Nghị lực của cô giáo mù dạy trẻ khiếm thị
15:40 13/06/2011 2565
Công tác giáo dục <div align="justify">Web.ĐTN: Một cô gái khiếm thị sở hữu 19 huy chương vàng thể thao trong nước và khu vực; nhận Bằng khen, Huân chương Lao động hạng Ba... Sau những vinh quang ấy, cô trở về làm giáo viên dạy trẻ khiếm thị và chăm lo, nuôi dưỡng ba mảnh đời bất hạnh.
Web.ĐTN: Một cô gái khiếm thị sở hữu 19 huy chương vàng thể thao trong nước và khu vực; nhận Bằng khen, Huân chương Lao động hạng Ba... Sau những vinh quang ấy, cô trở về làm giáo viên dạy trẻ khiếm thị và chăm lo, nuôi dưỡng ba mảnh đời bất hạnh.
Số phận nghiệt ngã của cô gái Mường
Khuôn mặt trẻ trung, xinh đẹp của Bùi Thị Xím (SN 1973, ở xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã không trọn vẹn khi phải đeo đôi kính đen để che đi đôi mắt bị mù. Khi chị chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm thì căn bệnh bướu cổ biến chứng khiến đôi mắt bị mờ rồi mù hẳn. Gia đình đã bán đi mọi tài sản vẫn không thể chạy chữa cho con. Cuộc đời chị bắt đầu chìm trong bóng tối, đau đớn vì bệnh tật. Vậy là bao ước mơ, dự định cho tương lai phút chốc tan biến.
Chị kể lại: “Chán nản, tuyệt vọng, cuộc đời tôi tưởng như thế là chấm dứt. May mắn đến khi bố mua một chiếc radio để tôi làm bạn. Cuối năm 1998, tôi nghe đài nói về Hội người mù tỉnh Thừa Thiên - Huế và được biết ở đây đang cần người dạy trẻ khiếm thị. Ở Hòa Bình lúc đó và cả đến bây giờ vẫn chưa thành lập được Hội người mù, nên tôi liền viết thư với mong muốn được vào hội để hòa nhập với những người cùng cảnh ngộ. Và mấy tuần sau thì được hội đồng ý”.
Chị Xím hạnh phúc vì được làm mẹ
Cuộc sống nơi đất khách quê người, chị gặp muôn vàn khó khăn khi giọng nói, phong tục tập quán, giao tiếp... khác nhau. Được lãnh đạo hội và những người khiếm thị quan tâm giúp đỡ, dần dần chị cũng làm quen được với cuộc sống mới. Hai năm sau được cử đi học lớp kỹ năng dạy trẻ em khiếm thị ở Hà Nội, rồi về đứng lớp dạy chữ nổi (braile) ở Trung tâm hướng nghiệp - Giáo dục trẻ em mù đến bây giờ.
Lúc nhỏ vốn đã biết bơi lội, năm 2001, chị xin tham gia các khóa huấn luyện thể thao dành cho người khuyết tật của tỉnh. Luyện tập thể thao đối với người khiếm thị quả rất gian nan, nhưng nó giúp chị tăng cường sức khỏe và xem đó là niềm vui.
Sau nhiều thời gian, công sức và thậm chí phải đổ máu khi đập đầu vào thành bể bơi lúc tập luyện, nỗ lực của chị cũng được đền đáp xứng đáng. Qua hai kỳ ASEAN Paragames 2001, 2005 và các kỳ Đại hội thể thao Người khuyết tật Việt Nam, chị đã mang về bộ sưu tập thành tích đáng kinh ngạc với 19 huy chương vàng và 2 huy chương bạc; vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của ngành thể thao...
GIEO MẦM TƯƠNG LAI CHO TRẺ KHIẾM THỊ
Trở về sau những giải đấu thể thao, chị quay lại với công việc hằng ngày là dạy học cho những đứa trẻ khiếm thị ở hội. “Với mỗi đứa trẻ, dù ở hoàn cảnh, lứa tuổi, tính tình khác nhau nhưng tôi rất hiểu các em, bởi tôi cũng đã có những ngày tháng như thế” - chị Xím chia sẻ. Em Nguyễn Hoàng Tú (10 tuổi, ở phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy) bị mù bẩm sinh, được vào hội lúc 5 tuổi. Lật cuốn sách chữ nổi chương trình lớp 3, Tú lấy hai tay sờ sờ rồi đọc vanh vách. Tú nói: “Cô Xím dạy rất dễ hiểu. Cô coi chúng em như là con của cô”.
Niềm say mê học tập của trẻ khiếm thị giúp cô giáo Xím càng tự tin
Ngoài thời gian giảng dạy, chị cùng cán bộ, những chị ở hội chăm lo bữa cơm, giấc ngủ, sinh hoạt cho cả đại gia đình người khiếm thị. Ông Lê Văn Lộc - Chủ tịch Hội người mù tỉnh Thừa Thiên - Huế hết lời khen ngợi chị Xím: “Dù hoàn cảnh gặp nhiều éo le và bản thân tật nguyền, nhưng cô Xím đã không ngừng nỗ lực vượt qua số phận, say mê cống hiến cho thể thao người khuyết tật và dạy học cho trẻ em mù”.
HẠNH PHÚC VÀ NỖI LO CỦA NGƯỜI MẸ MÙ
Căn nhà của gia đình chị ở quê giờ đã trống vắng khi cha qua đời (năm 2002), anh trai và em trai đã lấy vợ ra ở riêng, chỉ còn lại người mẹ già nua ngày nào cũng khắc khoải nhớ con. Không đành lòng, chị đưa mẹ vào Huế chăm sóc, nuôi dưỡng.
Hàng ngày, chị đều đặn đón xe thồ đi làm, chiều tối lại về căn nhà bé nhỏ để chăm sóc người mẹ đã 70 tuổi và đứa con gái mới 4 tuổi. Ba thế hệ đều là phụ nữ, đang là những người cần được cưu mang, chăm sóc đùm bọc nhau sống khốn khó trong căn nhà tình thương do ngành thể thao, Hội người mù tỉnh và những nhà hảo tâm xây tặng. Ôm bé Mai Anh vào lòng, chị vui mừng cho biết: “Đây là niềm hạnh phúc lớn nhất của mình khi đã được làm mẹ như bao phụ nữ bình thường khác. May mắn con khỏe mạnh và kháu khỉnh”.
Khi hỏi về cha đứa bé, chị trầm ngâm: “Là phụ nữ, ai chẳng mơ ước có một gia đình trọn vẹn. Đó là người đàn ông làm trụ cột và những đứa con ngoan. Nhưng những người tật nguyền như tôi thì thật khó. Bởi vậy, chỉ mong có đứa con là mừng lắm rồi. Tôi cam tâm tình nguyện có con và đành phải giấu con chuyện này. Chỉ tội nghiệp cho con khi thiếu bàn tay chăm sóc của người cha”.
Quyết định sinh con đã khó và để nuôi được con khôn lớn nên người thì càng khó gấp bội lần đối với chị. Với tiền lương giáo viên 1,2 triệu đồng/ tháng và chẳng có khoản trợ cấp nào khác, chị phải dè sẻn, tính toán kỹ để nuôi mẹ già, con nhỏ, trả tiền xe thồ... Thỉnh thoảng trong nhà có người ốm đau, cũng chẳng có tiền để đi chữa bệnh. Chị lo lắng: “Lúc này chi tiêu tiết kiệm coi như cũng tạm đủ, nhưng vài năm nữa mẹ già yếu, con lớn đi học, tôi chẳng biết lấy đâu mà lo...”.
Gác lại nỗi lo lắng, bất hạnh của gia đình, chị vẫn tiếp tục dìu dắt những đứa trẻ khiếm thị vượt qua bóng tối, hòa nhập với cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống. Chị mong muốn những người tật nguyền nói chung, những trẻ em khiếm thị nói riêng được quan tâm, hỗ trợ tốt nhất để học tập, sinh hoạt tốt, hòa nhập với cộng đồng...
Tweet
Số phận nghiệt ngã của cô gái Mường
Khuôn mặt trẻ trung, xinh đẹp của Bùi Thị Xím (SN 1973, ở xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã không trọn vẹn khi phải đeo đôi kính đen để che đi đôi mắt bị mù. Khi chị chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm thì căn bệnh bướu cổ biến chứng khiến đôi mắt bị mờ rồi mù hẳn. Gia đình đã bán đi mọi tài sản vẫn không thể chạy chữa cho con. Cuộc đời chị bắt đầu chìm trong bóng tối, đau đớn vì bệnh tật. Vậy là bao ước mơ, dự định cho tương lai phút chốc tan biến.
Chị kể lại: “Chán nản, tuyệt vọng, cuộc đời tôi tưởng như thế là chấm dứt. May mắn đến khi bố mua một chiếc radio để tôi làm bạn. Cuối năm 1998, tôi nghe đài nói về Hội người mù tỉnh Thừa Thiên - Huế và được biết ở đây đang cần người dạy trẻ khiếm thị. Ở Hòa Bình lúc đó và cả đến bây giờ vẫn chưa thành lập được Hội người mù, nên tôi liền viết thư với mong muốn được vào hội để hòa nhập với những người cùng cảnh ngộ. Và mấy tuần sau thì được hội đồng ý”.
Chị Xím hạnh phúc vì được làm mẹ
Cuộc sống nơi đất khách quê người, chị gặp muôn vàn khó khăn khi giọng nói, phong tục tập quán, giao tiếp... khác nhau. Được lãnh đạo hội và những người khiếm thị quan tâm giúp đỡ, dần dần chị cũng làm quen được với cuộc sống mới. Hai năm sau được cử đi học lớp kỹ năng dạy trẻ em khiếm thị ở Hà Nội, rồi về đứng lớp dạy chữ nổi (braile) ở Trung tâm hướng nghiệp - Giáo dục trẻ em mù đến bây giờ.
