Lớp học dưới chân cầu Long Biên
21:01 30/04/2012 1903
Công tác giáo dục Khi cây cầu Long Biên phía xa lên đèn, những đứa trẻ ở “xóm liều” Phúc Xá ùa hết lên bờ, hò reo đón các anh chị gia sư tình nguyện viên thuộc CLB Nhân Ái (Hà Nội).
Đều đặn một tuần hai buổi tối, các bạn gia sư lại đến với các em nhỏ “xóm liều” Phúc Xá |
Đều đặn một tuần hai buổi, các bạn lại đến dạy chữ cho các em nhỏ ở bãi nổi này. Lũ trẻ dắt tay từng anh chị bước qua chiếc cầu nhỏ xếp bằng tấm ván để vào nhà. Hơn chục nóc nhà trong xóm là những con thuyền nổi trên sông Hồng.
Hai anh em Vũ Minh Hiếu (13 tuổi) và Vũ Tuyết Nhi (11 tuổi) ôm cặp sách sang nhà bạn Nam cùng học. Hiếu và Nhi cùng học lớp 4. Cạnh đó, “thầy giáo” Đỗ Đình Sơn (SV năm 2 ĐH Nông nghiệp) đang đọc chính tả cho Nam viết.
Nhà bên cạnh hai gia sư cũng đang miệt mài kèm cặp cho anh em Tuấn Tài (lớp 7) và Út Hiên (lớp 5). Tài học khá, ngồi nói chuyện với gia sư Lê Thị Kim Ngân bằng tiếng Anh rất trôi chảy. Năm vừa rồi Tài xếp thứ hai trong lớp.
Vũ Thị Thảo (23 tuổi), trưởng nhóm gia sư, tâm sự: “12 em ở đây đa số học được, rất thông minh nhưng vì hoàn cảnh sống quá khó khăn, bấp bênh, lại không ai kèm cặp nên lười lắm. Cũng vì thế mà dự án Gia sư nhân ái ra đời để giúp các em, đến nay đã có hơn 10 bạn tham gia thường xuyên”.
Ngân và Tuyến (ĐH Nông nghiệp Hà Nội) tham gia dự án từ những ngày đầu. Tuyến kể hồi đầu mới đến phụ huynh thì dè chừng, bọn trẻ thì chống đối ra mặt. Mấy đứa chẳng thèm chào hỏi còn lườm nguýt, nói trống không, bảo lấy sách học thì viện đủ lý do để gia sư nản chí bỏ về. Sách vở, bút thước cái còn cái mất. “Nhiều lúc ấm ức, muốn nghỉ luôn cho rồi. Sau bình tĩnh lại nghĩ nếu mình bỏ đi, các em cứ ham chơi, lười học như thế rồi tương lai sẽ ra sao. Các em từ nhỏ đã sống hoang dã, bươn chải nhiều nên bướng bỉnh như vậy, mình phải tìm cách gần gũi và khéo léo hơn mới được”.
Những cố gắng ấy rồi cũng được đền đáp. Năm vừa rồi, trong số 12 trò có đến bốn em đạt học sinh giỏi. Phụ huynh xóm này vui lắm. Mẹ của Nam xúc động: “Nhà có hai đứa con, thằng anh lớn đã nghỉ học từ lâu, rồi đời nó lại khổ như bố mẹ thôi. Giờ chỉ mong không đau ốm gì để nuôi cháu Nam ăn học thành người”.
Giữ được các em với con chữ không phải là chuyện đơn giản. Em Kiều Thị Hà (12 tuổi, học lớp 5) nhiều lần muốn bỏ học. Động viên hoài không được, hỏi chuyện em cũng không nói, các bạn gia sư nghĩ ra cách viết Nhật ký những ngày bên nhau để cô trò ghi lại cảm xúc, mong muốn của mình. Nhờ đó mà các tình nguyện viên hiểu hơn về hoàn cảnh của từng em, nhiều hoàn cảnh rưng rưng nước mắt. Thì ra Hà thường bị bố mắng, đánh đập rất dữ nên chán học. Anh em nhà Út Hiên 3g sáng phải thức dậy, ra chợ Long Biên nhặt tôm cá, phụ mẹ kiếm tiền. Gia sư Phương nghỉ dạy, Hiếu viết vào nhật ký: “Chị mắng em nhưng em không giận đâu, vì em biết là chị muốn tốt cho em. Em mong sẽ có ngày chị quay trở lại...”.
