Dự án 600 làm Phó chủ tịch xã: Giúp dân giảm nghèo từ cây Cao su
10:51 01/08/2013 1961
Công tác giáo dục Web.ĐTN: Sinh ra trên mảnh đất Tuyên Hóa, Quảng Bình, Hà Ngọc Thành (sinh 1988) tốt nghiệp Đại học Nông lâm Huế nuôi khát vọng cháy bỏng là chia sẻ khó khăn cùng đồng bào nơi mình đã sinh ra. Và hôm nay, người trí thức trẻ ấy đang có những bước đi để đến với khát vọng “cháy bỏng” mà ước vọng bấy lâu.
Chúng tôi đến xã nghèo Yên Hóa - huyện Minh Hóa - tỉnh Quảng Bình, một trong những địa phương có đội viên thuộc Dự án 600 làm Phó chủ tịch xã đang góp phần tham gia giúp bà con xóa đói giảm nghèo.
Yên Hóa là một xã thuần nông và đặc biệt khó khăn của huyện Minh Hóa. Phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp không chủ động được nước tưới tiêu nên thường xuyên thiếu nước và mùa màng thường mất trắng. Thời tiết ở đây thất thường, có khi khí hậu của 4 mùa được tụ về trong một ngày, sớm nắng chiều mưa, đêm thì se sắt lạnh.
Làm thế nào để giúp dân thoát nghèo trên mảnh đất này? đây là câu hỏi không chỉ dành cho Phó chủ tịch xã Hà Ngọc Thành mà là câu hỏi đang cần lời giải của toàn Đảng bộ và nhân dân huyện Minh Hóa nói chung cũng như của chính quyền xã Yên Hóa nói riêng.
Yên Hóa là một xã thuần nông và đặc biệt khó khăn của huyện Minh Hóa. Phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp không chủ động được nước tưới tiêu nên thường xuyên thiếu nước và mùa màng thường mất trắng. Thời tiết ở đây thất thường, có khi khí hậu của 4 mùa được tụ về trong một ngày, sớm nắng chiều mưa, đêm thì se sắt lạnh.
Làm thế nào để giúp dân thoát nghèo trên mảnh đất này? đây là câu hỏi không chỉ dành cho Phó chủ tịch xã Hà Ngọc Thành mà là câu hỏi đang cần lời giải của toàn Đảng bộ và nhân dân huyện Minh Hóa nói chung cũng như của chính quyền xã Yên Hóa nói riêng.
Lấy mủ Cao su. Nguồn ảnh danviet.vn |
Về với mảnh đất Yên Hóa, Phó Chủ tịch xã Hà Ngọc Thành - đội viên Dự án 600 được phân công phụ trách mảng kinh tế, đặc biệt phân công tập trung cho phát triển cây cao su trên địa bàn xã. Tốt nghiệp khoa trồng trọt, Đại học Nông lâm Huế Thành hiểu hơn ai hết việc trồng và chăm sóc cây cao su thời gian đầu là rất khó khăn. Cái khó nhất là làm thế nào để thuyết phục được người dân tin tưởng tham gia trồng cây cao su khi mà hiệu quả của cây cao su phải từ 5 đến 7 năm sau mới cho kết quả.
Dựa vào hệ thống giao thông thuận lợi đáp ứng cho việc giao thương, tiếp cận và mở rộng thị trường; các điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, đặc biệt là quỹ đất cũng như lực lượng lao động tại dịa phương dồi dào có khả năng đáp ứng được các yêu cầu và đảm bảo đủ điều kiện để đẩy mạnh sự phát triển cây lâu năm; đồng thời được sự hỗ trợ của chương trình 135, nguồn vốn 30a, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện. Thành cùng lãnh đạo xã Yên Hóa xây dựng nghị quyết về tập trung phát triển trồng rừng kinh tế và chăn nuôi, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển cây cao su. Đây là loại cây đưa lại lợi ích kinh tế cao. Trung bình mỗi héc - ta cao su ban đầu mới khai thác cho thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng, thời điểm bước vào thu nhập ổn định cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm. Bắt đầu vào thời kì khai thác thì sự đầu tư về phân bón, làm cỏ sẽ giảm xuống. Sau chu kì khai thác mủ, cây cao su có thể khai thác làm gỗ, làm đồ mỹ nghệ, làm củi...
Được sự ủng hộ của lãnh đạo huyện và xã, sự chung sức của cán bộ kỹ thuật, đồng thời với ý chí quyết tâm của tuổi trẻ với những kiến thức về khoa học kỹ thuật trồng trọt, Hà Ngọc Thành đã tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo cấp xã, biên soạn tài liệu hướng dẫn, cử từng đoàn cán bộ về từng hộ dân vận động, trao đổi và thẩm định đất trồng cao su; hướng dẫn cho nhân dân đăng ký, phát dọn thực b×, chuẩn bị đất trồng. Là người hiểu về khoa học trồng trọt nên Thành rất cẩn thận, nếu nhận thấy đất trồng chưa đảm bảo thì Thành kiên quyết không cho dân trồng ào ạt khi đã nhận giống về, mà hướng dẫn tỉ mỉ cho dân đóng bầu, làm đất kỹ, đảm bảo an toàn cho cây lúc đó mới tiến hành trồng.
Thành cho biết: “Chi phí cho mỗi héc- ta cao su đến khi khai thác mủ là khoảng 121.000.000 đồng. Nguồn vốn này được lồng ghép từ các nguồn vốn 30a, 135 để hỗ trợ hơn 50% giá giống, giá vật tư, phân bón…cho nhân dân”.
Đến nay, toàn xã đã vận động được trên 50 hộ dân tham gia và đã trồng được gần 10ha/12ha theo chỉ tiêu, đạt 92 % kế hoạch. 100% cây nảy mầm và phát triển tốt. Phát triển cây cao su đã giải quyết việc làm cho hàng trăm người dân đang tuổi lao động đặc biệt là thanh niên. Trong thời kỳ đầu trồng, Hà Ngọc Thành tham mưu cho lãnh đạo xã vận động, khuyến khích bà con nông dân trồng xen kẽ các loại cây lạc, đậu xanh, khoai... để tận dụng tối đa diện tích đất và tăng thêm thu nhập.
Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Yên Hóa cho biết: "Dự án phát triển cây cao su mà chúng tôi đang triển khai bước đầu đã có dấu hiệu tốt. Tuy nhiên phía trước còn rất nhiều khó khăn. Nếu thành công thì đây là cây mũi nhọn đưa lại lợi ích kinh tế lớn và xóa được nghèo cho người dân”.
“Đồng chí Thành là trí thức trẻ năng động, sáng tạo, đã tích lũy vốn kinh nghiệm thực tế ban đầu. Với chuyên ngành trồng trọt của Thành và sự nhiệt tình, trách nhiệm của đồng chí Thành, chúng tôi tin cây cao su sẽ được triển khai có hiệu quả" – đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Yên Hóa nhận xét.
Ngoài việc phát triển cây cao su, hiện nay xã Yên Hóa còn triển khai phát triển trang trại tổng hợp; Lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình 30a, 135 để triển khai các đề án phát triển kinh tế; phát triển chăn nuôi bò thịt; trồng rừng… Các chương trình đề án này đều được UBND giao cho “tân” Phó Chủ tịch phụ trách. Ngoài ra, Thành còn được phân công làm Phó ban thường trực Ban Quản lý xây dựng Nông thôn mới của xã.