Nhà báo trẻ, văn nghệ sỹ trẻ góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
15:09 07/03/2013 4645
Công tác giáo dục Web.ĐTN: Đông đảo các nhà báo trẻ và văn nghệ sỹ trẻ đã tham dự Hội nghị sáng ngày 6/3 và có nhiều ý kiến đóng góp giá trị vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Dự Hội nghị góp ý có TS. Nguyễn Sỹ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp; GS.TS Hoàng Chí Bảo - Uỷ viên thư ký Hội đồng lý luận Trung ương; TS. Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thành viên Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp; đồng chí Dương Văn An – Bí thư Trung ương Đoàn; Tổng Biên tập Báo Tiền phong Lê Xuân Sơn; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đại diện các Ban Trung ương Đoàn và đặc biệt là sự có mặt của các nhà báo trẻ, văn nghệ sỹ trẻ.
Đ/c Dương Văn An – Bí thư Trung ương Đoàn phát biểu khai mạc Hội nghị |
Phát biểu khai mạc Hội nghị góp ý, đồng chí Dương Văn An khẳng định, đây là diễn đàn để phóng viên báo chí, văn nghệ sỹ trẻ phát huy trí tuệ góp ý vào đạo luật quan trọng của đất nước.
Đồng chí mong muốn, các các nhà báo trẻ và văn nghệ sỹ trẻ có thể trao đổi đóng góp những ý kiến thẳng thắn, những suy nghĩ và mong ước của mình giúp Ban tổ chức Hội nghị có cơ sở ghi chép báo cáo với Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ban soạn thảo để trình Quốc hội xem xét, nghiên cứu.
Bí thư Trung ương Đoàn Dương Văn An cho biết thêm, Trung ương Đoàn đã tổ chức 5 hội nghị góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho các đối tượng đoàn viên thanh niên trong khối lực lượng vũ trang; sinh viên, trí thức trẻ; doanh nhân trẻ; chức sắc tôn giáo và thanh niên công nhân viên chức.
Nhà thơ, dịch giả Hữu Việt |
Tại Hội nghị, các đại biểu đã sôi nổi thảo luận, góp ý kiến nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp lần này. Bên cạnh những tham luận được chuẩn bị của các văn nghệ sĩ trẻ, nhà báo trẻ, đã có 12 ý kiến được trao đổi trực tiếp khẳng định Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều điểm mới nổi bật và mong muốn trong Hiến pháp sửa đổi sẽ chú trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời nêu có điều riêng về thanh niên như đã có trong Điều 66 của Hiến pháp năm 1992.
Mở đầu cho các ý kiến, Nhà thơ, dịch giả Hữu Việt cho rằng Hiến pháp sửa đổi ngoài điều 66 thì điều 36 của Hiến pháp hiện hành cũng nhấn mạnh trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, có thể bổ sung vào điều 9, 10 của Hiến pháp. Ngoài ra, các quyền cụ thể được đề cập trong các điều, khoản của chương 2 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong dự thảo cũng thu hút nhiều ý kiến góp ý. Chia sẻ băn khoăn về điều 21: “Mọi người có quyền sống”, Nhà thơ, dịch giả Hữu Việt cho rằng đây là quy định rất chung, do đó đề xuất cần nêu rõ là “Quyền cơ bản của con người”.
Đồng tình với ý kiến của nhà thơ, dịch giả Hữu Việt, T.S Giáo dục Nguyễn Thụy Anh cho rằng nên có ngày Hiến pháp để cho người dân biết và hiểu hơn về Hiến pháp của đất nước.
TS Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh phân tích mục 2, Điều 66 trong Dự thảo Hiến pháp nêu: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục…”, cụm từ “ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện…” chưa thực sự rõ ràng. Ưu tiên đến mức nào và tạo điều kiện đến mức nào? Có hạn chế gì không?
