Phát huy vai trò trí thức trẻ ở cơ sở
08:50 30/08/2011 2435
Công tác giáo dục Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn nhấn mạnh, cần "xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước" và "trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở".
Trí thức trẻ giúp đồng bào dân tộc ở thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát (Lào Cai) trồng dứa xuất khẩu. |
Thời gian qua, một số địa phương đã thực hiện thí điểm việc đưa trí thức trẻ (TTT) về công tác tại cơ sở và gặt hái những kết quả ban đầu đáng mừng, nhưng cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập cần quan tâm tháo gỡ.
Trí thức trẻ về cơ sở
Trong căn phòng làm việc tuềnh toàng, cũ kỹ, Chủ tịch UBND xã Hồng Thượng, huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) Nguyễn Văn Ðời trò chuyện với chúng tôi khá cởi mở. Năm 2003, Nguyễn Văn Ðời tốt nghiệp đại học ngành nông-lâm. Năm 2004, đồng chí được huyện A Lưới tuyển chọn và đưa về làm Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thượng. Sinh ra và lớn lên ở Hồng Thượng, học ngành nông-lâm, cho nên anh hiểu phong tục, tập quán, lối sống, con người cũng như khí hậu, đất đai của xã, đồng thời nhận được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và đồng bào Pa Cô của xã mình. Khi về xã, đồng bào chưa ai biết trồng rừng, anh bắt tay vào trồng rừng và hướng dẫn bà con làm theo. Tiếp đó là trồng sắn để bán cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn, rồi cải tạo vườn tạp thành vùng chuyên canh cây ăn quả. Ðến nay, cả xã Hồng Thượng đã trồng được 383 ha rừng, 45 ha sắn, xây dựng được một số mô hình vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Nhờ trồng sắn, có hộ đồng bào Pa Cô thu nhập tới 40 triệu đồng/năm, làm thay đổi hẳn nhận thức của đồng bào, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở Hồng Thượng. Kỳ bầu cử HÐND cấp xã vừa rồi, đồng chí Nguyễn Văn Ðời được tín nhiệm bầu vào HÐND xã và được bầu làm Chủ tịch UBND xã.
Chúng tôi ngược lên huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) tìm gặp Trần Tấn Tài, một cán bộ "bén duyên" với đất này từ phong trào TTT tình nguyện. Sau khi tốt nghiệp Ðại học Nông Lâm Huế, năm 2002, đồng chí cùng 13 người nữa tham gia đề án đưa TTT về công tác ở các xã vùng cao, vùng sâu của Sơn Hà và được bố trí về công tác tại UBND xã Sơn Hải. Ðồng chí dành thời gian nghiên cứu địa bàn, lăn lộn xuống từng thôn, bản lắng nghe nguyện vọng của dân, rồi kết hợp chuyên môn ngành nông-lâm nghiệp của mình tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương định hướng phát triển kinh tế bằng mô hình phát triển vốn rừng, khuyến khích người dân phát triển các loại cây trồng có hiệu quả cao. Qua hai năm thử thách, Trần Tấn Tài đã được kết nạp Ðảng, được tuyển dụng vào làm việc tại Ủy ban MTTQ huyện, rồi làm Phó Bí thư huyện đoàn và hiện là Phó phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Sơn Hà. Gặp gỡ và trò chuyện với 13 TTT về Sơn Hà cùng đợt, ai cũng phấn khởi và tự hào về những việc đã làm được trong thời gian tình nguyện về cơ sở.
Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, một số địa phương có cơ chế, chính sách nhằm thu hút TTT về công tác tại các xã vùng nông thôn, miền núi. Năm 2004, khi Ðảng, Chính phủ có chủ trương cho mỗi xã vùng biên giới thêm một chức danh Phó Chủ tịch UBND, Huyện ủy A Lưới đã thống nhất quan điểm: Lựa chọn con em đồng bào ở địa phương đã tốt nghiệp các trường đại học đưa về làm Phó Chủ tịch UBND xã để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã và tạo nguồn cán bộ lâu dài cho huyện. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy A Lưới, Lê Thanh Nam cho biết: Chỉ sau hai đến ba năm công tác ở cơ sở, tất cả 12 TTT đó đều được kết nạp Ðảng. Mặc dù còn trẻ, còn thiếu kinh nghiệm, nhưng họ đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao và đã nhận được sự ủng hộ, tín nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương. Ðến nay, trong số 12 TTT đó, có một đồng chí làm Chủ tịch Hội Nông dân huyện; hai người được bầu làm Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ này. Tỉnh Quảng Ngãi đến nay đã xét tuyển 70 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy đưa đi đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và điều động về công tác tại các xã khó khăn. Hiện, đã có một TTT được bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã Bình Tân (Bình Sơn) và 15 TTT trúng cử đại biểu HÐND xã. Hai năm trước, TP Cần Thơ đã tuyển chọn và bố trí 72 cử nhân cùng một thạc sĩ về công tác ở các xã, phường, quận, huyện ở nhiều lĩnh vực. Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Hưng Yên cũng đã thu hút được 106 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy về làm công chức dự bị tại xã, phường, thị trấn. Sau một thời gian công tác, phần lớn các TTT được xét tuyển vào làm công chức xã, phường, thị trấn. Qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở, nhiều TTT đã phát huy khả năng, trưởng thành và có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần nâng cao chất lượng và bổ sung nguồn cán bộ trẻ cho cơ sở. Tuy nhiên, TTT về công tác tại cơ sở cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, rất cần các cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm giải quyết.
