Thanh niên tình nguyện nơi đảo xa
08:40 17/02/2012 2283
Công tác giáo dục Ngày nay, trên con đường lập nghiệp, đã có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn công tác nơi đảo xa. Họ đã băng qua mọi khó khăn vất vả, thiếu thốn, sẵn sàng hiến dâng sức lực, trí tuệ tuổi xuân của mình canh giữ biển trời của Tổ quốc.
Tâm huyết với biển
Trong hành trình từ thành phố biển Vũng Tàu ra các nhà giàn DK1 (gọi tắt là nhà lô) chốt giữ tại vùng biển phía Nam, cách đất liền hơn 300 hải lý, ngoài những chuyện như: Báo động luyện tập các phương án địch tập kích đổ bộ chiếm nhà giàn, huấn luyện chiến đấu, rau xanh, thư tình lính đảo... tôi còn nghe những người lính hải quân kể về chuyện “tình nguyện” của mình nơi đảo xa. Thiếu úy Nguyễn Văn Lợi, Tiểu đội trưởng quan sát trạm Tư Chính xúc động cho biết: Bản thân anh sau khi tốt nghiệp sỹ quan lục quân, được cấp trên điều động về một đơn vị Quân khu Thủ đô nhưng anh đã viết đơn tình nguyện xung phong ra các nhà giàn công tác. Hàng ngày, anh cùng đồng đội quan sát phát hiện mục tiêu trên không, trên biển, chủ động khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn, nắm chắc mọi động thái, diễn biến của vùng biển đơn vị quản lý, kịp thời xử lý tốt mọi tình huống xảy ra.
Trong hành trình từ thành phố biển Vũng Tàu ra các nhà giàn DK1 (gọi tắt là nhà lô) chốt giữ tại vùng biển phía Nam, cách đất liền hơn 300 hải lý, ngoài những chuyện như: Báo động luyện tập các phương án địch tập kích đổ bộ chiếm nhà giàn, huấn luyện chiến đấu, rau xanh, thư tình lính đảo... tôi còn nghe những người lính hải quân kể về chuyện “tình nguyện” của mình nơi đảo xa. Thiếu úy Nguyễn Văn Lợi, Tiểu đội trưởng quan sát trạm Tư Chính xúc động cho biết: Bản thân anh sau khi tốt nghiệp sỹ quan lục quân, được cấp trên điều động về một đơn vị Quân khu Thủ đô nhưng anh đã viết đơn tình nguyện xung phong ra các nhà giàn công tác. Hàng ngày, anh cùng đồng đội quan sát phát hiện mục tiêu trên không, trên biển, chủ động khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn, nắm chắc mọi động thái, diễn biến của vùng biển đơn vị quản lý, kịp thời xử lý tốt mọi tình huống xảy ra.
Những chiến sĩ trên nhà giàn DK1 luôn chắc tay súng bảo vệ vùng trời thềm lục địa Tổ quốc. |
Anh Lợi kể: Ngày mới ra nhà giàn công tác, nhìn phát “ngán” bởi nơi đây xung quanh bốn bề chỉ toàn là sóng nước biển trời. Cuộc sống khó khăn thiếu thốn đủ bề, nhưng anh em đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, thương nhau như ruột thịt, vượt qua mọi thử thách, sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc.
Trung úy Hoàng Văn Nam, quê đất thép Vĩnh Linh thổ lộ: Bản thân em sau khi nhận tấm bằng tốt nghiệp loại khá của Trường Chính trị - Quân sự, được cấp trên điều động về đơn vị đóng quân giữa lòng thành phố. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, em viết đơn xin chuyển sang Quân chủng Hải quân và tình nguyện ra nhà giàn công tác. Từ ngày ra nhà giàn đến nay, thời gian trôi đi thấm thoát cũng đã hơn 10 năm, nơi đâu cũng in dấu chân anh. Anh tâm sự: “Đã là người lính nơi hải đảo xa xôi, hay trên tuyến đầu của Tổ quốc, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, mình phải có tấm lòng yêu biển, trung thành vô hạn với Tổ quốc, với nhân dân, dù cuộc sống có khó khăn vất vả đến mấy cũng son sắt thủy chung, không cho phép “sờn lòng”. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, đặt sứ mệnh của Tổ quốc lên trên hết, xác định “trạm là nhà, biển cả là quê hương”. Do có nhận thức đúng nên hàng ngày bản thân anh đã gương mẫu trong lời nói, cũng như việc làm, hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.
Niềm tự hào canh biển trời Tổ quốc
Cùng chung nhận thức như hai chàng trai trẻ nói trên, hiện nay trên các nhà giàn DK1, có rất nhiều thanh niên tình nguyện. Họ đã đem sức lực, trí tuệ tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc. Thượng úy Nguyễn Văn Hiển, nhân viên thông tin thổ lộ: “Ở nhà giàn chúng em vui lắm, tuy mỗi người một miền quê nhưng anh em luôn đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, coi nhau như anh em một nhà, chia ngọt sẻ bùi. Cùng đồng tâm hiệp lực xây dựng nhà giàn vững mạnh toàn diện, xứng đáng là “pháo đài thép” giữa biển Đông”. Anh Hiển cho biết, năm tháng sống và làm việc nơi đầu sóng ngọn gió tuy khổ nhưng vui. Chính những khó khăn vất vả ấy đã tôi luyện cho em một bản lĩnh chính trị vững vàng hơn, tự tin và cảm thấy mình trưởng thành về nhiều mặt, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Chặng đường 23 năm, trụ vững giữa trùng khơi, đã có bao nhiêu lớp thanh niên tình nguyện xung phong ra nhà giàn công tác. Nhiều đồng chí khi bước chân ra nhà giàn mái đầu còn đen “lay láy” nhưng qua thời gian, ngoảnh đầu lại, mái tóc đã đốm bạc. Nhưng các anh đã không tiếc tuổi xuân của mình, cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp cao cả Tổ quốc giao cho. 23 năm qua, đã có 9 anh hùng, liệt sỹ anh dũng hy sinh vì bình yên của biển cả, nhiều đồng chí đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ. Điển hình là tấm gương hy sinh dũng cảm của liệt sỹ Vũ Quang Chương, trong cơn bão năm 1998, khi mất, anh mới ngoài 20 tuổi.
Chia tay những thanh niên tình nguyện nơi biển xa, tôi thầm cảm phục những người con của biển cả, cây phong ba ở quần đảo Trường Sa, dù phong ba bão táp vẫn cầm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.