Phát động Ngày hội học sinh, sinh viên nói không với bạo lực gia đình
20:27 27/09/2014 1138
Công tác giáo dục Web.ĐTN: Sáng ngày 27/9, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động ngày hội học sinh, sinh viên nói không với bạo lực gia đình và triển khai Đề án Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020.
Dự Lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nguyễn Long Hải - Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Vũ Thanh Liêm – Giám đốc Trung tâm TTN Trung ương thuộc Trung ương Đoàn cùng đông đảo các thầy cô giáo, đoàn viên, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Các đại biểu và đông đảo các bạn đoàn viên, sinh viên tham dự Lễ phát động |
Ở Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII kỳ họp thứ hai thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực từ ngày
Đề án Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 11/11/2013 được triển khai bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2020. Đề án nhằm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc để bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Mục tiêu cụ thể của Đề án là đến năm 2020, 95% học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ giáo dục và phụ huynh được trang bị, phổ biến kiến thức, kỹ năng giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình. Cũng theo Quyết định 2170/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức giáo dục tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình; xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc, phòng, chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình cho đoàn viên thanh niên. |
01/7/2008 đã định nghĩa: 'Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình'. Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất, tinh thần và cả về kinh tế; ngoài ra, theo phân loại các hình thức bạo lực gia đình còn có cả yếu tố bạo lực tình dục.
Theo Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là do tư tưởng bất bình đẳng giới, lối xử sự gia trưởng từng tồn tại dai dẳng ở nước ta. Cũng theo báo cáo của Hội LHPN Việt Nam, các vụ bạo hành phụ nữ, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại khu vực nông thôn. Với mục đích làm cho cộng đồng hiểu hơn về vai trò của gia đình và phụ nữ trong giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Nguyên nhân bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, con cái vi phạm pháp luật... Ðây là nhóm nguyên nhân được nhiều người đồng thuận nhất, bởi ai cũng dễ thấy tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình thì thường dẫn đến vợ chồng lục đục, kinh tế khó khăn, suy sụp, mâu thuẫn vợ chồng gay gắt và khi đó, bạo hành đối với vợ con là điều khó tránh khỏi.
Tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa đã phát biểu khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách sống cho mỗi con người. Xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc là trách nhiệm của mỗi chúng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật để đảm bảo sự phát triển bền vững của gia đình. Đặc biệt ngày 11/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 2170 về triển khai thực hiện Đề án Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020 của ngành giáo dục nhằm xây dựng, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Theo Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là do tư tưởng bất bình đẳng giới, lối xử sự gia trưởng từng tồn tại dai dẳng ở nước ta. Cũng theo báo cáo của Hội LHPN Việt Nam, các vụ bạo hành phụ nữ, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại khu vực nông thôn. Với mục đích làm cho cộng đồng hiểu hơn về vai trò của gia đình và phụ nữ trong giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Nguyên nhân bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, con cái vi phạm pháp luật... Ðây là nhóm nguyên nhân được nhiều người đồng thuận nhất, bởi ai cũng dễ thấy tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình thì thường dẫn đến vợ chồng lục đục, kinh tế khó khăn, suy sụp, mâu thuẫn vợ chồng gay gắt và khi đó, bạo hành đối với vợ con là điều khó tránh khỏi.
Tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa đã phát biểu khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách sống cho mỗi con người. Xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc là trách nhiệm của mỗi chúng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật để đảm bảo sự phát triển bền vững của gia đình. Đặc biệt ngày 11/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 2170 về triển khai thực hiện Đề án Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020 của ngành giáo dục nhằm xây dựng, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Lễ phát động |
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: "Xây dựng gia đình luôn gắn với phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình là vấn đề được cả xã hội rất quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Chính vì vậy học sinh, sinh viên chúng ta là những chủ nhân tương lai của đất nước cần được giáo dục sớm theo những cách tiếp cận phù hợp không chỉ thông qua các nội dung trên lớp mà còn cần được trải nghiệm qua các hoạt động thực tế”.
“Ngoài việc nâng cao nhận thức của chính mình, học sinh, sinh viên còn là những tuyên truyền viên phòng chống bạo lực gia đình trong xã hội vì vậy việc tuyên truyền để thay đổi nhận thức hành vi của giới trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng" - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa mong muốn.
Với việc triển khai thực hiện Đề án Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 2170 thì Đề án sẽ nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng và chuyển đổi hành vi phòng chống bạo lực gia đình trong các ngành học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên tại các cơ sở giáo dục.
Đề án được triển khai trong nhà trường bằng hình thức chính khóa thông qua nội dung các môn học từ cấp THPT đến Cao đẳng, Đại học. Đặc biệt, hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong các nhà trường cũng sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc can thiệp phòng ngừa nhằm xử lý kịp thời các trường hợp liên quan đến bạo lực gia đình trong học sinh, sinh viên, các tổ chức chính trị - xã hội...
Nhằm góp phần đẩy lùi nói không với bạo lực gia đình trong học sinh, sinh viên, trong những năm qua, Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên các cấp đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần nâng cao nhận thức cho giới trẻ về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. Trong đó, đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về luật bình đẳng giới.
Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Long Hải phát biểu |
Tại Lễ phát động, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Long Hải đã phát biểu và cho rằng, Lễ phát động là cơ hội để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam các cấp tiếp tục hưởng ứng và tham gia với những nội dung cụ thể.
Theo Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Long Hải, thách thức trong việc xây dựng gia đình và bình đẳng giới còn lớn, tình trạng bạo lực trong giới trẻ và học đường vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em, bạo lực trên cơ sở giới ảnh hưởng tới phụ nữ và trẻ em gái…
Để từng bước nâng cao thái độ, hành vi ứng xử của thanh niên, học sinh, sinh viên với phòng chống bạo lực gia đình, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Long Hải đề nghị tổ chức Đoàn, Hội Sinh viên các cấp cần tăng cường tuyền truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ thanh niên, học sinh, sinh viên về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, sân khấu hóa, lồng ghép các nội dung vào sinh hoạt định kỳ và các hoạt động khác có liên quan của Đoàn, Hội Sinh viên. Ngoài ra, Đoàn, Hội Sinh viên tiếp tục duy trì lồng ghép và mở rộng các mô hình can thiệp về bình đẳng giới như: CLB gia đình trẻ, CLB tiền hôn nhân, CLB giới và gia đình, CLB Kỹ năng sống, CLB Sức khỏe sinh sản vị thanh niên… Các cấp bộ Đoàn, Hội sin viên các cấp chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức liên quan kiên quyết đấu tranh chống những hành vi bạo lực gia đình, phân biệt đối xử theo giới... để thông qua đó, từng bước nâng cao thái độ, hành vi ứng xử của thanh niên, học sinh, sinh viên với vấn đề phòng chống bạo lực gia đình.
Tiểu phẩm Kịch tương tác do chính các bạn sinh viên thể hiện
|