Những vấn đề đặt ra
Một số TTT ở TP Cần Thơ cho rằng, việc thu hút TTT tình nguyện về công tác tại cơ sở cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập, do mức trợ cấp hằng tháng còn thấp, chưa có chỗ ở, cho nên chưa đủ lực hấp dẫn TTT về công tác tại cơ sở. Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ Nguyễn Khải Hoàn, việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở chưa thật sự gắn với quy hoạch phát triển của từng cơ quan, đơn vị. Một số TTT đi đào tạo từ nguồn ngân sách địa phương, sau khi học xong không về công tác như cam kết, nhưng cũng chưa có chế tài đối với những người này. Theo Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Hưng Yên Phạm Thị Tuyến, các TTT về công tác tại cơ sở chưa lường hết những khó khăn ở cơ sở. Một số TTT không đáp ứng được yêu cầu công việc ở cơ sở.
Kết quả điều tra, khảo sát về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở 62 huyện nghèo của cả nước do Bộ Nội vụ tiến hành mới đây cho thấy: Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã còn thấp. Nhiều người không đủ điều kiện để cử đi đào tạo nâng cao trình độ (6,13% số cán bộ, công chức cấp xã có trình độ phổ thông; 62,69% có trình độ sơ cấp và trung cấp; 31,18% có trình độ cao đẳng và đại học). Cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác lãnh đạo, điều hành quản lý cũng như phương pháp vận động quần chúng. Số đông cán bộ, công chức chưa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà phụ thuộc nhiều vào cấp huyện. Kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ cũng cho thấy, có gần 99% số xã thuộc các huyện nghèo của cả nước có nhu cầu và đề nghị cơ quan có thẩm quyền bố trí những TTT về xã công tác để giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội, giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.
Trọng dụng trí thức trẻ
Ngày 26-1-2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 170/QÐ-TTg phê duyệt dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo. Dự án nhằm tăng cường nhân lực có trình độ để giúp cấp ủy, chính quyền xã thuộc các huyện nghèo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; tạo nguồn cán bộ trẻ bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của Ðảng, Nhà nước thông qua các hoạt động của lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội ở xã thuộc huyện nghèo trong cả nước; góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trẻ. Dự án được triển khai tại 600 xã trong số 894 xã thuộc 62 huyện nghèo của 20 tỉnh, thực hiện từ tháng 4-2011 đến hết tháng 6-2017, do Bộ Nội vụ phối hợp T.Ư Ðoàn triển khai.
Các TTT tình nguyện về công tác ở các xã khó khăn tỉnh Quảng Ngãi đều có chung kiến nghị: Nhà nước nên có chính sách ưu đãi và tạo mọi điều kiện thuận lợi để TTT yên tâm công tác như bố trí nơi ăn, chỗ ở, hỗ trợ thêm kinh phí sinh hoạt. Trước khi về cơ sở, TTT cần được học tiếng dân tộc thiểu số, vì hầu hết nơi họ đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Có như vậy, họ mới có điều kiện tiếp cận, trao đổi ý kiến với người dân ngay từ khi đặt chân đến địa phương công tác. Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ Nguyễn Khải Hoàn, để TTT gắn bó với cơ sở, TP Cần Thơ đang xem xét điều chỉnh, bổ sung những chính sách đãi ngộ với TTT về công tác tại cơ sở cho phù hợp thực tế, đồng thời xét tuyển các TTT có chuyên môn phù hợp vào biên chế ở cấp xã để họ yên tâm công tác.
