Các "Phó Chủ tịch xã" và những kỷ niệm khó quên

15:47 01/08/2013     1757

Công tác giáo dục   “Lần đầu tiên phải di chuyển trong dòng nước chảy xiết, tôi cảm thấy rất sợ"- Một Phó Chủ tịch xã ở Thanh Hóa tâm sự.
Tại buổi giao lưu trực tuyến “Tuổi trẻ chung tay cùng xã nghèo vượt khó và phát triển bền vững” vừa được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, báo Tiền Phong tổ chức, các trí thức trẻ đã có dịp trải lòng sau gần 1 năm làm “quan xã” ở 62 huyện nghèo trong khắp cả nước.

Đều nhận nhiệm vụ ở lứa tuổi ngoài đôi mươi, với tri thức và lòng nhiệt huyết tràn đầy, các Phó Chủ tịch xã đã miệt mài cống hiến mặc dù con đường đã trải qua và phía trước có không ít khó khăn, thử thách. Mỗi người phụ trách mỗi lĩnh vực, nhưng họ đều đã có đóng góp bước đầu vào sự phát triển kinh tế-xã hội tại nơi mình nhận nhiệm vụ.

Phó Chủ tịch xã Tuấn Đại, huyện Sơn Động, Bắc Giang Nguyễn Thành Phong chia sẻ, khi về nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch xã, Phong được giao phụ trách mảng kinh tế. Sau gần 1 năm nhận nhiệm vụ, công việc của Phong cơ bản đã ổn định và đạt được một số kết quả ban đầu. Với những gì đã tích lũy được trong quá trình học tập cũng như thời gian trải nghiệm ở đây, Phong đã dần dần vận động được bà con thay đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông sản hàng hóa. Vì thế, trong năm 2012, xã Tuấn Đại cơ bản đã chủ động được lương thực, phần lớn bà con ở đây đã đủ ăn kể cả trong những ngày giáp hạt.
a
Các Phó Chủ tịch xã trong buổi giao lưu ngày 26/12

Phong cùng với lãnh đạo xã cũng xác định, muốn phát triển phải có quy hoạch cụ thể về vùng sản xuất, cũng như kế hoạch phát triển về chăn nuôi, trồng rừng. Trong năm, lãnh đạo xã Tuấn Đại đã xây dựng kế hoạch chi tiết trong phát triển, liên hệ với công ty Pepsi Việt Nam, phối hợp sản xuất khoai tây, liên hệ với công ty Dragon quy hoạch chi tiết vùng sản xuất nông nghiệp theo định hướng hàng hóa…

Chia sẻ về công việc của mình, Phó Chủ tịch xã Xuân Quỳ, Như Xuân, Thanh Hóa, Nguyễn Anh Ngọc cho biết, từ khi nhận nhiệm vụ, Ngọc bắt tay vào việc triển khai Đề án "Thử nghiệm mô hình nuôi giun quế phục vụ chăn nuôi gia cầm”. Đề án này đã được bảo vệ tại hội đồng vào cuối khóa tập huấn về kiến thức quản lý Nhà nước của ban quản lý dự án “Đưa 600 trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch 62 huyện nghèo trong cả nước”.

Anh Ngọc cho biết, lý do bạn thực hiện đề án cũng bắt nguồn từ thực tế của địa phương. “Trước đây lượng phân thải từ chăn nuôi ra môi trường quá lớn, nguồn phụ phẩm từ trồng trọt lại khá dồi dào. Vậy tại sao không tận dụng những thuận lợi này để nuôi giun quế, vừa bảo vệ được môi trường, vừa tạo ra nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho gia cầm?”. Sau khi đi tìm hiểu mô hình này ở nhiều địa phương và nhận thấy hiệu quả kinh tế rất lớn, Ngọc bắt tay vào thực hiện đề án của mình và được bà con trong xã nhiệt tình hưởng ứng.

Các “
Phó Chủ tịch xã” và những kỷ niệm khó quên


Để có được những kết quả bước đầu trong chặng được làm Phó Chủ tịch xã, các bạn trẻ đã phải vượt qua không ít khó khăn, cả về sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, môi trường sống và làm việc. Nhưng đó cũng là động lực để các bạn trẻ tiếp tục tiếp tục công việc của mình, hoàn thành trọng trách mà Đảng và Nhà nước đã tin cậy giao phó.

Kể về những ngày đầu làm “quan xã” của mình, Phó Chủ tịch xã Đồng Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ Hà Minh Hoạt nhớ mãi kỷ niệm một lần Hoạt về dự họp với khu dân cư cách trung tâm xã khoảng để triển khai chương trình 30a.

Hôm đó trời mưa to, đường lại khó đi nên không thể đi xe máy đến nơi họp được. Một cán bộ đi cùng Hoạt đã khuyên rằng nên báo hoãn cuộc họp lại. Nhưng Hoạt nghĩ rằng, đã hứa với bà con thì không thể thất hứa được.

Khi Hoạt và người cán bộ xã đi bộ đến nơi, dù muộn cả tiếng đồng hồ nhưng bàcon vẫn tập trung đông đủ để chờ cán bộ. “Khi chúng tôi đến nơi, ông trưởng bản ra ôm lấy chúng tôi và bảo: "Không nghĩ là trời mưa mà cán bộ vẫn vào họp với dân". Từ việc này, tôi nhận ra rằng, làm cán bộ  thì không thất hứa với người dân”- Hoạt chia sẻ.

Kỷ niệm mà Phó Chủ tịch xã Xuân Quỳ, Như Xuân, Thanh Hóa Nguyễn Anh Ngọc không bao giờ quên là cùng bà con chống lũ ngay sau tháng đầu tiên về nhận công tác.

Ngọc kể, tháng 9/2012, ở Xuân Quỳ xảy ra một trận lụt lớn. Nước lũ dâng rất  nhanh, đến nỗi chỉ trong một thời gian ngắn, UBND xã đã bị cô lập trong nước lũ. Ngọc đã cùng với cán bộ xã thức trắng đêm để lo di chuyển trang thiết bị. “Lần đầu tiên phải di chuyển trong dòng nước chảy xiết, tôi cảm thấy rất sợ. Nhưng đây là một kỷ niệm đáng nhớ của tôi”- Ngọc tâm sự.

Còn đối với Nguyễn Thị Thu Lan, Phó Chủ tịch xã Tam Thanh, Tân Sơn, Phú Thọ sự khó khăn còn nhiều hơn các trí thức trẻ khác vì Lan là một trong số ít những Phó Chủ tịch xã đã có gia đình.

Vừa sinh con được 4 tháng, Lan tình nguyện tham gia Dự án 600 nên có khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, người chồng chưa hiểu hết công việc của vợ nên chưa có sự chia sẻ... Nhưng với quyết tâm của mình, cùng với sự ủng hộ của gia đình nhà chồng, cuối cùng chồng của Lan cũng đã thông cảm với công việc vợ đang làm. Không những thế, anh còn hy sinh cả sự nghiệp để làm “sân sau” cho vợ, ở nhà chăm sóc con nhỏ để Lan yên tâm công tác.

Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xuống cơ sở vận động nhân dân, Thu Lan tâm sự, quan trọng nhất là phải gần gũi với bà con, không quan cách. Nhất là các buổi buổi họp, sinh hoạt của khu dân cư là cơ hội tốt nhất để cán bộ xã được gần dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bà con./.