Chang A Dê - chàng trai vùng cao làm kinh tế giỏi
15:16 01/10/2013 1429
Công tác giáo dục Web.ĐTN: Học hết lớp 5, chàng trai người H’mông Chang A Dê bỏ học trong sự động viên của gia đình, bạn bè và thầy cô lên núi kiếm ngọn rau, củ măng về phụ giúp gia đình mặc dù nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí trong quá trình đi học.
Mong muốn được đứng trong tổ chức Đoàn
“Mình đi học gia đình mất một công làm việc, không ai lên rừng kiếm cái củi, cái măng để giúp gia đình, lúc đó mình có biết suy nghĩ gì đâu” - Chang A Dê cho biết.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, cái tuổi đến trường không còn nữa, cuộc sống gia đình thì vẫn vậy khi những thứ kiếm được từ núi rừng giá trị kinh tế không cao, không thể cải thiện được cuộc sống đói khổ đang hiện hữu.
“Mình đi học gia đình mất một công làm việc, không ai lên rừng kiếm cái củi, cái măng để giúp gia đình, lúc đó mình có biết suy nghĩ gì đâu” - Chang A Dê cho biết.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, cái tuổi đến trường không còn nữa, cuộc sống gia đình thì vẫn vậy khi những thứ kiếm được từ núi rừng giá trị kinh tế không cao, không thể cải thiện được cuộc sống đói khổ đang hiện hữu.
Chang A Dê nhận bằng khen của UBND tỉnh Yên Bái trong buổi tuyên dương |
Khát khao được cắp sách đến trường để hòa trong tiếng nói cười của các bạn giờ đây là không thể. Chang A Dê chỉ biết đứng đó thẫn thờ nhìn bạn cắp sách đến trường vào mỗi buổi sáng cũng như lúc chiều về, chỉ dám đứng cười một mình khi nhìn các bạn tham gia sinh hoạt do chi Đoàn thôn cũng như các anh, chị sinh viên tình nguyện tổ chức trong các ngày lễ và mỗi dịp hè.
Khao khát được đứng trong tổ chức Đoàn, được tham gia vui chơi và cống hiến công sức trỗi dậy mạnh mẽ hơn lúc nào hết.
Mong muốn đó đã thành hiện thực khi ngày 26/3/2004, Chang A Dê chính thức được đứng trong hàng ngũ của Đoàn. Anh tâm sự “khi được kết nạp vào Đoàn, được các anh cán bộ Đoàn, các bạn đoàn viên hướng dẫn về sinh đẻ có kế hoạch, không di cư tự do, không trồng cây thuốc phiện, ăn ở hợp vệ sinh, chăm chỉ lao động sản xuất để có cái ăn, cái mặc…mình đã hiểu và mạnh dạn hơn trong cách nghĩ, cách làm”.
Có lẽ ngày đó chính là bước ngoặt quan trọng để anh có cuộc sống như ngày hôm nay.
Khao khát làm giàu
Được đứng trong hàng ngũ của Đoàn, Chang A Dê được tham gia các buổi sinh hoạt, tập huấn kiến thức về phát triển kinh tế, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi do tổ chức Đoàn hướng dẫn. Anh đã mạnh dạn quyết tâm vay vốn phát triển kinh tế gia đình.
Với diện tích đất tự nhiên vốn có, anh trồng 1,5 ha cây thảo quả. Sau thời gian miệt mài canh tác, ngày thu hoạch đã đến lại đúng vào dịp nhu cầu thị hiếu trên thị trường tăng cao, số tiền thu lợi được nhiều hơn lúc nào hết.
“Mình không nghĩ mình lại có nhiều tiền đến vậy”- Chang A Dê nói.
Đoàn viên Chang A Dê vinh dự được nhận bằng khen của UBND tỉnhYên Bái |
Tháng 6/2012, anh đã đăng ký với Ban chấp hành Đoàn xã Dế Xu Phình phát triển mô hình kinh tế "Trang trại nuôi dê". Theo anh, cây Thảo quả có giá trị không bền vững, sau một thời gian thu hoạch sẽ phải cải tạo trồng mới trong khi đó nuôi dê không tốn nhiều chi phí, thức ăn cho dê chủ yếu là lá cây và cỏ dại.
Thời gian thả nuôi từ 5-6 tháng, riêng dê nái đẻ 2 lần trong năm, mỗi lần từ 2-4 con; tỷ lệ sống chỉ 2 con cho tới lúc lớn, người nuôi bán thịt sẽ mang lại giá trị tương đương hoặc cao hơn số vốn thả nuôi con giống ban đầu. Chang A Dê chia sẻ: “Kinh nghiệm sống và những bài học đều do cán bộ dạy cả”.
Khởi điểm từ 25 con dê giống, đến tháng 7/2013 đàn dê đã tăng thêm 17 con, nâng tổng số lên 42 con. Đàn dê đang trong chiều hướng phát triển rất tốt do được hướng dẫn về kỹ thuật và hứa hẹn cho giá trị kinh tế cao trong các năm tiếp theo.
Bên cạnh việc trồng Thảo quả, nuôi dê, anh còn trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy mật với trên 10 tổ ong. Mỗi năm sản phẩm xuất ra thị trường giúp ảnh có tổng thu nhập trên 80 triệu đồng.
Khi được hỏi về dự định trong thời gian tới, Chang A Dê cho biết: “Việc đầu tiên là nuôi hai đứa con được học hành đầy đủ, không để chúng thất học như mình.
Mình sẽ tập trung phát triển đàn dê là chủ yếu, bên cạnh đó vẫn tiếp tục duy trì cây Thảo quả, trồng rừng và nuôi ong…làm giàu trên quê hương lại góp phần bảo vệ rừng, gắn với rừng để không phụ lòng của anh em, bạn bè đã giúp đỡ khi mình gặp khó khăn”.
Không chỉ tham gia phát triển kinh tế, anh còn vận động bà con thực hiện nếp sống văn hóa khu dân cư, không chặt phá cây rừng, sinh đẻ có kế hoạch, giúp đỡ bà con lúc khó khăn, vận động các cháu bỏ học ra lớp…Thành công bước đầu của chàng trai người H’mông đã tạo thêm cho anh động lực để tiếp tục phấn đấu, được cống hiến cho quê hương.
Tại lễ kỷ niêm 55 năm ngày Bác Hồ lên thăm Yên Bái (25/9/1958 – 25/9/2013), Đoàn viên tiêu biểu vùng cao Chang A Dê (sinh năm 1988) với mô hình “Trang tại nuôi dê” đã vinh dự được nhận bằng khen của UBND tỉnh với thành tích “cá nhân diển hình tiên tiến học tập và làm theo lời Bác”.