Mở đầu cho các ý kiến, Nhà thơ, dịch giả Hữu Việt cho rằng Hiến pháp sửa đổi ngoài điều 66 thì điều 36 của Hiến pháp hiện hành cũng nhấn mạnh trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, có thể bổ sung vào điều 9, 10 của Hiến pháp. Ngoài ra, các quyền cụ thể được đề cập trong các điều, khoản của chương 2 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong dự thảo cũng thu hút nhiều ý kiến góp ý. Chia sẻ băn khoăn về điều 21: “Mọi người có quyền sống”, Nhà thơ, dịch giả Hữu Việt cho rằng đây là quy định rất chung, do đó đề xuất cần nêu rõ là “Quyền cơ bản của con người”.
Đồng tình với ý kiến của nhà thơ, dịch giả Hữu Việt, T.S Giáo dục Nguyễn Thụy Anh cho rằng nên có ngày Hiến pháp để cho người dân biết và hiểu hơn về Hiến pháp của đất nước.
TS Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh phân tích mục 2, Điều 66 trong Dự thảo Hiến pháp nêu: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục…”, cụm từ “ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện…” chưa thực sự rõ ràng. Ưu tiên đến mức nào và tạo điều kiện đến mức nào? Có hạn chế gì không?
T.S Giáo dục Nguyễn Thụy Anh |
Theo TS Thụy Anh, trong Hiến pháp cũng cần nêu rõ hơn về quy định phổ cập giáo dục. Trước đây, trong Hiến pháp 1992 có nêu: “Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác” nhưng trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã bỏ qua. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng để thực hiện phổ cập giáo dục…
Như vậy, cần phổ cập giáo dục đến cấp nào? Bổ sung ý này cũng là để phù hợp với Điều 42: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Nhấn mạnh phổ cập giáo dục là làm sáng tỏ quyền cũng như nghĩa vụ của mỗi công dân.
“Mọi người có quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa”, Điều 44, một điều mới trong Dự thảo được Nghệ sỹ Ưu tú, biên đạo múa – Phó Trưởng đoàn Ca Múa Nhạc Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam Cao Ngọc Ánh coi là một bước tiến trong việc xác lập đầy đủ hơn về quyền con người.
Theo nghệ sỹ Cao Ngọc Ánh, đây cũng chính là cơ sở cho các địa phương, các đơn vị nghệ thuật nâng cao trách nhiệm để người dân được hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Là một trong những phóng viên theo sát phản ánh quá trình lấy ý kiến nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, phóng viên trẻ Báo Thanh niên Đinh Thị Nguyệt Minh nhận xét, trong Dự thảo không có một điều khoản nào nói về vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên cũng không được quy định, trong khi Hiến pháp hiện hành tại Điều 36 và Điều 66 có quy định khá cụ thể về nội dung này. Phóng viên Nguyệt Minh đề nghị giữ lại Điều 36 và Điều 66.
Từ thực tiễn xã hội nhiều năm qua, đặc biệt những năm gần đây có nhiều người có nhu cầu
Phóng viên trẻ Đinh Thị Nguyệt Minh |
chuyển đổi giới tính, từ nam thành nữ và ngược lại và dự báo trong tương lai, xu hướng chuyển đổi giới tính ngày một nhiều, chị Minh thấy nếu chỉ quy định nam, nữ có quyền kết hôn như trong Dự thảo tại Điều 39 thì không bao quát đủ nhu cầu mọi giới trong xã hội về quyền được kết hôn, lập gia đình chính đáng.
Để bảo đảm sức sống lâu dài của Hiến pháp cũng như bảo đảm tôn trọng quyền lựa chọn giới tính, quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân của mỗi công dân, phóng viên trẻ Nguyệt Minh đề nghị sửa nội dung quy định trên là: “Mọi công dân Việt Nam đều có quyền kết hôn...”.
Trích khoản 3 Điều 123 trong Dự thảo: “Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý”, nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú (Tạp chí văn nghệ Quân đội) đề nghị bỏ cụm từ “đều bị xử lý” mà nên đưa từ “Nghiêm cấm” vào đầu câu, vừa khẳng định được nội dung lại vừa đảm bảo tính khái quát.
