Kiểm tra thực hiện pháp luật, chính sách thanh niên tại tỉnh Hòa Bình

07:26 01/11/2014     1265

Công tác giáo dục   Web.ĐTN: Đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thế Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực hiện pháp luật, chính sách thanh niên và công tác thanh niên tại tỉnh Hòa Bình, ngày 31/10.
 Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Hòa Bình.

Tại buổi kiểm tra, đoàn công tác đã nghe dự thảo Báo cáo két quả việc thực hiện pháp luật, chính sách thanh niên và công tác thanh niên tại tỉnh Hòa Bình.

e
Toàn cảnh buổi làm việc giữa đoàn công tác của Trung ương với Ban chỉ đạo chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hòa Bình

Theo dự thảo báo cáo, toàn tỉnh có 243.417 người trong độ tuổi 16 đến 30 tuổi (chiếm 30,0%), nữ thanh niên 119.274 người, thanh niên là người dân tộc 117.699 người, thanh niên nông thôn 102.507 người.

Xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, có vị trí quan trọng, sức sáng tạo và riềm năng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vẹ an ninh Tổ quốc, các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để thanh niên phát triển.

Kết quả, đã tuyển chọn đủ số lượng 32 trí thức trẻ  tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, giai đoạn 2013 – 2020 thuộc Đề án 500. Trong thực hiện các chính sách về dạy nghề và giải quyết việc làm đối với thanh niên, tính từ năm 2012 đến tháng 9/2014, đã có 24.544 thanh niên được học nghề, 22.274 người được giải quyết việc làm. Nhằm giúp thanh niên có điều kiện tham gia phát triển kinh tế, các cấp, các nhành và Đoàn thanh niên trong toàn tỉnh đã hỗ trơ, giúp đỡ 10.500 thanh niên được vay vốn với tổng dự nợ tính đến 30/6/2014 đạt 315 tỷ đồng.

Và đến nay, toàn tỉnh đã có 56 trang trại do thanh niên làm chủ, giải quyết việc làm cho 1.260 thanh niên với mức lương bình quân từ 3 đến 5 triệu đồng; có 210 mô hình áp dụng tiến bộ KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi với 3.050 thanh niên tham gia thực hiện. 

d
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cùng đại diện các sở, ngành tại buổi làm việc

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục cũng được chú trọng, cụ thể: đã có 124.998  thanh niên được tuyên truyền, giáo dục pháp luật (tính từ năm 2012 đến tháng 9/2014), chủ yếu tuyên truyền phổ biến: Luật Thanh niên, Luật Giáo dục, Luật phòng chống ma túy; Luật giao thông đường bộ, Luật nghĩa vụ quân sự; ..., ngoài ra, mở 307 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 26.192 lượt học viên; đã có 37 trường, 14 trung tâm giáo dục thường xuyên, 02 trường chuyên nghiệp đã thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội, như: Bí thư Đoàn trường dưới 28 lớp được giành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn; ...

Tuy nhiên, dự thảo báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, như: tình trạng thiếu việc làm, việc làm không ổn định và thu nhập thấp vẫn là vấn đề được nhiều thanh niên quan tâm; thanh niên nông thôn, vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số còn thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển, hội nhập; tình trạng vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh niên có chiều hướng gia tăng; ...

Từ những kết quả đạt được và những hạn chế nêu, đoàn công tác Ủy ban đã có những trao đổi với Ban chỉ đạo chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hòa Bình về nhiều nội dung, nhằm làm rõ hơn nữa những kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật, cơ chế chính sách cho thanh niên của tỉnh, cũng như những hạn chế cần khắc phục, như: sự tác động của cơ chế thị trường đối với thanh niên; giải pháp thời gian tới của tỉnh nhằm hạn chế việc vi phạm pháp luật trong thanh niên; tỉnh đã có chính sách gì để tạo điều kiện để phát huy vai trò của thanh niên trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;... 

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo của tỉnh Hòa Bình cũng nêu những khó khăn trong quá trình triển khai và đề xuất, kiến nghị với các bộ, ngành, như: giảm lãi xuất vay đối với học sinh, sinh viên; tham mưu với Chính Phủ và các bộ ngành sớm ban hành văn bản, cơ chế, chính sách về công tác thanh niên theo ngành, lĩnh vực quản lý... qua đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên tỉnh Hòa Bình nói riêng, thanh niên nói chung được cống hiến và phát triển.

s
Đ/c Nguyễn Thế Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Hòa Bình

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương đã đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo đã phản ánh đầy đầy đủ yêu cầu của công tác, như: từ tỉnh và các huyện, Thành phố đã dành sự quan tâm rất cao đối với thanh niên và công tác thanh niên thể hiện qua việc từ cấp ủy đến chính quyền và cấp huyện, xã đã triển khai, thực hiện nhiều nội dung để thực hiện NQ 25 của Trung ương, NQ 45 của Chính phủ và tỉnh cũng đã ban hành được chương trình hành động thực hiện NQ 25 của Trung ương. 

Trong thời gian tới để tiếp tục triển khai, thực hiện pháp luật, chính sách thanh niên và công tác thanh niên, đồng chí Nguyễn Thế Phương đề nghị các cấp ủy, chính quyền và các sở, ban ngành quan tâm chỉ đạo công tác thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên phát triển; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý thanh niên; nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, đánh giá việc triển khai, thực hiện các chính sách về thanh niên. Ngoài kinh phí triển khai thực hiện về công tác thanh niên, tỉnh cần dành thêm kinh phí để hỗ trợ cho các huyện, các xã khó khăn nhằm thực hiện tốt chính sách cho thanh niên tạo điều để thanh niên được phát triển và cống hiến sức trẻ.

a
Lãnh đạo huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình báo cáo kết quả thực hiện với đoàn công tác của Trung ương

* Tại buổi làm việc với huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Thế Phương mong muốn huyện Lương Sơn trong thời gian tới, cần thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội trong các sở đào tạo, dạy nghề; tập trung hơn nữa vào công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn các cấp cơ sở để triển khai thực hiện chính sách pháp luật cho thanh niên để làm sao đạt hiệu quả hơn nữa; tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo huyện với thanh niên để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của thanh niên; ...