Trò chuyện cùng những tân Phó Chủ tịch xã

19:09 24/03/2012     2248

Công tác giáo dục   Kết thúc khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho các đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã tổ chức tại tỉnh Quảng Bình, 44 bạn trẻ đến từ 3 tỉnh Quảng Bình, Nghệ An và Quảng Trị đã thể hiện tinh thần sẵn sàng đảm trách vai trò tân Phó Chủ tịch xã tương lai, đồng hành cùng bà con các xã nghèo tập trung phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Qua 7 tuần học tập lý thuyết, các đội viên dự án đã được trang bị những kiến thức chung về
a
Hồ Thị Hồng (Quảng Bình)
quản lý nhà nước; các kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp làm việc của một chức danh Phó Chủ tịch UBND xã.

Bạn Hồ Thị Hồng cho biết: “Những kiến thức mình được đào tạo trong nhà trường là chưa đủ. Qua khóa học, chúng mình thực sự trưởng thành về nhận thức, những kiến thức và kỹ năng có được từ thực tiễn sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của chúng mình sau này.”

Qua thời gian 5 tuần trải nghiệm thực tế cơ sở, dường như với mỗi đội viên Dự án thì những ngày tháng về thực tế tại địa phương chính là quãng thời gian đẹp nhất và nhiều dấu ấn nhất.

Vân Anh đến từ Nghệ An

Đối với Vân Anh, những ngày thực tế tại xã Tương Dương (tỉnh Nghệ An) là những ngày không thể nào quên. Cô cử nhân Kinh tế đã nhiều lần bật khóc khi nhìn thấy những em nhỏ quê mình không có điều kiện đi học, đầu cháy nắng, nhìn những ruộng lúa thiếu nước của bà con dân bản, trong lòng càng thêm quyết tâm gắn bó với bà con ở đây, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đời sống của người dân địa phương.

Với kiến thức của một cử nhân kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, bạn Đỗ Thị Thanh Tình đã xung phong tham gia Dự án trong vai trò của một cán bộ xóa đói giảm nghèo của xã Hướng Hiệp, huyện Đăkrông, tỉnh Quảng Trị. Chính những kinh nghiệm quý giá có được từ những ngày là trí thức trẻ tình nguyện khiến cô gái này không hề bỡ ngỡ khi đến với Dự án. Tình thạo việc và rất gần với bà con Hướng Hiệp.

Đỗ Thị Thanh Tình (Quảng Trị) -

Tình cho biết: “Ngay khi nhận nhiệm vụ, một trong những công việc em dự định là kế hoạch phổ biến internet cho bà con, để thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, bà con có thể dễ dàng tìm hiểu, tham khảo những kiến thức khoa học phục vụ sản xuất, học tập".

Xen giữa câu chuyện của chúng tôi, lớp trưởng Lê Văn Bắc, quê Quảng Bình hồ hởi nói: “Mình mong thật nhanh đến ngày nhận công tác để về với bà con". Chàng trai thủ khoa Đại học Quảng Bình vừa từ chối công việc của một cán bộ huyện Đoàn được tuyển dụng để đến với Dự án chỉ vì một mong muốn được tôi luyện và thử sức trong môi trường khó khăn, gian khổ.

Lớp trưởng Lê Văn Bắc (Quảng Bình)

Những ngày thực tế tại xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa là những ngày mình được trải nghiệm và trưởng thành lên rất nhiều. Từ những cái nhỏ nhất như đi, đứng, nói năng, tiếp xúc với bà con đến việc giải quyết công việc. Có ở mới thấm hơn những khó khăn của bà con địa phương. Ruộng thiếu nước, đời sống sinh hoạt, tập quán canh tác còn nhiều lạc hậu, gạo thì phải lo từng bữa. Mình thực sự muốn làm một điều gì đó giúp người dân địa phương này”, Bắc chia sẻ.

Trò chuyện với các trí thức trẻ tình nguyện ở đây, chúng tôi nhận thấy một nhiệt tâm chân thành cống hiến. Với hành trang trên vai là sức trẻ và kiến thức, họ sẽ đến những nơi dân cần, bằng những bước chân vững tin và mạnh mẽ.

Họ đã thắp ngọn lửa nhiệt huyết cho chính mình và đã thắp ngọn lửa niềm tin trong mỗi chúng ta về thế hệ trẻ năng động, sáng tạo ngày hôm nay. Những người trẻ tràn đầy lòng yêu nước và khát vọng cống hiến xây dựng quê hương.