Ông Huỳnh Văn Phê - 20 năm mở lớp học tình thương
10:41 26/12/2013 3055
Công tác giáo dục Web.ĐTN: Suốt 20 năm qua, ông bà Huỳnh Văn Phê, Huỳnh Thị Lành ở ấp Tân Lập xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã mở lớp học tình thương và trực tiếp tình nguyện đứng lớp dạy dỗ những đứa trẻ tại nơi mình sống.
Ông Huỳnh Văn Phê |
Khó khăn những ngày đầu
Nằm ở địa bàn giáp ranh giữa 3 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, nhưng hồi ấy ấp Tân Lập còn hoang sơ lắm.
Lúc đó cả ấp mới có gần 300 hộ dân thì đã có tới trên 200 hộ là dân nhập cư, đến làm thuê trong các lò gạch. Hầu hết là nhà nghèo, lại thường đông con nên việc trông nom, dạy bảo con cái đã ít được quan tâm.
Nghĩ là làm, năm 1994, ông bà Phê đã đứng ra mở lớp học tình thương và nhường cả căn chòi ọp ẹp của mình để làm lớp. Không có bàn ghế cho lớp, ông bà Phê đã thay nhau đi xin từng miếng ván, khúc gỗ về để tự đóng những chiếc bàn, chiếc ghế giúp bọn trẻ vốn nghèo có nơi để học đọc, học viết.
Có bàn, có ghế nhưng thiếu sách, vở cho bọn trẻ và lại một lần nữa ông bà Phê lại trích số tiền ít ỏi để “sắm” đồ dùng học tập cho bọn trẻ.
Những ngày đầu mở lớp chỉ có vài ba cháu đến học, đông dần cũng lên đến 40 cháu đến học. Từ khi đến lớp học, nhiều gia đình thấy bọn trẻ bớt chơi hơn, vừa biết đọc, biết chữ, ngoan ngoãn hơn nên đã một số gia đình đã chủ động tự nguyện đóng góp mỗi tháng 15.000 đồng/cháu.
Nằm ở địa bàn giáp ranh giữa 3 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, nhưng hồi ấy ấp Tân Lập còn hoang sơ lắm.
Lúc đó cả ấp mới có gần 300 hộ dân thì đã có tới trên 200 hộ là dân nhập cư, đến làm thuê trong các lò gạch. Hầu hết là nhà nghèo, lại thường đông con nên việc trông nom, dạy bảo con cái đã ít được quan tâm.
Nghĩ là làm, năm 1994, ông bà Phê đã đứng ra mở lớp học tình thương và nhường cả căn chòi ọp ẹp của mình để làm lớp. Không có bàn ghế cho lớp, ông bà Phê đã thay nhau đi xin từng miếng ván, khúc gỗ về để tự đóng những chiếc bàn, chiếc ghế giúp bọn trẻ vốn nghèo có nơi để học đọc, học viết.
Có bàn, có ghế nhưng thiếu sách, vở cho bọn trẻ và lại một lần nữa ông bà Phê lại trích số tiền ít ỏi để “sắm” đồ dùng học tập cho bọn trẻ.
Những ngày đầu mở lớp chỉ có vài ba cháu đến học, đông dần cũng lên đến 40 cháu đến học. Từ khi đến lớp học, nhiều gia đình thấy bọn trẻ bớt chơi hơn, vừa biết đọc, biết chữ, ngoan ngoãn hơn nên đã một số gia đình đã chủ động tự nguyện đóng góp mỗi tháng 15.000 đồng/cháu.
Ông Huỳnh Văn Phê trả lời các phóng viên báo chí |
Lấy niềm vui dạy học là chính, mỗi ngày phải lên lớp từ 2 đến 3 ca, tối phải thức khuya để soạn giáo án. Ông Phê dạy các em nhỏ lớp 1, lớp 2, còn những em lớn lớp 3, lớp 4 do bà Lành dạy. Thấy được việc làm ý nghĩa của ông bà, sinh viên các Trường Đại học, Trung cấp đã tình nguyện đến đứng lớp giúp ông bà Phê dạy các cháu.
Ông Phê cho biết, hàng ngày tôi dậy theo giờ nhà nước, sáng từ 7 giờ đến 12 giờ và nay tôi đã gần 78 tuổi rồi nên chiều đến tôi để các cháu sinh viên dạy và các cháu bây giờ còn được học cả vi tính nữa.
