Từ nghiện ma túy trở thành tỷ phú
10:18 10/04/2014 2402
Nhịp sống trẻ Web.ĐTN: Đó là anh Phạm Đức Sơn - Giám đốc Công ty TNHH và sản xuất thương mại Thanh niên Việt, Trưởng nhóm Câu lạc bộ giáo dục đồng đẳng xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Anh không chỉ là người làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn giúp cho nhiều thanh niên một thời lầm lỡ có việc làm ổn định, được trở về với vòng tay yêu thương của cộng đồng.
“Vượt lên chính mình”
Dù việc từng là “con nghiện” ma túy đã xảy ra khá lâu nhưng khi chia sẻ với chúng tôi về những tháng năm đó, anh Phạm Đức Sơn vẫn không giấu được sự xúc động. Năm 1991, xuất ngũ trở về quê hương Yên Lãng, cũng như bao thanh niên khác, anh mang trong mình những khát vọng và hoàn bão của tuổi trẻ, muốn được cống hiến cho xã hội, được làm giàu bằng chính sức lao động trên mảnh đất quê hương. Thế nhưng mọi việc không đơn giản như anh vẫn từng nghĩ, sau nhiều lần tìm kiếm việc làm không được như ý muốn, anh bắt đầu thấy nản và thông qua một vài người bạn anh đã thử vận may của mình bằng cách xin làm thuê cho một số chủ mỏ ở bãi quặng huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Dù việc từng là “con nghiện” ma túy đã xảy ra khá lâu nhưng khi chia sẻ với chúng tôi về những tháng năm đó, anh Phạm Đức Sơn vẫn không giấu được sự xúc động. Năm 1991, xuất ngũ trở về quê hương Yên Lãng, cũng như bao thanh niên khác, anh mang trong mình những khát vọng và hoàn bão của tuổi trẻ, muốn được cống hiến cho xã hội, được làm giàu bằng chính sức lao động trên mảnh đất quê hương. Thế nhưng mọi việc không đơn giản như anh vẫn từng nghĩ, sau nhiều lần tìm kiếm việc làm không được như ý muốn, anh bắt đầu thấy nản và thông qua một vài người bạn anh đã thử vận may của mình bằng cách xin làm thuê cho một số chủ mỏ ở bãi quặng huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Anh Phạm Đức Sơn (cầm Micro) tại chương trình Gặp mặt- tuyên dương các đội Thanh niên tình nguyện Thắp sáng niềm tin và mô hình tiêu biểu thực hiện NQLT 03 của tỉnh Thái Nguyên |
Chính những ngày làm việc nặng nhọc đầy mệt mỏi, cùng với thời gian còn lại rảnh rỗi đã làm anh gục ngã khi các bạn cùng làm thuê rủ rê hút thử với lời mời đầy lôi cuốn “hút cho khỏe người, làm việc sẽ hăng hơn, kiếm tiền cũng sẽ nhiều hơn”. Thế rồi Sơn nghiện lúc nào không hay, số tiền kiếm được tiết kiệm trong thời gian làm việc Sơn đều đổ hết vào việc mua thuốc để hít. “Từ một chàng trai vạm vỡ, khỏe mạnh, tôi dã trở thành một con nghiện, gần như không còn làm được việc gì khác ngoài nghĩ cách để có tiền hút chích. Lúc đó tôi vừa tròn 26 tuổi”. Anh Sơn bộc bạch.
Bỏ mỏ quặng, anh Sơn trở về quê với quyết tâm cai nghiện, làm lại từ đầu. Với quyết tâm anh đã cai nghiện thành công. Một thời gian sau anh đã lập gia đình, niềm vui đến với gia đình nhỏ của anh khi chào đón thêm một thành viên mới. Ai cũng mong muốn đó sẽ là động lực để anh phấn đấu, thế nhưng do công việc không ổn định, thu nhập thấp, một lần nữa anh đã không vượt qua được cám dỗ, anh đã tái nghiện trở lại.
Được gia đình vận động, chính quyền địa phương giúp đỡ, anh lại quyết tâm cai nghiên tại trại Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1996 do cải tạo tốt, anh đã ra trại trở về địa phương.
Anh Sơn tâm sự: “Trong hồi ức của tôi những tháng ngày nghiện ma túy là những chuỗi ngày đen tối và khủng khiếp, kinh hoàng nhất. Sức mạnh giúp tôi đứng lên không gục ngã đầu tiên chính là người thân trong gia đình, đặc biệt là vợ và con tôi, đó là động cơ thôi thúc tôi đứng lên làm lại cuộc đời”.
