Yên Bái: Gieo hành động, gặt mầm xanh
15:30 17/02/2017 1623
Nhịp sống trẻ Web.ĐTN: Đó chính là kết quả sau nhiều nỗ lực suốt thời gian qua của một số cán bộ tỉnh đoàn trong thực hiện mô hình trình diễn nông nghiệp tại Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) Túc Đán, huyện Trạm Tấu được khởi động từ tháng 10/ 2016.
Triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và chăn nuôi
Làng TNLN được quy hoạch trên diện tích khoảng 500 ha thuộc địa phận thôn Tống Trong và Háng Tầu xã Túc Đán. Bấy lâu nay, người dân ở đây chủ yếu chỉ canh tác lúa ruộng, lúa nương một vụ chứ không trồng cây màu vụ đông. Họ gieo hạt rau, đỗ, bí, dưa trên nương theo tập quán chọc lỗ tra hạt, cũng chưa biết cách ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng, chăm sóc.
Chăn nuôi chủ yếu theo hình thức thả rông gia súc, gia cầm vừa dễ xảy ra dịch bệnh, chậm lớn vừa ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và gây phá hoại cây trồng. Mô hình trình diễn nông nghiệp do Tỉnh đoàn triển khai và được Tổ công tác triển khai Dự án Làng TNLN Túc Đán với 5 thành viên là cán bộ Tỉnh đoàn đảm nhiệm chính là phương thức tiếp cận một cách trực quan, thiết thực, cụ thể nhất với người dân trong vùng dự án nhằm giúp họ thay đổi thói quen trồng trọt, chăn nuôi còn nhiều hạn chế này.
Làng TNLN được quy hoạch trên diện tích khoảng 500 ha thuộc địa phận thôn Tống Trong và Háng Tầu xã Túc Đán. Bấy lâu nay, người dân ở đây chủ yếu chỉ canh tác lúa ruộng, lúa nương một vụ chứ không trồng cây màu vụ đông. Họ gieo hạt rau, đỗ, bí, dưa trên nương theo tập quán chọc lỗ tra hạt, cũng chưa biết cách ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng, chăm sóc.
Chăn nuôi chủ yếu theo hình thức thả rông gia súc, gia cầm vừa dễ xảy ra dịch bệnh, chậm lớn vừa ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và gây phá hoại cây trồng. Mô hình trình diễn nông nghiệp do Tỉnh đoàn triển khai và được Tổ công tác triển khai Dự án Làng TNLN Túc Đán với 5 thành viên là cán bộ Tỉnh đoàn đảm nhiệm chính là phương thức tiếp cận một cách trực quan, thiết thực, cụ thể nhất với người dân trong vùng dự án nhằm giúp họ thay đổi thói quen trồng trọt, chăn nuôi còn nhiều hạn chế này.
Vẫn là khu ruộng bậc thang một vụ quen thuộc bao lâu nay với người dân địa phương nhưng vụ đông này đã không còn bị bỏ trống mà hiện hữu những luống rau đông xanh tốt |
"Mục tiêu của chúng tôi chính là xây dựng một mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, thí điểm trồng, chăn nuôi một số loại cây rau, màu vụ đông và vật nuôi cần thiết phục vụ đời sống hàng ngày mà nhân dân trong vùng chưa biết trồng, chăm sóc. Qua đó, đánh giá tiềm năng đất đai, hiệu quả kinh tế, làm cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn các hộ thanh niên và nhân dân trong vùng Dự án phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, dần nâng cao thu nhập". Đồng chí Đỗ Minh Huấn, Trưởng ban Thanh niên nông thôn, công nhân viên chức và đô thị tỉnh đoàn Yên Bái, Tổ trưởng Tổ công tác |
Mô hình trình diễn bao gồm: mô hình chế biến phân bón hữu cơ từ rơm, rạ; mô hình trồng các loại rau vụ đông xuân và mô hình chăn nuôi. Để triển khai mô hình đạt hiệu quả, Tổ công tác đã tiến hành khảo sát điều kiện đất đai, khí hậu, tập quán canh tác của nhân dân, thống nhất với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu, UBND xã Túc Đán lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp thí điểm thực hiện tại mô hình.
