Du học sinh Việt Nam về nước làm việc - Cơ hội tự khẳng định
10:10 24/09/2011 2695
Công tác giáo dục Sau khi về nước, làm thế nào để có thể áp dụng, phát huy những kiến thức đã học? Tiền lương cao hay thấp và liệu môi trường làm việc có tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp? Sẽ phải thích ứng như thế nào với văn hóa làm việc khác biệt giữa Việt Nam với nước ngoài?
Những băn khoăn của các du học sinh đã phần nào được giải đáp qua diễn đàn “Du học sinh và con đường sự nghiệp” lần 1 mang chủ đề “Doanh nghiệp và du học sinh – Chìa khóa cùng thành công” do Hội Du học sinh TPHCM vừa tổ chức.
Đ/c Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM (thứ hai từ trái qua) thăm hỏi, tặng quà các du học sinh tham gia chiến dịch Mùa hè xanh tại tỉnh Sóc Trăng. |
* Môi trường phát triển - Điều quan trọng
Khi về Việt Nam làm việc, một trong những điều các du học sinh quan tâm là mức lương doanh nghiệp (DN) trả cho mình như thế nào, có nhanh chóng bù lại được khoản tài chính đã bỏ ra để theo học ở nước ngoài hay không? Tuy nhiên, theo anh Lê Trí Thông (Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á), ngày du học sinh cầm vé máy bay về nước là các bạn đã chấp nhận một sự đầu tư dài hơi. Có thể mức lương khởi điểm thấp nhưng 10 - 20 năm sau, du học sinh có thể tạo dựng được sự nghiệp cho mình. “Ở nước ngoài, sự nghiệp của các bạn giống như xa lộ với các làn đường có sẵn và dễ di chuyển, chỉ có chạy mà thôi. Nhưng ở Việt Nam, bạn là người xây đường, và bạn có quyền thu phí cầu đường”, anh Thông so sánh ví von về hai môi trường phát triển như vậy.
Khi về Việt Nam làm việc, một trong những điều các du học sinh quan tâm là mức lương doanh nghiệp (DN) trả cho mình như thế nào, có nhanh chóng bù lại được khoản tài chính đã bỏ ra để theo học ở nước ngoài hay không? Tuy nhiên, theo anh Lê Trí Thông (Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á), ngày du học sinh cầm vé máy bay về nước là các bạn đã chấp nhận một sự đầu tư dài hơi. Có thể mức lương khởi điểm thấp nhưng 10 - 20 năm sau, du học sinh có thể tạo dựng được sự nghiệp cho mình. “Ở nước ngoài, sự nghiệp của các bạn giống như xa lộ với các làn đường có sẵn và dễ di chuyển, chỉ có chạy mà thôi. Nhưng ở Việt Nam, bạn là người xây đường, và bạn có quyền thu phí cầu đường”, anh Thông so sánh ví von về hai môi trường phát triển như vậy.
Anh Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op) dẫn chứng từ chính đơn vị của ông: “Tiền lương ở DN Việt Nam thấp hơn DN nước ngoài nhưng điều kiện để các bạn phát triển lại rộng hơn. Nếu các bạn thể hiện được mình qua công việc sẽ được bổ nhiệm vào những vị trí trọng yếu. Tại Saigon Co.op, có du học sinh vào làm việc sau 4 năm đã là thành viên của HĐQT; những bạn khác sau 2 năm trở thành giám đốc bộ phận marketing, giám đốc tài chính.
Về phần mình, các DN trong nước cũng có nhiều chính sách đãi ngộ để thu hút du học sinh nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc. Chẳng hạn, Saigon Co.op lập một hợp tác xã mà các người góp tiền (xã viên) là các CB-NV của Saigon Co.op, được giao quản lý một số siêu thị có điều kiện kinh doanh tốt. Mỗi năm, hơn 30% lợi nhuận từ hợp tác xã đó được trích chia ra. Không chỉ vậy, ngoài mức lương chi trả cố định, Saigon Co.op còn có chính sách lương thâm niên. Nếu làm 1 năm, sẽ có 1 tháng lương được gửi vào tài khoản nhưng phải làm từ 10 năm trở lên mới được nhận khoản tiền này. Hay Ngân hàng Đông Á đang thiết kế các chương trình về lương bổng và đãi ngộ (hỗ trợ về cho vay, nhà ở, phương tiện) để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người lao động.