Ðể TTT sử dụng và phát huy vốn kiến thức đã được trang bị cơ bản, hệ thống trong các trường đại học vào thực tiễn, để họ yên tâm gắn bó lâu dài với cơ sở, Vụ trưởng công tác thanh niên (Bộ Nội vụ), Vũ Ðăng Minh cho rằng: Với cơ chế, chính sách đãi ngộ khi tham gia dự án, các TTT sẽ yên tâm công tác và sẽ có nhiều đóng góp với cơ sở. Thực hiện tốt dự án này cũng là góp phần thực hiện tốt chủ trương của Ðảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
Tweet
Trí thức trẻ về cơ sở
Trong căn phòng làm việc tuềnh toàng, cũ kỹ, Chủ tịch UBND xã Hồng Thượng, huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) Nguyễn Văn Ðời trò chuyện với chúng tôi khá cởi mở. Năm 2003, Nguyễn Văn Ðời tốt nghiệp đại học ngành nông-lâm. Năm 2004, đồng chí được huyện A Lưới tuyển chọn và đưa về làm Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thượng. Sinh ra và lớn lên ở Hồng Thượng, học ngành nông-lâm, cho nên anh hiểu phong tục, tập quán, lối sống, con người cũng như khí hậu, đất đai của xã, đồng thời nhận được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và đồng bào Pa Cô của xã mình. Khi về xã, đồng bào chưa ai biết trồng rừng, anh bắt tay vào trồng rừng và hướng dẫn bà con làm theo. Tiếp đó là trồng sắn để bán cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn, rồi cải tạo vườn tạp thành vùng chuyên canh cây ăn quả. Ðến nay, cả xã Hồng Thượng đã trồng được 383 ha rừng, 45 ha sắn, xây dựng được một số mô hình vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Nhờ trồng sắn, có hộ đồng bào Pa Cô thu nhập tới 40 triệu đồng/năm, làm thay đổi hẳn nhận thức của đồng bào, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở Hồng Thượng. Kỳ bầu cử HÐND cấp xã vừa rồi, đồng chí Nguyễn Văn Ðời được tín nhiệm bầu vào HÐND xã và được bầu làm Chủ tịch UBND xã.
Chúng tôi ngược lên huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) tìm gặp Trần Tấn Tài, một cán bộ "bén duyên" với đất này từ phong trào TTT tình nguyện. Sau khi tốt nghiệp Ðại học Nông Lâm Huế, năm 2002, đồng chí cùng 13 người nữa tham gia đề án đưa TTT về công tác ở các xã vùng cao, vùng sâu của Sơn Hà và được bố trí về công tác tại UBND xã Sơn Hải. Ðồng chí dành thời gian nghiên cứu địa bàn, lăn lộn xuống từng thôn, bản lắng nghe nguyện vọng của dân, rồi kết hợp chuyên môn ngành nông-lâm nghiệp của mình tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương định hướng phát triển kinh tế bằng mô hình phát triển vốn rừng, khuyến khích người dân phát triển các loại cây trồng có hiệu quả cao. Qua hai năm thử thách, Trần Tấn Tài đã được kết nạp Ðảng, được tuyển dụng vào làm việc tại Ủy ban MTTQ huyện, rồi làm Phó Bí thư huyện đoàn và hiện là Phó phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Sơn Hà. Gặp gỡ và trò chuyện với 13 TTT về Sơn Hà cùng đợt, ai cũng phấn khởi và tự hào về những việc đã làm được trong thời gian tình nguyện về cơ sở.
Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, một số địa phương có cơ chế, chính sách nhằm thu hút TTT về công tác tại các xã vùng nông thôn, miền núi. Năm 2004, khi Ðảng, Chính phủ có chủ trương cho mỗi xã vùng biên giới thêm một chức danh Phó Chủ tịch UBND, Huyện ủy A Lưới đã thống nhất quan điểm: Lựa chọn con em đồng bào ở địa phương đã tốt nghiệp các trường đại học đưa về làm Phó Chủ tịch UBND xã để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã và tạo nguồn cán bộ lâu dài cho huyện. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy A Lưới, Lê Thanh Nam cho biết: Chỉ sau hai đến ba năm công tác ở cơ sở, tất cả 12 TTT đó đều được kết nạp Ðảng. Mặc dù còn trẻ, còn thiếu kinh nghiệm, nhưng họ đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao và đã nhận được sự ủng hộ, tín nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương. Ðến nay, trong số 12 TTT đó, có một đồng chí làm Chủ tịch Hội Nông dân huyện; hai người được bầu làm Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ này. Tỉnh Quảng Ngãi đến nay đã xét tuyển 70 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy đưa đi đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và điều động về công tác tại các xã khó khăn. Hiện, đã có một TTT được bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã Bình Tân (Bình Sơn) và 15 TTT trúng cử đại biểu HÐND xã. Hai năm trước, TP Cần Thơ đã tuyển chọn và bố trí 72 cử nhân cùng một thạc sĩ về công tác ở các xã, phường, quận, huyện ở nhiều lĩnh vực. Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Hưng Yên cũng đã thu hút được 106 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy về làm công chức dự bị tại xã, phường, thị trấn. Sau một thời gian công tác, phần lớn các TTT được xét tuyển vào làm công chức xã, phường, thị trấn. Qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở, nhiều TTT đã phát huy khả năng, trưởng thành và có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần nâng cao chất lượng và bổ sung nguồn cán bộ trẻ cho cơ sở. Tuy nhiên, TTT về công tác tại cơ sở cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, rất cần các cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm giải quyết.