Đồng thời Tổ công tác cũng phối hợp với UBND xã tìm điểm, tìm hộ thực hiện và tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên, nhân dân cùng làm với Tổ công tác và thường xuyên thăm quan, theo dõi quá trình triển khai xây dựng mô hình. Mô hình được xây dựng trên khu ruộng bậc thang một vụ và khu vườn nhỏ có diện tích 3.000 m2, có độ cao trung bình 935 m so với mực nước biển, thuộc loại đất thịt nhẹ, có sẵn mương dẫn nước tưới.
Những khó khăn bước đầu
Trước khi mô hình thành công như hiện tại, các thành viên tổ công tác gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu triển khai như: Địa điểm mô hình ở độc lập và xa dân cư, địa hình dốc, đường giao thông không thuận lợi, đặc biệt là những ngày mưa gây khó khăn cho Tổ công tác trong việc vận chuyển các loại vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình; Đường dẫn nước phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu nhưng khá xa, lại thường xuyên hỏng hóc làm thiếu nguồn nước.
Ngoài ra, biến động thời tiết và cả thói quen thả rông gia súc của người dân cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ triển khai một số hạng mục và chất lượng mô hình. Đó là còn chưa kể đến những khó khăn trong sinh hoạt như không điện, không sóng điện thoại, chỗ ăn ở chỉ là một lán nhỏ chứa thóc vụ thu hoạch của người dân. Nhưng những khó khăn ấy không làm giảm quyết tâm thực hiện thành công mô hình của Tổ công tác.
Ngay từ những ngày đầu, mô hình là sự nhiệt tình, tâm huyết với cộng đồng của các thành viên Tổ công tác, cũng như sự quyết tâm của Ban Thường vụ tỉnh đoàn trong xây dựng thành công Làng TNLN. Bởi, ngay từ đầu, kinh phí cho thực hiện mô hình đã gặp khó khăn do nội dung phê duyệt chuẩn bị đầu tư Dự án Làng TNLN không có kinh phí triển khai xây dựng mô hình phát triển sản xuất. Vì vậy, Tỉnh đoàn đã vận động tập thể và cán bộ, công chức cơ quan đóng góp kinh phí để mô hình được triển khai.
Đồng thời Tổ công tác cũng phối hợp với UBND xã tìm điểm, tìm hộ thực hiện và tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên, nhân dân cùng làm với Tổ công tác và thường xuyên thăm quan, theo dõi quá trình triển khai xây dựng mô hình. Mô hình được xây dựng trên khu ruộng bậc thang một vụ và khu vườn nhỏ có diện tích 3.000 m2, có độ cao trung bình 935 m so với mực nước biển, thuộc loại đất thịt nhẹ, có sẵn mương dẫn nước tưới.
Những khó khăn bước đầu
Trước khi mô hình thành công như hiện tại, các thành viên tổ công tác gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu triển khai như: Địa điểm mô hình ở độc lập và xa dân cư, địa hình dốc, đường giao thông không thuận lợi, đặc biệt là những ngày mưa gây khó khăn cho Tổ công tác trong việc vận chuyển các loại vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình; Đường dẫn nước phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu nhưng khá xa, lại thường xuyên hỏng hóc làm thiếu nguồn nước.
Ngoài ra, biến động thời tiết và cả thói quen thả rông gia súc của người dân cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ triển khai một số hạng mục và chất lượng mô hình. Đó là còn chưa kể đến những khó khăn trong sinh hoạt như không điện, không sóng điện thoại, chỗ ăn ở chỉ là một lán nhỏ chứa thóc vụ thu hoạch của người dân. Nhưng những khó khăn ấy không làm giảm quyết tâm thực hiện thành công mô hình của Tổ công tác.
