Xây dựng nông thôn mới ở Bắc Kạn bước đầu đã nâng cao đời sống nhân dân

16:11 14/05/2014     1557

Công tác giáo dục   Web.ĐN: Nằm trong nội dung kiểm tra thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngày 14/5, đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới Trung ương do đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng – Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, thành viên Ban chỉ đạo đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo tỉnh Bắc Kạn.
Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Nông Văn Chí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn; cùng đại diện các sở ngành thuộc thành viên Ban chỉ đạo của tỉnh.

Tai buổi làm việc, đoàn kiểm tra đã được nghe báo cáo đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn.


g
Đ/c Nguyễn Mạnh Dũng – Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, thành viên Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương đã đi thăm thực tế xây dựng đường bê tông nông thôn tại xóm Nà Phung, xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn

Theo báo cáo, đến tháng 4/2013 toàn tỉnh đã hoàn thành công tác quy hoạch, 112/112 xã đã phê duyệt xong Đồ án quy hoạch, đạt 100%; có 59 xã tổ chức công bố và niêm yết công khai quy hoạch theo quy định (Thị xã Bắc Kạn 4 xã; Bạch Thông 16 xã; Na Rì 21 xã; Ngân Sơn 10 xã, Chợ Đồn 7 xã, Ba Bể 1).

Trong 3 năm thực hiện nguồn vốn sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới,
Qua kiểm tra thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Mạnh mong muốn, thời gian tới, Đoàn TN 02 tỉnh cần phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới.

Trong đó, tập trung tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương; tham gia xây dựng các mô hình hợp tác xã thanh niên phát triển kinh tế: trang trại trẻ, HTX thanh niên ... Thanh niên phải đi đầu trong ứng dụng KHKT công nghệ vào sản xuất; tích cực tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và thay đổi phong tục tập quán lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương.
đã hỗ trợ cho dự án phát triển sản xuất là 8.136 triệu đồng, giải ngân 8.049,973 triệu đồng đạt 98,94% kế hoạch. Nguồn vốn lồng ghép khác để hỗ trợ phát triển sản xuất là 21,3 tỷ đồng. Đã triển khai hỗ trợ 18.657 cây giống, 41.677 con giống vật nuôi, 1.040 máy móc các loại, số hộ hưởng lợi là 5.903 hộ. Xây dựng, thực hiện 119 mô hình chăn nuôi, trồng trọt các loại; mở 178 lớp bồi dưỡng tập huấn về khuyến nông khuyến lâm với 4.770 lượt người tham gia.

Trong 3 năm( 2011-2013) nguồn vốn lồng ghép và đóng góp của nhân dân là hơn 170 tỷ đồng, đã đầu tư xây dựng được 69,9 km đường trục xã, liên xã; bê tông hóa 46,7 km đường trục thôn, liên thôn, xóm; nâng cấp 48 công trình đường trục thôn; xây dựng 13 công trình đường giao thông nội đồng; có 45 trường đạt chuẩn Quốc gia được công nhận. 112/112 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS tăng 4 xã so với năm 2010. Trên 75% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ công trình tập trung, công trình tự chảy, giếng khoan, giếng đào, bể lọc từ chương trình MTQG nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn là 112/112 xã.

Theo kết quả rà soát tính đến hết tháng 3/2014 có 04 xã đạt 10-14 tiêu chí; 81 xã đạt từ đạt 5 - 9 tiêu chí; 27 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Theo Ban chỉ đạo cấp tỉnh, hạn chế chủ yếu là do Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh đến xã, thôn bản đã thành lập theo quy định, nhưng hoạt động còn yếu, thực hiện chỉ đạo Chương trình chưa được thường xuyên liên tục chưa làm hết chức năng nhiệm vụ được phân công. Sự phối hợp của các thành viên trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chưa tốt. Cán bộ cơ quan thường trực Ban chỉ đạo, cán bộ chuyên trách các cấp phối hợp thực hiện Chương trình còn yếu. Một số tiêu chí hoàn thành nhưng chưa đảm bảo chất lượng như: tiêu chí quy hoạch hoặc chưa có tính bền vững như: tiêu chí an ninh trật tự xã hội.

Tại Hội nghị, các ý kiến đã đề xuất Ban chỉ đạo Trung ương nên giảm tiêu chí xây dựng nhà văn hóa đối với các tỉnh miền núi; Trung ương cần nâng mức hỗ trợ ngân sách hàng năm của Chương trình cho các xã nghèo của các tỉnh, nhất là các tỉnh miền núi, vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số, diện tích tự nhiên tự lớn, mật độ dân số thưa, tỉ lệ hộ nghèo cao.

g
Đ/c Nguyễn Mạnh Dũng – Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, thành viên Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng cho rằng, sự đầu tư của Trung ương còn có mức độ nhưng tỉnh Bắc Kạn đã cố gắng triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tuy điều kiện khó khăn của tỉnh nên kết quả chưa tốt như các tỉnh khác.

Thời gian tới, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng đề nghị Ban chỉ đạo của tỉnh Bắc Kạn cần quan tâm nâng cao hiệu quả công tác thi đua và công tác tuyên truyền, có sự lựa chọn nội dung tuyên truyền và vận động các thành viên thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục nâng cao năng lực bộ máy của Ban chỉ đạo, đặc biệt là cấp huyện và cấp cơ sở. Rà soát nâng cao công tác quy hoạch cấp xã, cấp huyện và thực hiện công tác quản lý quy hoạch. Có những giải pháp để nâng cao hiệu quả hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh để xây dựng nông thôn mới đạt kết quả. Đẩy mạnh chỉ đạo sản xuất qua đó đảm bảo chỉ tiêu nâng cao đời sống người dân, trong đó cần tập trung nhân rộng mô hình và có sự chỉ đạo điểm để triển khai thực hiện. Khuyến khích hình thành các mô hình liên kết phát triển sản xuất hàng hóa; quan tâm đào tạo những nghề mới cho thanh niên nông thôn. Trong các vấn đề y tế, môi trường, giáo dục ... cần có sự lựa chọn để thực hiện sao cho thiết thực với người dân.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng cũng gợi ý, với một số tiêu chí mà Đoàn thể có thể vận động các thành viên tham gia không cần phải cần kinh phí như: tham gia vệ sinh môi trường...

* Qua đi thăm thực tế tại xóm Nà Phung, xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn đoàn kiểm tra của Trung ương và có buổi làm việc với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Rã Bản.