Gặp những Phó Chủ tịch xã ở vùng cao
16:43 23/11/2012 3362
Công tác giáo dục Các trí thức trẻ đã trưởng thành, bước đầu đưa kiến thức học được áp dụng vào cuộc sống.
Vũ Thị Lan Thêm, Phó Chủ tịch xã Hữu Vinh |
Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã đang được triển khai rộng khắp tại 62 huyện nghèo trên cả nước. Qua hơn nửa năm nhận nhiệm vụ, với những trải nghiệm thực tế, các trí thức trẻ đã trưởng thành hơn, bước đầu đưa kiến thức học được áp dụng vào cuộc sống.
Tốt nghiệp Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Nguyễn Văn Huân là một trong những sinh viên giỏi được tuyển chọn làm Phó Chủ tịch UBND phụ trách mảng kinh tế tại xã Ngam La, huyện Yên Minh, cách thành phố Hà Giang hơn 100 km.
Những ngày đầu “lạ nước lạ cái”, chưa quen phong tục tập quán của bà con và bất đồng ngôn ngữ, nhưng Huân đã từng bước tìm hiểu thực tế, gần gũi với bà con để có thể hòa đồng một cách nhanh nhất. Sau khi tìm hiểu kỹ điều kiện thổ nhưỡng, Nguyễn Văn Huân đã xây dựng đề án phát triển cây chè.
Nguyễn Văn Huân cho biết: “Hiện tại, tôi dựa vào những thế mạnh của cây chè xã Ngam La, đã được nhiều người biết đến có chất lượng cao. Tuy nhiên, do điều kiện chế biến sản xuất và tập quán sản xuất của người dân chưa áp dụng khoa học kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm và năng suất chưa được cao lắm. Việc phát triển cây chè rất có lợi cho đời sống của bà con. Tôi đưa cây chè vào để giúp bà con phát triển kinh tế của xã mình”.
Tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh, Nguyễn Thị Lan Thêm cũng được cấp trên điều về đây làm Phó Chủ tịch UBND xã, ngay khi về địa phương đã bắt tay vào lao động cùng bà con, tham mưu cho chính quyền hướng dẫn người dân sản xuất.
Thêm cũng dành thời gian nghiên cứu tài liệu để truyền đạt tới các bà con kinh nghiệm phòng chữa bệnh. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào vận động các gia đình cho con em đi học.
Tốt nghiệp chuyên ngành chăn nuôi- thú y tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Lan Thêm nhận thấy mình là người may mắn khi được về công tác tại xã có điều kiện phù hợp để phát triển chăn nuôi. Với kiến thức sẵn có, chị bắt tay vào xây dựng đề án phát triển bền vững đàn gia súc.
Đánh giá về đội ngũ tri thức trẻ được tăng cường tới các địa phương vùng núi làm cán bộ xã, ông Hoàng Quang Hoàn- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh – Hà Giang nhận định: Qua 6 tháng làm việc, 9 cán bộ trẻ được điều động về Yên Minh đều có năng lực, nhiệt tình và đã dần làm quen với công việc. Họ đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình trên cương vị Phó Chủ tịch UBND xã trong việc tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, chính quyền sở tại cũng như chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đối với cơ sở.
Tuy mới triển khai thực hiện, thời gian thử thách chưa nhiều, nhưng bước đầu, cán bộ trẻ về công tác tại Yên Minh đã thể hiện được vai trò xung kích “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.
Thực tiễn sôi động ở các xã vùng cao đang đòi hỏi nhiều thử thách phía trước. Nhưng đây cũng là cơ hội để họ tiếp tục rèn luyện và trưởng thành những cán bộ cốt cán của chính quyền địa phương cơ sở./.
Tweet
Tốt nghiệp Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Nguyễn Văn Huân là một trong những sinh viên giỏi được tuyển chọn làm Phó Chủ tịch UBND phụ trách mảng kinh tế tại xã Ngam La, huyện Yên Minh, cách thành phố Hà Giang hơn 100 km.
Những ngày đầu “lạ nước lạ cái”, chưa quen phong tục tập quán của bà con và bất đồng ngôn ngữ, nhưng Huân đã từng bước tìm hiểu thực tế, gần gũi với bà con để có thể hòa đồng một cách nhanh nhất. Sau khi tìm hiểu kỹ điều kiện thổ nhưỡng, Nguyễn Văn Huân đã xây dựng đề án phát triển cây chè.
Nguyễn Văn Huân cho biết: “Hiện tại, tôi dựa vào những thế mạnh của cây chè xã Ngam La, đã được nhiều người biết đến có chất lượng cao. Tuy nhiên, do điều kiện chế biến sản xuất và tập quán sản xuất của người dân chưa áp dụng khoa học kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm và năng suất chưa được cao lắm. Việc phát triển cây chè rất có lợi cho đời sống của bà con. Tôi đưa cây chè vào để giúp bà con phát triển kinh tế của xã mình”.
Tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh, Nguyễn Thị Lan Thêm cũng được cấp trên điều về đây làm Phó Chủ tịch UBND xã, ngay khi về địa phương đã bắt tay vào lao động cùng bà con, tham mưu cho chính quyền hướng dẫn người dân sản xuất.
Thêm cũng dành thời gian nghiên cứu tài liệu để truyền đạt tới các bà con kinh nghiệm phòng chữa bệnh. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào vận động các gia đình cho con em đi học.
Tốt nghiệp chuyên ngành chăn nuôi- thú y tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Lan Thêm nhận thấy mình là người may mắn khi được về công tác tại xã có điều kiện phù hợp để phát triển chăn nuôi. Với kiến thức sẵn có, chị bắt tay vào xây dựng đề án phát triển bền vững đàn gia súc.
Đánh giá về đội ngũ tri thức trẻ được tăng cường tới các địa phương vùng núi làm cán bộ xã, ông Hoàng Quang Hoàn- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh – Hà Giang nhận định: Qua 6 tháng làm việc, 9 cán bộ trẻ được điều động về Yên Minh đều có năng lực, nhiệt tình và đã dần làm quen với công việc. Họ đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình trên cương vị Phó Chủ tịch UBND xã trong việc tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, chính quyền sở tại cũng như chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đối với cơ sở.
Tuy mới triển khai thực hiện, thời gian thử thách chưa nhiều, nhưng bước đầu, cán bộ trẻ về công tác tại Yên Minh đã thể hiện được vai trò xung kích “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.
Thực tiễn sôi động ở các xã vùng cao đang đòi hỏi nhiều thử thách phía trước. Nhưng đây cũng là cơ hội để họ tiếp tục rèn luyện và trưởng thành những cán bộ cốt cán của chính quyền địa phương cơ sở./.