Chung Quốc Bảo - Vượt khó đến trường
18:00 28/04/2013 1554
Công tác giáo dục Web.ĐTN: Mẹ mất khi Chung Quốc Bảo, học sinh lớp 11A11, Trường THPT Nguyễn Việt Hồng (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) vừa tròn 8 ngày tuổi. Không lâu sau cha có vợ khác bỏ đi biền biệt.
Em Chung Quốc Bảo (bên trái) trao đổi bài với bạn bè. |
Từ đó, Bảo nương tựa vào người bác sống bằng nghề làm cỏ, lặn đất mướn. Cuộc sống túng quẫn khiến Bảo đã từng có ý định bỏ học. Nhờ sự trợ giúp của thầy cô, bạn bè cùng niềm đam mê học tập đã giúp Bảo có thêm nghị lực vươn lên…
Trên đường đến thăm gia đình Bảo ở ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền), cô Lê Thị Phương Bạch, giáo viên chủ nhiệm của Bảo cứ tấm tắc ngợi khen về tinh thần vượt khó của cậu học trò nghèo này. Cô Phương Bạch cho biết: "Gia cảnh khó khăn, nhưng Bảo vẫn cố gắng đến trường. Bảo chăm chỉ và siêng năng học tập, nhiều năm học đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến".
Dù được nghe kể về hoàn cảnh khó khăn của Bảo, nhưng chúng tôi không khỏi xót xa khi đứng trước ngôi nhà mà Bảo và người bác đang ở. Căn nhà chỉ rộng hơn 30m2 đã quá cũ nát, xiêu vẹo, phía trước che cao su, phía sau lợp lá. Qua bao mùa mưa nắng, dù hai bác cháu làm mướn đủ thứ nghề cũng không dành dụm đủ tiền để sửa lại nhà. Tài sản quý giá nhất trong căn nhà ọp ẹp là chiếc giường tre cũ kỹ và một chiếc xe đạp do một nhà hảo tâm tặng. Bảo kể: "Chiếc giường vừa là nơi tiếp khách, là nơi ngủ nghỉ của hai bác cháu, cũng là góc học tập của em". Vì vậy, hầu như mỗi ngày, Bảo đều tranh thủ học bài sớm để nhường chỗ cho người bác đã hơn 53 tuổi nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả.
Tuy tuổi cao, nhưng để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày và tiền học tập cho Bảo, chú Chung Văn Em (bác của Bảo) làm đủ nghề, từ làm cỏ vườn, hái trái cây mướn đến lặn đất mướn. "Mỗi ngày thu nhập khoảng 100.000 đồng, nhưng đâu phải ngày nào cũng có" - chú Em tâm sự. Thương bác vất vả, ngoài giờ học, Bảo thường phụ tiếp bác làm cỏ mướn. Những lúc túng quẫn, bác bị bệnh, nhà chỉ còn vài lon gạo, Bảo đã có ý định nghỉ học đi làm phụ giúp bác nhưng người bác quyết không để cháu nghỉ học. Dù cuộc sống khó khăn nhưng Bảo quyết tâm bám trường bám lớp. Nhiều bạn học cùng lớp cho biết, hiếm thấy Bảo vắng học. Ở lớp, Bảo thường cùng bạn bè học nhóm, trao đổi thảo luận để cùng nhau tiến bộ hơn trong học tập. Nhiều năm qua, Bảo đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Không chỉ học giỏi, Bảo còn là thành viên tích cực của Câu lạc bộ Tình nguyện, Đội văn nghệ của trường. Hầu hết các phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, như: Vệ sinh môi trường, phát tờ bướm tuyên truyền về an toàn giao thông, hay các hoạt động văn hóa văn nghệ, Bảo đều tích cực tham gia. Chia sẻ về ước mơ trong tương lai, Bảo bộc bạch: "Em ước mơ thi đậu vào ngành kỹ sư nông nghiệp, nhưng nhà nghèo quá, không biết có thực hiện được không?". Thương cậu học trò nghèo nhưng giàu ý chí, nghị lực vươn lên, Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Việt Hồng đã vận động cán bộ, giáo viên, học sinh trường quyên góp hỗ trợ cho Bảo. Tuy nhiên, để Bảo có điều kiện học tập tốt hơn và trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày, Ban Giám hiệu trường kêu gọi sự quan tâm, đóng góp của các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài thành phố.