Tweet
Hai anh em Vũ Minh Hiếu (13 tuổi) và Vũ Tuyết Nhi (11 tuổi) ôm cặp sách sang nhà bạn Nam cùng học. Hiếu và Nhi cùng học lớp 4. Cạnh đó, “thầy giáo” Đỗ Đình Sơn (SV năm 2 ĐH Nông nghiệp) đang đọc chính tả cho Nam viết.
Nhà bên cạnh hai gia sư cũng đang miệt mài kèm cặp cho anh em Tuấn Tài (lớp 7) và Út Hiên (lớp 5). Tài học khá, ngồi nói chuyện với gia sư Lê Thị Kim Ngân bằng tiếng Anh rất trôi chảy. Năm vừa rồi Tài xếp thứ hai trong lớp.
Vũ Thị Thảo (23 tuổi), trưởng nhóm gia sư, tâm sự: “12 em ở đây đa số học được, rất thông minh nhưng vì hoàn cảnh sống quá khó khăn, bấp bênh, lại không ai kèm cặp nên lười lắm. Cũng vì thế mà dự án Gia sư nhân ái ra đời để giúp các em, đến nay đã có hơn 10 bạn tham gia thường xuyên”.
Ngân và Tuyến (ĐH Nông nghiệp Hà Nội) tham gia dự án từ những ngày đầu. Tuyến kể hồi đầu mới đến phụ huynh thì dè chừng, bọn trẻ thì chống đối ra mặt. Mấy đứa chẳng thèm chào hỏi còn lườm nguýt, nói trống không, bảo lấy sách học thì viện đủ lý do để gia sư nản chí bỏ về. Sách vở, bút thước cái còn cái mất. “Nhiều lúc ấm ức, muốn nghỉ luôn cho rồi. Sau bình tĩnh lại nghĩ nếu mình bỏ đi, các em cứ ham chơi, lười học như thế rồi tương lai sẽ ra sao. Các em từ nhỏ đã sống hoang dã, bươn chải nhiều nên bướng bỉnh như vậy, mình phải tìm cách gần gũi và khéo léo hơn mới được”.
Những cố gắng ấy rồi cũng được đền đáp. Năm vừa rồi, trong số 12 trò có đến bốn em đạt học sinh giỏi. Phụ huynh xóm này vui lắm. Mẹ của Nam xúc động: “Nhà có hai đứa con, thằng anh lớn đã nghỉ học từ lâu, rồi đời nó lại khổ như bố mẹ thôi. Giờ chỉ mong không đau ốm gì để nuôi cháu Nam ăn học thành người”.
Giữ được các em với con chữ không phải là chuyện đơn giản. Em Kiều Thị Hà (12 tuổi, học lớp 5) nhiều lần muốn bỏ học. Động viên hoài không được, hỏi chuyện em cũng không nói, các bạn gia sư nghĩ ra cách viết Nhật ký những ngày bên nhau để cô trò ghi lại cảm xúc, mong muốn của mình. Nhờ đó mà các tình nguyện viên hiểu hơn về hoàn cảnh của từng em, nhiều hoàn cảnh rưng rưng nước mắt. Thì ra Hà thường bị bố mắng, đánh đập rất dữ nên chán học. Anh em nhà Út Hiên 3g sáng phải thức dậy, ra chợ Long Biên nhặt tôm cá, phụ mẹ kiếm tiền. Gia sư Phương nghỉ dạy, Hiếu viết vào nhật ký: “Chị mắng em nhưng em không giận đâu, vì em biết là chị muốn tốt cho em. Em mong sẽ có ngày chị quay trở lại...”.