Ngay từ những ngày đầu, mô hình là sự nhiệt tình, tâm huyết với cộng đồng của các thành viên Tổ công tác, cũng như sự quyết tâm của Ban Thường vụ tỉnh đoàn trong xây dựng thành công Làng TNLN. Bởi, ngay từ đầu, kinh phí cho thực hiện mô hình đã gặp khó khăn do nội dung phê duyệt chuẩn bị đầu tư Dự án Làng TNLN không có kinh phí triển khai xây dựng mô hình phát triển sản xuất. Vì vậy, Tỉnh đoàn đã vận động tập thể và cán bộ, công chức cơ quan đóng góp kinh phí để mô hình được triển khai.
Đ/c Nguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cùng Ban Thường vụ tỉnh đoàn thăm và đánh giá kết quả mô hình |
Nơi đoàn viên, thanh niên và người dân học tập
Để chế biến phân bón hữu cơ từ rơm, rạ, Tổ công tác đã phối hợp với Đoàn xã Túc Đán huy động đoàn viên cắt và thu gom rơm, rạ, rồi sử dụng phân chế phẩm sinh học VTN4 của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng chế biến thành phân hữu cơ để bón cho rau. Các thành viên Tổ công tác đã tự tay làm đất, gieo rau, tưới tiêu, chăm lợn, gà… song cũng không quên "kéo" hai hộ thanh niên và một số hộ dân khác trực tiếp cùng làm để họ được trực tiếp trải nghiệm công việc và tìm cách thu hút được sự quan tâm, thăm quan thường xuyên của nhiều đoàn viên thanh niên, người dân khác.
Vợ chồng Giàng A Tu là hộ hanh niên tham gia thực hiện mô hình cùng Tổ công tác từ những ngày đầu. A Tu cho biết: "Được các anh trực tiếp hướng dẫn làm đất, ủ giống, chăm rau, mình đã học hỏi được rất nhiều. Mình cũng đã tự trồng được một ít rau để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày rồi đấy".
Chứng kiến những ruộng rau lên xanh tốt trên diện tích 1.200 m2, nhiều người dân hiểu ra rằng hóa ra đất ruộng vẫn bỏ không trong vụ đông này nếu được đầu tư, chăm sóc đúng cách hoàn toàn có thể trồng được các loại rau su hào, bắp cải, khoai tây, cà chua, bí đỏ siêu quả, bí siêu ngọn, đỗ cô ve, rau cải các loại, mùi, xà lách như những “cán bộ” đang trồng chứ không phải chỉ riêng mỗi giống rau cải mèo của người dân địa phương. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả xây dựng mô hình. Kết quả bước đầu cho thấy cây rau màu sinh trưởng, phát triển tốt, giảm chi phí mua phân hóa học nhờ sử dụng phân hữu cơ tự chế biến, góp phần cải tạo đất.
Đối với chăn nuôi, để thích ứng với khí hậu của vùng và phù hợp với trình độ chăn nuôi của người dân, Tổ công tác đã lựa chọn 3 vật nuôi gồm: gà mía, ngan lai và lợn địa phương, áp dụng theo phương thức bán chăn thả, sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học, ủ thức ăn bằng men vi sinh. Qua thực hiện, các vật nuôi lớn nhanh, giảm dịch bệnh và giảm tỷ lệ chết do chủ động được khâu chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh; giảm thời gian và công chăm sóc do không phải nấu chín thức ăn cho lợn; đặc biệt không có hiện tượng vật nuôi phá hoại rau màu; tận dụng được nguồn phân bón cho rau và không gây ô nhiễm môi trường.
Mô hình chính là nơi để đoàn viên, thanh niên và người dân ở đây học tập một cách thực tế, sinh động nhất về trồng rau vụ đông, chăn nuôi theo phương pháp nuôi nhốt và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi. Từ kết quả bước đầu của mô hình đã và đang góp phần dần thay đổi tư duy sản xuất của một bộ phận không nhỏ đoàn viên, thanh niên và nhân dân xã Túc Đán./.