượt qua 17km đường rừng núi, với 3 con suối sâu và 4 ngọn đồi bằng đôi tay của mình. Trời nắng thì đỡ còn mỗi khi trời mưa xuống là quần áo lấm lem bùn. Con đường dài hằng ngày vẫn in những dấu tay mỗi khi cậu bé đi qua. Để đi lại dễ dàng mẹ Long đã làm cho cậu hai mảnh gỗ, buộc hai tấm vải để Long mang chéo trên vai, phía dưới có miếng gỗ giống chiếc ghế để ngồi. Mỗi khi đi cậu bé liền dùng tay đẩy người lên rồi lê từng bước một.
“Lúc đầu khi mới đến lớp, mình thấy rất mặc cảm với các bạn vì mình bị tật và nhiều tuổi nhất lớp, nhưng dần mình đã thích nghi được. Mỗi lúc có khách đến nhà, hay có người qua thăm, mình liền xuống nhà bếp để tránh mặt, bởi mình không muốn mọi người nhìn thấy sẽ hoảng sợ hay là tỏ ra thương hại” - Long bộc bạch.
Nhờ sự nỗ lực phấn đấu, hè năm ấy, Long đã được học nhảy bậc từ lớp 1 lên lớp 5. Năm 2000 khi bắt đầu học lớp 9, Long được đưa xuống thành phố Đông Hà, (Quảng Trị) để học tập và sinh hoạt.
Cũng từ thời gian này Long bắt đầu xác định được mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình. “Mẹ đã quyết tâm không đi bước nữa để nuôi mình, do vậy mình sẽ phấn đấu làm vui lòng mẹ”. Đó là tình cảm chân thành mà cậu bạn dành tặng cho người mẹ đáng quý của mình.
Hành trình xuống núi
Năm 2005, Long quyết định làm hồ sơ thi đại học trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Kỳ thi năm đó do thiếu điểm nên anh quyết định học trung cấp chuyên ngành Tin học của trường CĐ Sư phạm Quảng Trị. Năm 2007, sau khi tốt nghiệp Long đi làm hai năm ở trường dạy trẻ em khuyết tật.
“Đây là khoảng thời gian mình thấy cuộc đời có ý nghĩa, vì đã giúp cho nhiều em có công việc ổn định” - Long chia sẻ. Được một thời gian trung tâm ngừng hoạt động vì không có mặt bằng. Sau khi tốt nghiệp trung cấp, Long thi liên thông lên trường CĐ Công nghiệp Huế và tốt nghiệp bằng khá vào năm 2010.
Long sống một mình nên mọi công việc hằng ngày anh đều tự tay làm, từ nấu ăn, đi lại, giặt giũ… trong suốt 15 năm đến trường. “Nhìn lên thì thấy mình thiệt thòi nhưng nhìn xuống thì thấy mình còn hạnh phúc hơn nhiều người vì được đi học” - Long tâm sự. Đó chính là động lực để anh quyết tâm phấn đấu mỗi ngày.
Long đã chọn ngành công nghệ thông tin để phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nhưng khi đi xin việc anh đều nhận những cái lắc đầu của nhà tuyển dụng vì vẻ bề ngoài. “Những lúc như vậy mình thấy buồn và nản. Mình chỉ còn cách phấn đấu để khẳng định mình thôi” - anh nói và bỏ lững giữa chừng.
Năm 2011 Long thi đậu hệ ĐH ngành Tin học của ĐH Khoa Học Huế. Nhưng do thiếu thí sinh, nhà trường không mở lớp học. Thất vọng Long nộp hồ sơ và thi vào ĐH Sư phạm Huế và trở thành sinh viên của trường.
Long quyết định học lên vì muốn mọi người thay đổi cái nhìn về những người khuyết tật. Đó là quyết định mà anh phải đắn đo nhiều vì số tiền ăn, tiền học quá nhiều so với sức chu cấp của mẹ. Do vậy đi tìm cho mình một việc làm thêm phù hợp là việc mà anh đang tìm kiếm.
Khi được hỏi ước mơ sau này của anh là gì? Anh trả lời một câu ngắn ngủi: “Mình chỉ muốn về quê dạy học, dạy vi tính cho các em ở quê, mọi người đều xem mình như người nhà nên mình phải giúp đỡ lại họ”. Mỗi lần về quê thăm nhà, Long lại phải đi bộ 7 km đường núi.
Ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con là nơi để chàng trai tật nguyền Vân Kiều nuôi dưỡng ước mơ của mình. Mỗi lần xuống núi đi học Long vẫn không quên đem theo củ khoai, củ sắn mà mẹ đã chuẩn bị sẵn để thực hiện ước mơ của mình.