Khoản 3, Điều 22 viết “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý”. Nhà văn Nguyễn Đình Tú đề nghị bỏ các từ “y học, dược học” và “hình thức” vì khoa học là nói chung, còn y học, dược học là các chuyên ngành cụ thể, khái quát bằng một từ “khoa học” là đủ. Mặt khác nói đến thử nghiệm đương nhiên là phải thực hiện dưới dạng một hình thức nào đó, vì vậy đưa hai từ “hình thức” vào đây là thừa.
Ngoài ra cũng nên có quy định về hạn chế quyền của công dân; tại khoản 3, Điều 66 (mới) (sửa đổi, bổ sung Điều 35, Điều 36), chương 3 có nói phát triển giáo dục trước hết là có mục đích nâng cao dân trí, vì thế, cụm từ này, thiết nghĩ, nên đặt lên trước, sau đó mới đến mục đích hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân...Cụm từ “đào tạo nhân lực” nên được đưa vào mệnh đề sau cùng của mục 1: “đào tạo nhân lực, người lao động có nghề, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.” sẽ hợp với ngữ cảnh và chính xác hơn…
Để bảo đảm sức sống lâu dài của Hiến pháp cũng như bảo đảm tôn trọng quyền lựa chọn giới tính, quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân của mỗi công dân, phóng viên trẻ Nguyệt Minh đề nghị sửa nội dung quy định trên là: “Mọi công dân Việt Nam đều có quyền kết hôn...”.
Trích khoản 3 Điều 123 trong Dự thảo: “Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý”, nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú (Tạp chí văn nghệ Quân đội) đề nghị bỏ cụm từ “đều bị xử lý” mà nên đưa từ “Nghiêm cấm” vào đầu câu, vừa khẳng định được nội dung lại vừa đảm bảo tính khái quát.
Khoản 3, Điều 22 viết “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý”. Nhà văn Nguyễn Đình Tú đề nghị bỏ các từ “y học, dược học” và “hình thức” vì khoa học là nói chung, còn y học, dược học là các chuyên ngành cụ thể, khái quát bằng một từ “khoa học” là đủ. Mặt khác nói đến thử nghiệm đương nhiên là phải thực hiện dưới dạng một hình thức nào đó, vì vậy đưa hai từ “hình thức” vào đây là thừa.
Ngoài ra cũng nên có quy định về hạn chế quyền của công dân; tại khoản 3, Điều 66 (mới) (sửa đổi, bổ sung Điều 35, Điều 36), chương 3 có nói phát triển giáo dục trước hết là có mục đích nâng cao dân trí, vì thế, cụm từ này, thiết nghĩ, nên đặt lên trước, sau đó mới đến mục đích hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân...Cụm từ “đào tạo nhân lực” nên được đưa vào mệnh đề sau cùng của mục 1: “đào tạo nhân lực, người lao động có nghề, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.” sẽ hợp với ngữ cảnh và chính xác hơn…
Quang cảnh Hội nghị |
Phát biểu với Hội nghị, đồng chí Dương Văn An đã xin tiếp thu, tổng hợp các ý kiến để báo cáo với Ủy ban sửa đổi Hiến pháp và mong muốn các văn nghệ sĩ trẻ, nhà báo trẻ tiếp tục tham gia và ủng hộ cho sự phát triển của Đoàn không chỉ trong đóng góp sửa đổi Hiến pháp mà còn trong chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ.
Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, đồng chí Dương Văn An đề nghị các cơ quan báo chí, xuất bản của Trung ương Đoàn, cũng như các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc tiếp tục phản ảnh việc đóng góp ý kiến của nhân dân, đặc biệt là của thanh niên vào sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời yêu cầu các cơ quan báo chí thuộc hệ thống Đoàn, Hội cử phóng viên tiếp tục theo dõi, phản ánh nội dung, phỏng vấn các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và nhân dân vào sửa đổi Hiến pháp năm 1992.