Người trẻ tình nguyện giúp các xã nghèo vượt khó
15:13 01/12/2011 602
Công tác giáo dục Web.ĐTN: Trong khi có nhiều bạn trẻ tốt nghiệp Đại học đã ở lại “bám trụ” ở các thành phố lớn để tìm cho mình một công việc an nhàn, với mức lương hậu hĩnh; thì lại có những bạn trẻ với quyết tâm và bản lĩnh của mình muốn được “thử lửa” nơi gian khó, đem tri thức của mình đến với những người dân đang còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, để giúp họ xóa đói thoát nghèo.
Khi Tổ quốc cần người trẻ
Phạm Văn Bắc, tốt nghiệp Đại học Quảng Bình vào tháng 7/2011 với tấm bằng loại giỏi, Bắc cho biết: Dự án là cơ hội tốt để tự rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành và quan trọng hơn là được đóng góp công sức của mình trong sự nghiệp phát triển và đời sống tinh thần cho bà con nhân dân còn khó khăn ở tỉnh Quảng Bình.
Phạm Văn Bắc, tốt nghiệp Đại học Quảng Bình vào tháng 7/2011 với tấm bằng loại giỏi, Bắc cho biết: Dự án là cơ hội tốt để tự rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành và quan trọng hơn là được đóng góp công sức của mình trong sự nghiệp phát triển và đời sống tinh thần cho bà con nhân dân còn khó khăn ở tỉnh Quảng Bình.
ĐVTN tình nguyện tham gia trồng phi lao chắn sóng tại tỉnh Nam Định |
Có mặt trong danh sách các đội viên của Dự án 600 trí thức trẻ và đặc biệt là đội viên tham gia một trong 11 xã nghèo của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới, Bắc khoe với chúng tôi: Trước khi tham gia Dự án, Bắc đã có 3 năm tham gia chương trình tình nguyện tại các xã Tân Hóa, Trọng Hóa, Minh hóa của huyện Minh Hóa.
“Ưu tiên đầu tiên khi được về làm Phó Chủ tịch xã đối với tôi là giúp bà con xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất. Tiếp đó là nâng cao đời sống về mặt tinh thần và đặc biệt là văn hóa giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc như: đồng bào Rục ở Trọng Hóa, đồng bào người Khùa, người Rục,…” – Bắc tâm sự.
Cùng tham gia dự án lần này, bạn gái Đỗ Thị Thanh Tình đến từ huyện Đa – Krông, tỉnh Quảng Trị có nguyện vọng được cống hiến sức trẻ trên chính quê hương mình. Tình cho chúng tôi biết: Đời sống của người dân huyện Đa – Krông còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng dân tộc Vân Kiều, Pa Cô … Mong muốn của tôi là được đóng góp công sức của mình giúp bà con dân tộc xóa đói giảm nghèo.
Trang bị kỹ năng “cần” cho các bạn trẻ
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh, các đội viên của dự án là những người vừa
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh |
mới tốt nghiệp Đại học hoặc có đội viên trải qua công tác nhưng chưa trải qua công tác quản lý. Để giúp cho các đội viên dự án thực hiện, Bộ Nội vụ đã tập trung bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng cần thiết và cụ thể kết hợp với đi thực tế.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, có ý kiến cho rằng, các đội viên chỉ có lý thuyết mà chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và nhất là kinh nghiệm trong công tác quản lý khi thực hiện dự án với vai trò là Phó Chủ tịch xã.
“Chúng tôi tin rằng các đội viên sẽ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ” - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh khẳng định.
Năm 2011, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức 3 lớp bồi dưỡng cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã, trong đó tại Cao Bằng là 66 đội viên của 02 tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn; Sơn La với 61 đội viên của tỉnh Sơn La và Yên Bái; 53 đội viên của tỉnh Lâm đồng, Ninh Thuận, Kon Tum và Quảng Nam. Theo chương trình, lớp bồi dưỡng diễn ra trong thời gian 3 tháng, trong đó có gần 2 tháng các đội viên tham gia học tập tại trường, nội dung tập trung chủ yếu về: Kiến thức chung về Quản lý Nhà nước; Quản lý Nhà nước về các lĩnh vực ở xã và Kỹ năng cần thiết đối với Phó Chủ tịch xã.
Mới đây (ngày 22/11), lớp thứ tư bồi dưỡng cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã đã được tổ chức tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Trong số 44 đội viên tham gia lần này, có 26 đội viên của tỉnh Nghệ An, 11 đội viên thuộc tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị có 7 đội viên.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, có ý kiến cho rằng, các đội viên chỉ có lý thuyết mà chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và nhất là kinh nghiệm trong công tác quản lý khi thực hiện dự án với vai trò là Phó Chủ tịch xã.
“Chúng tôi tin rằng các đội viên sẽ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ” - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh khẳng định.
Năm 2011, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức 3 lớp bồi dưỡng cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã, trong đó tại Cao Bằng là 66 đội viên của 02 tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn; Sơn La với 61 đội viên của tỉnh Sơn La và Yên Bái; 53 đội viên của tỉnh Lâm đồng, Ninh Thuận, Kon Tum và Quảng Nam. Theo chương trình, lớp bồi dưỡng diễn ra trong thời gian 3 tháng, trong đó có gần 2 tháng các đội viên tham gia học tập tại trường, nội dung tập trung chủ yếu về: Kiến thức chung về Quản lý Nhà nước; Quản lý Nhà nước về các lĩnh vực ở xã và Kỹ năng cần thiết đối với Phó Chủ tịch xã.
