Hội nghị tham vấn thanh niên về việc sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên.
11:17 19/03/2014 1837
Công tác giáo dục Web.ĐTN: Sáng ngày 18/3, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan Trung ương phôi hợp với Bộ Nội vụ, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hội nghị tham vấn thanh niên về việc sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên.
Tham dự có đồng chí Nguyễn Tiến Dĩnh, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương; đồng chí Nguyễn Long Hải, Bí thư Trung ương Đoàn
Toàn cảnh hội nghị |
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Tiến Dĩnh, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: Luật Thanh niên được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29//11/2005 tại kỳ họp lần 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. Qua 7 năm tổ chức triển khai thực hiện Luật Thanh niên cho thấy việc ban hành Luật Thanh niên là cần thiết, là đòi hỏi tất yếu của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến thanh niên, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành các chính sách, pháp luật cho thanh niên; đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước và xã hội; góp phần xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam…
Tuy nhiên, từ thực tiễn 7 năm thi hành Luật Thanh niên cho thấy, một số quy định của Luật Thanh niên đã bộc lộ những bất cập cần phải được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của thanh niên Việt Nam và sự phát triển của đất nươc. Mặt khác, Quốc hội khóa XIII vừa thông qua Hiến pháp thay thế cho Hiến pháp năm 1992 có nhiều quy định liên quan đến quyền và nghĩ vụ của công dân trong đó có thành niên. Vì vật việc bổ sung Luật Thanh niên năm 2005 cho phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật là cần thiết và thiết thực.
Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh, hiện Việt Nam đang bước vào
Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ cùng thảo luận làm rõ các vấn đề: Những vấn đề chưa đáp ứng của Thanh niên cần đưa vào Luật Thanh niên; các nội dung, định hướng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên, vấn đề gì cần thiết sửa đổi, bổ sung và không cần thiết sửa đỏi, bỏ sung trong Luật; phương án sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên; phương pháp tiến hành lấy kiến rộng rãi của thanh niên đóng gop thiết thực cho dự thảo Luật Thanh niên sửa đổi, bổ sung; tiến độ triển khai xây dựng và trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên năm 2005. |
thời kỳ dân số vàng, thế hệ trẻ là thành phần cốt lõi của xã hội, đầu tư cho thế hệ trẻ là đầu tư vào tương lai để đảm bảo cho sự phát triển mọi mặt của đất nước. Những năm qua Việt Nam đã có những khoản đầu tư lớn vào lực lượng thế hệ trẻ, tuy nhiên cần phải có những khoản đầu tư hơn nữa; cần thể chế hóa các chính sách, đảm bảo việc lắng nghe tiếng nói của giới trẻ trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, đảm bảo sự công bằng trong xã hội, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Muốn vậy, các cấp, các ngành cần cùng nhau làm việc, cùng kết nối để khơi dậy được tiềm năng của thế hệ trẻ. Ông Arthur Erken, trưởng Đại diện Quỹ dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam nói:
“Để có thể có những cách tốt nhất để hỗ trợ những người trẻ là chúng ta phải có một cơ cấu, một tổng hợp những chính sách, chương trình để phát triển hỗ người trẻ toàn diện. Ở đây không một tổ chức, một ngành chức năng nào có thể thực hiện được vai trò hỗ trợ người trẻ làm được điều đó, chúng ta cần phải cùng nhau làm việc cùng nhau hợp tác liên ngành, cùng với các nhà lãnh đạo trẻ xây dựng con đương cho người trẻ tiến tới, dỡ bỏ những rào cản trên con đường đi của họ.
Theo Nguyễn Duy Sơn, Bí thư Đoàn Khối cơ quan Trung ương Đoàn, có hai điều các bạn thanh niên quan tâm nhiều là quy định đối với trách nhiệm của nhà nước, của xã hội, các tổ chức, gia đình đối với việc chăm lo thực thi quyền, lợi ích chính đáng hợp pháp của thanh niên. Trong luật chỉ mới dùng ở kêu gọi, khuyến khích chứ chưa có quy định rõ ràng nhưng chưa có chế tài rõ ràng. Thứ hai, các bạn thanh niên cũng rất quan tâm đến chế độ chính đối với thanh niên tình nguyện.
“Để có thể có những cách tốt nhất để hỗ trợ những người trẻ là chúng ta phải có một cơ cấu, một tổng hợp những chính sách, chương trình để phát triển hỗ người trẻ toàn diện. Ở đây không một tổ chức, một ngành chức năng nào có thể thực hiện được vai trò hỗ trợ người trẻ làm được điều đó, chúng ta cần phải cùng nhau làm việc cùng nhau hợp tác liên ngành, cùng với các nhà lãnh đạo trẻ xây dựng con đương cho người trẻ tiến tới, dỡ bỏ những rào cản trên con đường đi của họ.
Theo Nguyễn Duy Sơn, Bí thư Đoàn Khối cơ quan Trung ương Đoàn, có hai điều các bạn thanh niên quan tâm nhiều là quy định đối với trách nhiệm của nhà nước, của xã hội, các tổ chức, gia đình đối với việc chăm lo thực thi quyền, lợi ích chính đáng hợp pháp của thanh niên. Trong luật chỉ mới dùng ở kêu gọi, khuyến khích chứ chưa có quy định rõ ràng nhưng chưa có chế tài rõ ràng. Thứ hai, các bạn thanh niên cũng rất quan tâm đến chế độ chính đối với thanh niên tình nguyện.
Nguyễn Duy Sơn, Bí thư Đoàn Khối cơ quan Trung ương Đoàn |
"Chúng ta cũng biết rằng, hiện nay phong trào thanh niên tình nguyện do trung ương Đoàn phát động rất lớn mạnh và phát triển trong những năm qua. Do đó cần có những hệ thống chính sách và quy định kèm theo để đảm bảo và khuyến khích thanh niên trong hoạt động tình nguyện cũng như có những cơ chế đảm bảo về an toàn, thương tích trong tình nguyện, những điều này chưa được quy định trong luật đó cũng là nguyện vọng của các bạn thanh niên".
Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện những chương trình giám sát, theo dõi, triển khai thực hiện những chương trình liên quan đến thanh thiếu niên để đảm bảo tiềm năn của giới trẻ được thực hiện.