Kiểm tra thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tại Cao Bằng
09:55 13/05/2014 1482
Công tác giáo dục Web.ĐTN: Web.ĐTN: Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong 02 ngày 12 và 13/5, đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới Trung ương do đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng – Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, thành viên Ban chỉ đạo đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo tỉnh Cao Bằng.
Tiếp và làm việc với đoàn kiểm tra có đồng chí Đàm Văn Eng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh Cao Bằng và các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Tại buổi làm việc lần này, Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Cao Bằng đã tập trung đánh giá kết quả sau 3 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM đã góp phần nâng cao đời sống đời sống của người dân trong tỉnh; nêu những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết để tháo gỡ tạo cơ chế thực hiện thời gian tới; đưa ra những bài học kinh nghiệm được rút ra và qua sự chỉ đạo các huyện, xã đã có những mô hình hay, cách làm hiệu quả. Trong thời gian tới để thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới, Ban chỉ đạo cấp tỉnh cũng đã nêu những đề xuất, kiến nghị với Ban chỉ đạo của Trung ương.
Tại buổi làm việc lần này, Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Cao Bằng đã tập trung đánh giá kết quả sau 3 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM đã góp phần nâng cao đời sống đời sống của người dân trong tỉnh; nêu những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết để tháo gỡ tạo cơ chế thực hiện thời gian tới; đưa ra những bài học kinh nghiệm được rút ra và qua sự chỉ đạo các huyện, xã đã có những mô hình hay, cách làm hiệu quả. Trong thời gian tới để thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới, Ban chỉ đạo cấp tỉnh cũng đã nêu những đề xuất, kiến nghị với Ban chỉ đạo của Trung ương.
Đ/c Nguyễn Mạnh Dũng – Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, thành viên Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương phát biểu tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo tỉnh Cao Bằng |
Theo báo cáo, Chương trình NTM của tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2011 – 2015 xác định tập trung chỉ đạo 14 xã điểm/177 xã xây dựng NTM củ tỉnh. Trong đó có 4 xã điểm của tỉnh và của các huyện chọn 10 xã điểm.
Qua 3 năm thực hiện, toàn tỉnh đã in ấn, phát hành 42.000 tờ rơi tuyên truyền; đào tạo, tập huấn được 309 lớp cho 15.924 lượt người tham gia; nguồn vốn giao trực tiếp thực hiện Chương trình là 108.326 triệu đồng và đã thực hiện được 102.326,36 triệu đồng (đạt 94,5%). Đã cải tạo, nâng cấp, nhựa hóa được 32 tuyến/238,7km; làm đường cấp phối, đường đất được 53 tuyến/66,9km; đường bê tông được 208 tuyến/175km; cầu cống xây mới, sửa chữa 42 cầu/843m. Số xã có điện lưới quốc gia 172/177 xã, 644 cơ sở giáo dục và 300 nhà văn hóa được cấp trang thiết bị để hoạt động, xây dựng 91 tủ sách nông thôn, 19 tủ sách biên phòng và 163 điểm bưu điện văn hóa xã, thư viện trường học, cơ quan, nhà văn hóa xã; có 500 đội văn nghệ quần chúng; 78 xã có điểm truy cập internet...
Báo cáo tổng hợp kết quả xây dựng NTM của tỉnh cũng nêu, đến nay đã có 8 xã đạt 10-14 tiêu chí; 39 xã đạt 5-9 tiêu chí; 131 xã đạt 1-4 tiêu chí. Với 4 xã điểm của tỉnh, gồm: Nam Tuấn (Hòa An) đạt 13 tiêu chí; Minh Tân (Nguyên Bình) đạt 12 tiêu chí; Phong Châu (Trùng Khánh) đạt 11 tiêu chí và Trường Hà (Hà Quảng) đạt 11 tiêu chí.
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn kiểm tra với Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Cao Bằng |
Phát biểu trao đổi với đoàn kiểm tra, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Đàm Văn Eng cho rằng: Cần quan tâm để làm sao cuộc vận động xây dựng NTM thay đổi được cuộc sống người dân, xây dựng văn hóa ở cơ sở ngày càng đi vào nề nếp.
Với 9 ý kiến phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng phát biểu cho rằng, Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Cao Bằng đã làm tốt công tác chuẩn bị và có những ý kiến trao đổi thẳng thắn, nhất là thông qua chương trình xây dựng NTM đã làm thay đổi ý thức người dân trong cuộc sống hàng ngày.
Trong thời gian tới, đồng chí trao đổi 7 nội dung, đó là: quan tâm tăng cường chỉ đạo thi đua với công tác tuyên truyền, được gắn với trách nhiệm thi đua hàng năm, với thi đua của từng ngành để người dân hiểu được người dân là chủ thể của xây dựng nông thôn mới. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nông thôn mới phù hợp ở cấp huyện, cấp xã để qua đó tuyên truyền nhân rộng các mô hình; rà soát nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cấp huyện, cấp xã để thời gian tới làm tốt công tác quản lý quy hoạch. Có sự kết nối quy hoạch về giao thông, xây dựng, thủy lợi ... lưu ý là vấn đề quy hoạch bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh chỉ đạo phát triển sản xuất phấn đấu mỗi xã có 1-2 đề án phát triển kinh tế làm sao phát huy ngành hàng hóa sản phẩm trở thành thế mạnh của mỗi địa phương, để qua đó có sự đào tạo nghề phù hợp cho người lao động.
Đồng chí đề nghị, tỉnh Cao Bằng cần tập trung vào 3 nội dung, đó là: khoa học công nghệ cần được triển khai mạnh mẽ làm sao thu hút người dân tham gia đưa ứng dụng KHKT vào phát triển sản xuất; tiếp tục nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể và liên kết hợp tác sản xuất nông nghiệp tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa. Tập trung đào tạo nghề phục vụ sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đào tạo nghề cho thanh niên phù hợp nhu cầu xã hội và thực tiễn ở các địa phương.
Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, văn hóa và giữ vững an ninh trật tự ở các địa phương.Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển các công trình cơ sở thiết yếu có sự liên quan trực tiếp đến đơi sống của người dân, như điện, nước.
“Là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, Ban chỉ đạo cần đánh giá các xã điểm về xây dựng NTM để triển khai nhân rộng, phấn đấu đến 2020 tỉnh Cao Bằng hoàn thành về đích đạt chỉ tiêu xây dựng NTM” – đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng mong muốn.
Đ/c Nguyễn Mạnh Dũng – Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, thành viên Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương trao đổi với Bí thư Đoàn xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, Cao Bằng |
* Trước đó, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng – Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, thành viên Ban chỉ đạo đã có buổi làm việc tại xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, Cao Bằng.
Theo báo cáo của xã, Nam Tuấn là 1 trong 4 xã điểm của tỉnh về xây dựng nông thôn mới và đến nay đã đạt 13/19 tiêu chí, còn 6 tiêu chí chưa đạt.
Khó khăn của Nam Tuấn trong những năm tới được cho là cần được đầu tư kinh phí của Nhà nước, cụ thể là đầu tư cải tạo nâng cấp chợ hàng hóa, công trình bê tông hóa kênh mương nội đồng, các dự án phát triển kinh tế ...