Mới đây (ngày 22/11), lớp thứ tư bồi dưỡng cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã đã được tổ chức tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Trong số 44 đội viên tham gia lần này, có 26 đội viên của tỉnh Nghệ An, 11 đội viên thuộc tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị có 7 đội viên.
Những khó khăn
Kết thúc lớp bồi dưỡng và 4 tuần đi thực tế, các trí thức trẻ của dự án sẽ chính thức bước môi trường thực tiễn của các xã nghèo, đặc biệt hơn là họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trước mắt trên cương vị của lãnh đạo của một địa phương, một xã xa xôi nhất, nghèo nhất trong thời gian “thử lửa” này. Những khó khăn đó không chỉ là sự thiếu thốn về vật chất và mặt tinh thần mà còn là cả sự “lạ nước, lạ cái”; rào cản ngôn ngữ, văn hóa; liệu họ có phải đối mặt với sự đố kỵ, so bì, tư tưởng địa phương cục bộ ... và làm thế nào để dân hiểu, dâ làm, dân tin.
Vượt 110km, chúng tôi đến xã Yên Hóa một trong 11 xã nghèo của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Với diện tự nhiên gần 3.500 km2, có tổng số 1.013 hộ, 3.995 nhân khẩu, 2.542 người trong độ tuổi lao động, đất nông, lâm nghiệp ít, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng không ít cho người dân nơi đây trong phát triển nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế nhằm thoát nghèo.
Làm việc với lãnh đạo xã và các đoàn thể xã Yên Hóa về dự án trí thức trẻ sẽ được triển khai trong thời tới đây, đồng chí Đinh Xuân Hóa, Chủ tịch UBND xã cho biết, rất phấn khởi khi được đón trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch của xã. Xã đã có phương án bố trí công tác, tạo điều kiện thuận lợi về nơi ăn, ở trong điều kiện thực tế của xã.
Cán bộ trẻ được tăng cường về xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình |
Tuy nhiên, đồng chí Đinh Xuân Hóa cũng cho biết thêm về những khó khăn mà đối với các đồng chí trí thức trẻ khi về công tác sẽ không tránh khỏi, đó là địa bàn công tác mới; trong quan hệ gần dân phải hết sức cẩn thận, bình tĩnh tránh nôn nóng, phải biết tiếp thu ý kiến của mọi người để sửa chữa thì mới mong phát triển hoàn thành được nhiệm vụ.
Còn với các bạn trẻ họ sẽ không khỏi không nghĩ đến những khó khăn trước mắt. Chia sẽ với những khó khăn mà mình sẽ gặp phải, Phạm Văn Bắc (đội viên tỉnh Quảng Bình) cho biết: Vì trước đây tôi sống ở thành phố, nay xuống công tác tại các xã vùng cao nên nhận thấy điều kiện của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tôi phải làm sao hòa đồng được với mọi người, tạo được sự tin tưởng của các đồng chí trong cấp ủy, chính quyền xã. Tôi vẫn còn băn khoăn là một người trẻ như tôi khi về đó tôi sẽ làm được những gì mà nhân dân mong đợi ?
Băn khoăn là vậy, nhưng Bắc vẫn hy vọng trong thời gian làm Phó Chủ tịch xã tại huyện Minh Hóa tới đây sẽ nhận được sự tin tưởng, hòa đồng của lãnh đạo, cán bộ xã nơi công tác và sự yêu mến của nhân dân.
Với bạn Đỗ Thị Thanh Tình, hy vọng nơi đến công tác sẽ có được mối hòa đồng, giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành tốt công việc mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Để chia sẻ vợi bớt những khó khăn mà các trí thức trẻ sẽ gặp phải, trao đổi với đồng chí Đinh Hồng Hộ, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, đồng chí cho biết, hiện huyện Minh Hóa đã có phương án đón và chuẩn bị các điều kiện để tạo điều kiện cho các trí thức trẻ về làm việc, trước mắt sẽ đảm bảo được nơi làm việc, nơi ăn, nghỉ. Trong quá trình làm việc, cấp ủy đảng và chính quyền địa phương sẽ có trách nhiệm cùng trí thức trẻ tổ chức thực hiện ở tất cả các lĩnh vực, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ, có như vậy mới trưởng thành được.
Đối với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Tôi rất tin vào đội ngũ những trí thức trẻ tình nguyện, họ đã hiểu hết được những khó khăn gian khổ, cũng như hiểu được trách nhiệm của mình trong thời gian tới.
Chỉ ít thời gian nữa thôi, những trí thức trẻ, những ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi xuân với trái tim đầy ắp lý tưởng, hoài bão sẽ tỏa đi mọi miền của tổ quốc, sát cánh cùng với nhân dân ở những nơi vất vả, khó khăn nhất, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, đời sống mới. Chúng ta hãy tin tưởng họ sẽ làm được.