* Trình độ không bằng thái độ
Được đào tạo, tiếp thu phong cách làm việc nước ngoài là thế mạnh của các du học sinh nhưng cũng khiến một số bạn gặp khó khăn trong quá trình tái hòa nhập với cuộc sống do có những điểm khác biệt về văn hóa. Với kinh nghiệm tuyển dụng nhiều du học sinh, anh Cao Tiến Vị (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn), nói: “Tôi nghĩ rằng trình độ không quan trọng bằng thái độ, chính thái độ sẽ tạo ra cách hành xử đúng đắn”.
Anh Lê Nguyễn Minh Quang (cựu du học sinh ở Pháp), chia sẻ: “Các bạn cần phải điều chỉnh cách diễn đạt ý kiến. Nói thẳng, nói đúng chưa hẳn đạt được kết quả. Ở DN nước ngoài, bạn có thể đập bàn đập ghế khi tranh luận với sếp nhưng ở Việt Nam thì không được. Không phải chúng ta nói sai sự việc hoặc khỏa lấp đi nhưng phải cân nhắc cách trình bày hợp lý để đạt được kết quả mong muốn”.
Được đào tạo, tiếp thu phong cách làm việc nước ngoài là thế mạnh của các du học sinh nhưng cũng khiến một số bạn gặp khó khăn trong quá trình tái hòa nhập với cuộc sống do có những điểm khác biệt về văn hóa. Với kinh nghiệm tuyển dụng nhiều du học sinh, anh Cao Tiến Vị (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn), nói: “Tôi nghĩ rằng trình độ không quan trọng bằng thái độ, chính thái độ sẽ tạo ra cách hành xử đúng đắn”.
Anh Lê Nguyễn Minh Quang (cựu du học sinh ở Pháp), chia sẻ: “Các bạn cần phải điều chỉnh cách diễn đạt ý kiến. Nói thẳng, nói đúng chưa hẳn đạt được kết quả. Ở DN nước ngoài, bạn có thể đập bàn đập ghế khi tranh luận với sếp nhưng ở Việt Nam thì không được. Không phải chúng ta nói sai sự việc hoặc khỏa lấp đi nhưng phải cân nhắc cách trình bày hợp lý để đạt được kết quả mong muốn”.
Giải đáp phân vân của một du học sinh rằng mạnh dạn nêu ý kiến có thật sự là ưu điểm của du học sinh hay không khi mà văn hóa làm việc khác biệt cộng với hệ thống thủ tục rườm rà chi phối khiến những mong muốn đóng góp có khả năng bị từ chối, anh Nguyễn Ngọc Hòa thẳng thắn: “Các bạn nên kiên nhẫn, không từ bỏ mục tiêu đã đặt ra. Sự thẳng thắn, mạnh dạn, độc lập trong tác chiến và nêu ý kiến của mình là “vũ khí” của các bạn, nếu đánh mất thì các bạn không còn là du học sinh nữa. Nhưng tùy theo môi trường làm việc, ta sẽ chọn cách đánh phù hợp. Điều đó không có nghĩa ta không còn là ta, mà là ta chọn nhiều cách thể hiện khác nhau. Một vấn đề rõ ràng là đúng nhưng có khi các bạn phải thuyết phục 2, 3 lần mới đạt được kết quả”. Không thể nói nét văn hóa làm việc của một DN là tốt hay xấu, điều quan trọng là du học sinh phải chấp nhận để hòa nhập, phát triển cùng doanh nghiệp – đó chính là lời khuyên chân tình dành cho những du học sinh đang tràn đầy nhiệt huyết cống hiến kiến thức, năng lực cho đất nước có thêm định hướng trước khi xin việc.
Tweet