Tweet
Trên đường đến thăm gia đình Bảo ở ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền), cô Lê Thị Phương Bạch, giáo viên chủ nhiệm của Bảo cứ tấm tắc ngợi khen về tinh thần vượt khó của cậu học trò nghèo này. Cô Phương Bạch cho biết: "Gia cảnh khó khăn, nhưng Bảo vẫn cố gắng đến trường. Bảo chăm chỉ và siêng năng học tập, nhiều năm học đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến".
Dù được nghe kể về hoàn cảnh khó khăn của Bảo, nhưng chúng tôi không khỏi xót xa khi đứng trước ngôi nhà mà Bảo và người bác đang ở. Căn nhà chỉ rộng hơn 30m2 đã quá cũ nát, xiêu vẹo, phía trước che cao su, phía sau lợp lá. Qua bao mùa mưa nắng, dù hai bác cháu làm mướn đủ thứ nghề cũng không dành dụm đủ tiền để sửa lại nhà. Tài sản quý giá nhất trong căn nhà ọp ẹp là chiếc giường tre cũ kỹ và một chiếc xe đạp do một nhà hảo tâm tặng. Bảo kể: "Chiếc giường vừa là nơi tiếp khách, là nơi ngủ nghỉ của hai bác cháu, cũng là góc học tập của em". Vì vậy, hầu như mỗi ngày, Bảo đều tranh thủ học bài sớm để nhường chỗ cho người bác đã hơn 53 tuổi nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả.
Tuy tuổi cao, nhưng để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày và tiền học tập cho Bảo, chú Chung Văn Em (bác của Bảo) làm đủ nghề, từ làm cỏ vườn, hái trái cây mướn đến lặn đất mướn. "Mỗi ngày thu nhập khoảng 100.000 đồng, nhưng đâu phải ngày nào cũng có" - chú Em tâm sự. Thương bác vất vả, ngoài giờ học, Bảo thường phụ tiếp bác làm cỏ mướn. Những lúc túng quẫn, bác bị bệnh, nhà chỉ còn vài lon gạo, Bảo đã có ý định nghỉ học đi làm phụ giúp bác nhưng người bác quyết không để cháu nghỉ học. Dù cuộc sống khó khăn nhưng Bảo quyết tâm bám trường bám lớp. Nhiều bạn học cùng lớp cho biết, hiếm thấy Bảo vắng học. Ở lớp, Bảo thường cùng bạn bè học nhóm, trao đổi thảo luận để cùng nhau tiến bộ hơn trong học tập. Nhiều năm qua, Bảo đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Không chỉ học giỏi, Bảo còn là thành viên tích cực của Câu lạc bộ Tình nguyện, Đội văn nghệ của trường. Hầu hết các phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, như: Vệ sinh môi trường, phát tờ bướm tuyên truyền về an toàn giao thông, hay các hoạt động văn hóa văn nghệ, Bảo đều tích cực tham gia. Chia sẻ về ước mơ trong tương lai, Bảo bộc bạch: "Em ước mơ thi đậu vào ngành kỹ sư nông nghiệp, nhưng nhà nghèo quá, không biết có thực hiện được không?". Thương cậu học trò nghèo nhưng giàu ý chí, nghị lực vươn lên, Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Việt Hồng đã vận động cán bộ, giáo viên, học sinh trường quyên góp hỗ trợ cho Bảo. Tuy nhiên, để Bảo có điều kiện học tập tốt hơn và trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày, Ban Giám hiệu trường kêu gọi sự quan tâm, đóng góp của các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài thành phố.