Những vấn đề đặt ra
Một số TTT ở TP Cần Thơ cho rằng, việc thu hút TTT tình nguyện về công tác tại cơ sở cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập, do mức trợ cấp hằng tháng còn thấp, chưa có chỗ ở, cho nên chưa đủ lực hấp dẫn TTT về công tác tại cơ sở. Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ Nguyễn Khải Hoàn, việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở chưa thật sự gắn với quy hoạch phát triển của từng cơ quan, đơn vị. Một số TTT đi đào tạo từ nguồn ngân sách địa phương, sau khi học xong không về công tác như cam kết, nhưng cũng chưa có chế tài đối với những người này. Theo Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Hưng Yên Phạm Thị Tuyến, các TTT về công tác tại cơ sở chưa lường hết những khó khăn ở cơ sở. Một số TTT không đáp ứng được yêu cầu công việc ở cơ sở.
Kết quả điều tra, khảo sát về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở 62 huyện nghèo của cả nước do Bộ Nội vụ tiến hành mới đây cho thấy: Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã còn thấp. Nhiều người không đủ điều kiện để cử đi đào tạo nâng cao trình độ (6,13% số cán bộ, công chức cấp xã có trình độ phổ thông; 62,69% có trình độ sơ cấp và trung cấp; 31,18% có trình độ cao đẳng và đại học). Cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác lãnh đạo, điều hành quản lý cũng như phương pháp vận động quần chúng. Số đông cán bộ, công chức chưa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà phụ thuộc nhiều vào cấp huyện. Kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ cũng cho thấy, có gần 99% số xã thuộc các huyện nghèo của cả nước có nhu cầu và đề nghị cơ quan có thẩm quyền bố trí những TTT về xã công tác để giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội, giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.
Trọng dụng trí thức trẻ
Ngày 26-1-2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 170/QÐ-TTg phê duyệt dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo. Dự án nhằm tăng cường nhân lực có trình độ để giúp cấp ủy, chính quyền xã thuộc các huyện nghèo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; tạo nguồn cán bộ trẻ bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của Ðảng, Nhà nước thông qua các hoạt động của lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội ở xã thuộc huyện nghèo trong cả nước; góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trẻ. Dự án được triển khai tại 600 xã trong số 894 xã thuộc 62 huyện nghèo của 20 tỉnh, thực hiện từ tháng 4-2011 đến hết tháng 6-2017, do Bộ Nội vụ phối hợp T.Ư Ðoàn triển khai.
Các TTT tình nguyện về công tác ở các xã khó khăn tỉnh Quảng Ngãi đều có chung kiến nghị: Nhà nước nên có chính sách ưu đãi và tạo mọi điều kiện thuận lợi để TTT yên tâm công tác như bố trí nơi ăn, chỗ ở, hỗ trợ thêm kinh phí sinh hoạt. Trước khi về cơ sở, TTT cần được học tiếng dân tộc thiểu số, vì hầu hết nơi họ đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Có như vậy, họ mới có điều kiện tiếp cận, trao đổi ý kiến với người dân ngay từ khi đặt chân đến địa phương công tác. Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ Nguyễn Khải Hoàn, để TTT gắn bó với cơ sở, TP Cần Thơ đang xem xét điều chỉnh, bổ sung những chính sách đãi ngộ với TTT về công tác tại cơ sở cho phù hợp thực tế, đồng thời xét tuyển các TTT có chuyên môn phù hợp vào biên chế ở cấp xã để họ yên tâm công tác.
Ðể TTT sử dụng và phát huy vốn kiến thức đã được trang bị cơ bản, hệ thống trong các trường đại học vào thực tiễn, để họ yên tâm gắn bó lâu dài với cơ sở, Vụ trưởng công tác thanh niên (Bộ Nội vụ), Vũ Ðăng Minh cho rằng: Với cơ chế, chính sách đãi ngộ khi tham gia dự án, các TTT sẽ yên tâm công tác và sẽ có nhiều đóng góp với cơ sở. Thực hiện tốt dự án này cũng là góp phần thực hiện tốt chủ trương của Ðảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn.