Màu áo xanh của trí thức trẻ nơi xã nghèo
21:02 14/12/2012 3622
Công tác giáo dục Web.ĐTN: Đại diện cho gần 600 trí thức trẻ ưu tú tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã trên cả nước phát biểu tham luận tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, với Trần Thu Hương đó là niềm vinh dự và tự hào được nói lên những suy nghĩ, tình cảm của những trí thức trẻ hôm nay.
Chia sẻ với đại biểu Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Hương cho biết: Với trách nhiệm là trí thức trẻ mang trên mình màu áo xanh của Đoàn thanh niên, được tham dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, tôi mong muốn đem tiếng nói của trí thức trẻ của những đội viên dự án 600 Tri thức trẻ về làm Phó Chủ tịch xã ở các xã nghèo đến với Đại hội, đồng thời tiếp thu của Đại hội về triển khai tại địa phương.
Đại biểu Trần Thu Hương bỏ phiếu bầu BCH Trung ương Đoàn khóa X |
Bản lĩnh của người trẻ là dấn thân
Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ Đại học tăng cường làm Phó Chủ tịch xã thuộc 62 huyện nghèo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 1-3-2011.
Đối với tỉnh Cao Bằng là một trong những địa phương được Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện dự án sớm nhất trong cả nước.
Cao Bằng có 44 đội viên dự án, tất cả đều trúng cử vào vị trí Phó Chủ tịch UBND xã với số phiếu tín nhiệm khác nhau.
Từ ngày 01/3/2011, 44 trí thức trẻ Cao Bằng được Đoàn thanh niên tỉnh phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức lễ ra quân và đưa các trí thức trẻ về các địa phương nhận nhiệm vụ.
Sẵn sàng về nơi khó khăn
Trần Thu Hương phát biểu tham luận tại Đại hội X |
Với Trần Thu Hương, khi được phân về công tác tại UBND xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng với cương vị là Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực kinh tế, Hương không khỏi lo lắng.
Nam Quang là xã đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lâm, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 180 km. Xã có 10 xóm hành chính với 553 hộ = 3.062 nhân khẩu. Có 05 dân tộc anh em cùng sinh sống là Tày, Nùng, HMông, Dao, Sán Chỉ. Giao thông đi lại rất khó khăn. 4/10 xóm chưa có đường xe máy đi qua, phải đi bộ theo đường rừng. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 57%, tỷ lệ mù chữ cao. Ngành nghề chủ yếu trên địa bàn xã là nông nghiệp với các cây trồng chính là lúa, ngô, đỗ tương, chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, dê, dịch vụ chưa phát triển.
Với một địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với lòng quyết tâm sẻ chia với nhân dân nơi khó khăn nơi đây càng thôi thúc ý chí quyết tâm hơn với con đường mình đã chọn.
Được phân công nhận công tác với nhiệm vụ chính là: Tổ trưởng tổ chực hiện chương trình 30a-CP/2008 của Chính phủ; Tổ trưởng tổ kiểm tra dân xâm canh, xâm cư trên địa bàn xã; Tổ trưởng tổ thực hiện Dự án “Cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”; Phó Ban quản lý quỹ hỗ trợ và phát triển xã và Phó Ban Phòng chống bão lũ, bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, mọi cán bộ xã còn được giao phụ trách một thôn xóm.
Ngoài công việc chính, hết thời gian của một Phó Chủ tịch Hương lại nhiệt tình tham gia các phong trào của Đoàn thanh niên địa phương, phong trào văn hóa văn nghệ của xã như: Phát động phong trào “Vì trẻ thơ” nhằm kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ để gây quỹ tổ chức tết thiếu nhi cho các em thiếu nhi trên địa bàn xã, tham gia Hội diễn văn nghệ quần chúng và Hội thi Cán bộ dân vận khéo tại huyện.
Hương chia sẻ, “Hành trình của các đội viên dự án 600 Phó Chủ tịch UBND xã còn rất dài, khó khăn đang đầy trước mắt, nhưng tôi tin rằng bằng lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ, chúng tôi sẽ vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho”.
Thời gian bỡ ngỡ ban đầu đã dần xa, đến nay đã 9 tháng với nhiệm vụ của mình, Hương khẳng định: “Giờ tôi có thể tự tin khẳng định, tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã giao phó”.
Đến với Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, thay mặt các trí thức trẻ tỉnh Cao Bằng, Hương đề xuất với các bộ ngành hữu quan tiếp tục quan tâm, xem xét các chế độ, chính sách hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chúng tôi yên tâm công tác, phát huy được hết khả năng của mình đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương, đất nước.
Tweet
Nam Quang là xã đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lâm, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 180 km. Xã có 10 xóm hành chính với 553 hộ = 3.062 nhân khẩu. Có 05 dân tộc anh em cùng sinh sống là Tày, Nùng, HMông, Dao, Sán Chỉ. Giao thông đi lại rất khó khăn. 4/10 xóm chưa có đường xe máy đi qua, phải đi bộ theo đường rừng. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 57%, tỷ lệ mù chữ cao. Ngành nghề chủ yếu trên địa bàn xã là nông nghiệp với các cây trồng chính là lúa, ngô, đỗ tương, chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, dê, dịch vụ chưa phát triển.
Với một địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với lòng quyết tâm sẻ chia với nhân dân nơi khó khăn nơi đây càng thôi thúc ý chí quyết tâm hơn với con đường mình đã chọn.
Được phân công nhận công tác với nhiệm vụ chính là: Tổ trưởng tổ chực hiện chương trình 30a-CP/2008 của Chính phủ; Tổ trưởng tổ kiểm tra dân xâm canh, xâm cư trên địa bàn xã; Tổ trưởng tổ thực hiện Dự án “Cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”; Phó Ban quản lý quỹ hỗ trợ và phát triển xã và Phó Ban Phòng chống bão lũ, bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, mọi cán bộ xã còn được giao phụ trách một thôn xóm.
Ngoài công việc chính, hết thời gian của một Phó Chủ tịch Hương lại nhiệt tình tham gia các phong trào của Đoàn thanh niên địa phương, phong trào văn hóa văn nghệ của xã như: Phát động phong trào “Vì trẻ thơ” nhằm kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ để gây quỹ tổ chức tết thiếu nhi cho các em thiếu nhi trên địa bàn xã, tham gia Hội diễn văn nghệ quần chúng và Hội thi Cán bộ dân vận khéo tại huyện.
Hương chia sẻ, “Hành trình của các đội viên dự án 600 Phó Chủ tịch UBND xã còn rất dài, khó khăn đang đầy trước mắt, nhưng tôi tin rằng bằng lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ, chúng tôi sẽ vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho”.
Thời gian bỡ ngỡ ban đầu đã dần xa, đến nay đã 9 tháng với nhiệm vụ của mình, Hương khẳng định: “Giờ tôi có thể tự tin khẳng định, tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã giao phó”.
Đến với Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, thay mặt các trí thức trẻ tỉnh Cao Bằng, Hương đề xuất với các bộ ngành hữu quan tiếp tục quan tâm, xem xét các chế độ, chính sách hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chúng tôi yên tâm công tác, phát huy được hết khả năng của mình đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương, đất nước.