Chia sẻ về những lo toan vất vả của mình, ông Phê cho biết thêm, “Lớp học chúng tôi khó khăn lắm chứ, nhưng vợ chồng tôi vẫn quyết tâm dạy các cháu. Cũng có ý kiến này, ý kiến kia, nhưng rồi dần họ cũng hiểu ra”.
Được biết, ông bà Phê đã đưa nhiều cháu đến học các trường nhưng chỉ được số ít, số còn lại do nhà nghèo nên các cháu đã không theo học được.
Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Phan Văn Mãi và bà Patrica English – Trưởng đại diện Chương trình tình nguyện Liên hợp quốc tại Việt Nam trao giải cho 10 cá nhân tình nguyện tiêu biểu xuất sắc 2013 |
Công sức đã được ghi nhận
Từ lớp học mái tranh tạm bợ với 20 học sinh ban đầu thì đến nay lớp học đã khang trang
“Một tình nguyện viên, mái đầu đã điểm bạc. Hai bác đã tổ chức một lớp học tình thương, trong 19 năm qua đã có trên 1 nghìn em đã học lớp này và sau đó được vào các trường học, hòa nhập với bạn bè, trong đó có nhiều em được học hành tử tế và trở thành người có ích. Một công việc mới nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi sự kiên trì 20 năm qua. Nếu không có sự giúp đỡ đó thì hàng ngàn em này chưa chắc đã biết đến cái chữ và nhiều điều đằng sau đó nữa”. Đ/c Phan Văn Mãi, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam nhận xét về việc làm của ông Huỳnh Văn Phê. |
hơn thu hút hơn 100 em đến học.
20 năm đã trôi qua với trên 1.000 học sinh lớn lên từ lớp học tình thương này và trong số đó có nhiều em vượt qua bao khó khăn, vất vả để ngẩng cao đầu bước chân vào các trường Đại học Sư phạm, Đại học Nông Lâm, … nhiều em học giỏi cấp thành phố; cũng có nhiều em đã đi làm với mức thu nhập ổn định.
Ghi nhận những thành tích của ông bà Phê trong công tác giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục; UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cũng đã trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho ông bà.
Ông Huỳnh Ngọc Phê tâm sự “Tôi học và làm theo tấm gương Bác Hồ, không đòi hỏi gì cho mình, chỉ cần có cái tâm mình dạy dỗ các cháu. Mong các cháu trở thành những người công dân có ích cho xã hội, có học, biết tôn trọng pháp luật” .
Vinh dự đến với ông bà Phê, ngày 7/12/2013 vừa qua, ông Huỳnh Văn Phê đã được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc (UNV) trao tặng Giải thưởng tình nguyện Quốc gia 2013 dành cho các tổ chức, cá nhân vì đã có nhiều cống hiến và đóng góp xuất sắc trong phong trào tình nguyện vì cộng đồng.
Tweet
20 năm đã trôi qua với trên 1.000 học sinh lớn lên từ lớp học tình thương này và trong số đó có nhiều em vượt qua bao khó khăn, vất vả để ngẩng cao đầu bước chân vào các trường Đại học Sư phạm, Đại học Nông Lâm, … nhiều em học giỏi cấp thành phố; cũng có nhiều em đã đi làm với mức thu nhập ổn định.
Ghi nhận những thành tích của ông bà Phê trong công tác giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục; UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cũng đã trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho ông bà.
Ông Huỳnh Ngọc Phê tâm sự “Tôi học và làm theo tấm gương Bác Hồ, không đòi hỏi gì cho mình, chỉ cần có cái tâm mình dạy dỗ các cháu. Mong các cháu trở thành những người công dân có ích cho xã hội, có học, biết tôn trọng pháp luật” .
Vinh dự đến với ông bà Phê, ngày 7/12/2013 vừa qua, ông Huỳnh Văn Phê đã được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc (UNV) trao tặng Giải thưởng tình nguyện Quốc gia 2013 dành cho các tổ chức, cá nhân vì đã có nhiều cống hiến và đóng góp xuất sắc trong phong trào tình nguyện vì cộng đồng.