Lúc nhỏ vốn đã biết bơi lội, năm 2001, chị xin tham gia các khóa huấn luyện thể thao dành cho người khuyết tật của tỉnh. Luyện tập thể thao đối với người khiếm thị quả rất gian nan, nhưng nó giúp chị tăng cường sức khỏe và xem đó là niềm vui.
Sau nhiều thời gian, công sức và thậm chí phải đổ máu khi đập đầu vào thành bể bơi lúc tập luyện, nỗ lực của chị cũng được đền đáp xứng đáng. Qua hai kỳ ASEAN Paragames 2001, 2005 và các kỳ Đại hội thể thao Người khuyết tật Việt Nam, chị đã mang về bộ sưu tập thành tích đáng kinh ngạc với 19 huy chương vàng và 2 huy chương bạc; vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của ngành thể thao...
GIEO MẦM TƯƠNG LAI CHO TRẺ KHIẾM THỊ
Trở về sau những giải đấu thể thao, chị quay lại với công việc hằng ngày là dạy học cho những đứa trẻ khiếm thị ở hội. “Với mỗi đứa trẻ, dù ở hoàn cảnh, lứa tuổi, tính tình khác nhau nhưng tôi rất hiểu các em, bởi tôi cũng đã có những ngày tháng như thế” - chị Xím chia sẻ. Em Nguyễn Hoàng Tú (10 tuổi, ở phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy) bị mù bẩm sinh, được vào hội lúc 5 tuổi. Lật cuốn sách chữ nổi chương trình lớp 3, Tú lấy hai tay sờ sờ rồi đọc vanh vách. Tú nói: “Cô Xím dạy rất dễ hiểu. Cô coi chúng em như là con của cô”.
Niềm say mê học tập của trẻ khiếm thị giúp cô giáo Xím càng tự tin
Ngoài thời gian giảng dạy, chị cùng cán bộ, những chị ở hội chăm lo bữa cơm, giấc ngủ, sinh hoạt cho cả đại gia đình người khiếm thị. Ông Lê Văn Lộc - Chủ tịch Hội người mù tỉnh Thừa Thiên - Huế hết lời khen ngợi chị Xím: “Dù hoàn cảnh gặp nhiều éo le và bản thân tật nguyền, nhưng cô Xím đã không ngừng nỗ lực vượt qua số phận, say mê cống hiến cho thể thao người khuyết tật và dạy học cho trẻ em mù”.
HẠNH PHÚC VÀ NỖI LO CỦA NGƯỜI MẸ MÙ
Căn nhà của gia đình chị ở quê giờ đã trống vắng khi cha qua đời (năm 2002), anh trai và em trai đã lấy vợ ra ở riêng, chỉ còn lại người mẹ già nua ngày nào cũng khắc khoải nhớ con. Không đành lòng, chị đưa mẹ vào Huế chăm sóc, nuôi dưỡng.
Hàng ngày, chị đều đặn đón xe thồ đi làm, chiều tối lại về căn nhà bé nhỏ để chăm sóc người mẹ đã 70 tuổi và đứa con gái mới 4 tuổi. Ba thế hệ đều là phụ nữ, đang là những người cần được cưu mang, chăm sóc đùm bọc nhau sống khốn khó trong căn nhà tình thương do ngành thể thao, Hội người mù tỉnh và những nhà hảo tâm xây tặng. Ôm bé Mai Anh vào lòng, chị vui mừng cho biết: “Đây là niềm hạnh phúc lớn nhất của mình khi đã được làm mẹ như bao phụ nữ bình thường khác. May mắn con khỏe mạnh và kháu khỉnh”.
Khi hỏi về cha đứa bé, chị trầm ngâm: “Là phụ nữ, ai chẳng mơ ước có một gia đình trọn vẹn. Đó là người đàn ông làm trụ cột và những đứa con ngoan. Nhưng những người tật nguyền như tôi thì thật khó. Bởi vậy, chỉ mong có đứa con là mừng lắm rồi. Tôi cam tâm tình nguyện có con và đành phải giấu con chuyện này. Chỉ tội nghiệp cho con khi thiếu bàn tay chăm sóc của người cha”.
Quyết định sinh con đã khó và để nuôi được con khôn lớn nên người thì càng khó gấp bội lần đối với chị. Với tiền lương giáo viên 1,2 triệu đồng/ tháng và chẳng có khoản trợ cấp nào khác, chị phải dè sẻn, tính toán kỹ để nuôi mẹ già, con nhỏ, trả tiền xe thồ... Thỉnh thoảng trong nhà có người ốm đau, cũng chẳng có tiền để đi chữa bệnh. Chị lo lắng: “Lúc này chi tiêu tiết kiệm coi như cũng tạm đủ, nhưng vài năm nữa mẹ già yếu, con lớn đi học, tôi chẳng biết lấy đâu mà lo...”.
Gác lại nỗi lo lắng, bất hạnh của gia đình, chị vẫn tiếp tục dìu dắt những đứa trẻ khiếm thị vượt qua bóng tối, hòa nhập với cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống. Chị mong muốn những người tật nguyền nói chung, những trẻ em khiếm thị nói riêng được quan tâm, hỗ trợ tốt nhất để học tập, sinh hoạt tốt, hòa nhập với cộng đồng...