“Đoàn - người bạn đồng hành”
Sau khi cai nghiện thành công trở về địa phương, anh Khi trở về địa phương anh Sơn đã không khỏi bỡ ngỡ bởi không biết cuộc sống mình phải bắt đầu từ đâu. Như hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh của anh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Yên Lãng tuyên truyền giác ngộ, vận động anh tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ giáo dục đồng đẳng của xã.
Lúc đầu anh Sơn nghĩ đã từng phải đi cai nghiện, đã từ bỏ ma túy mà phải tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ giáo dục đồng đẳng thì đó là sự kỳ thị quá và anh đã không tham gia sinh hoạt. Bí thư Đoàn xã Yên Lãng đã đến vận động anh nên đi tham gia sinh hoạt và cho biết những người tham gia câu lạc bộ cũng đều là những người đã cai nghiện có cùng chung cảnh ngộ, đây là dịp giúp nhau vượt qua mặc cảm vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sau khi nghe Bí thư Đoàn xã phân tích, anh Sơn đã quyết định tham gia sinh hoạt để xem công tác hoạt động giáo dục đồng đẳng thế nào. Khi tham gia sinh hoạt, anh Sơn cùng nhiều thanh niên khác đã được các anh chị trong Câu lạc bộ dạy múa, hát, truyền đạt những kinh nghiệm để xa lánh ma túy, xa lánh các bạn cũ.
“May mắn cho tôi khi được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội thanh niên thắp sáng niềm tin giác ngộ cho tôi, giúp đỡ tôi đoạn tuyệt hẳn ma túy, xóa được sự ám ảnh, sự mặc cảm đó. Tôi thấy mình như được chắp thêm cánh, quên đi mặc cảm và hăng hái sinh hoạt, phấn đấu công tác rèn luyện bản thân mình” – anh Sơn phấn khởi nói với chúng tôi như muốn chia sẻ niềm vui của mình.
Anh Sơn còn khoe, từ ngày tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ đồng đẳng, anh Sơn đã giúp đỡ được 4 người bỏ hẳn ma túy, ổn định cuộc sống hòa nhập cộng đồng, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.
Khi đã xóa được mặc cảm, anh Sơn nghĩ mình phải bắt tay vào làm gì đó ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Sau nhiều ngày suy nghĩ, anh đã mạnh dạn trao đổi với Đoàn thanh niên xã để nhờ giúp đỡ về ý tưởng xây dựng một lò sản xuất vôi ngay tại địa phương.
Được sự động viên của gia đình, cùng với sự ủng hộ của Đoàn thanh niên xã, anh Sơn như quyết tâm hơn cho việc lập nghiệp của mình, nhưng băn khoăn trong anh vẫn là lấy đâu nguồn vốn để khởi nghiệp.
Tưởng cuộc đời bế tắc thì gia đình Sơn hay tin có chính sách xây dựng các mô hình tiên tiến nhằm tấn công trấn áp tội phạm và đẩy lùi tệ nạn xã hội. Được chính quyền cho vay 400.000 đồng mỗi tháng, vợ chồng Sơn bàn nhau sản xuất vôi và gạch.
Năm 2003, anh chính thức khởi nghiệp, lò vôi đầu tiên được hoàn thành tuy nhỏ chỉ nung được ít, nhưng anh không hề nản chí. Có được lãi, anh Sơn lại đầu tư xây dựng những lo vôi lớn hơn và mở rộng quy mô sản xuất nung vôi.
Việc làm ăn ban đầu ít khách nhưng nhờ Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ giúp đỡ, cùng với sự chăm chỉ, giữ chữ tín của vợ chồng Sơn... công việc làm ăn của anh đã dần dần ổn định. Được tin tưởng anh càng trăn trở tìm cách làm giàu, tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên trong xã. Sơn vay thêm vốn mở rộng quy mô tạo sản xuất, nhận những người từng vướng vòng lao lý hay nghiện ma túy vào làm công nhân.
Tuy địa phương không sẵn nguồn nguyên liệu, nhưng qua tìm hiểu anh được biết Công ty than núi Hồng – một doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn của huyện trong quá trình khai thác có nguồn nguyên liệu đá thải, đây có thể là nguồn nguyên liệu đảm bảo giúp cơ sở anh sản xuất vôi rất tốt trong thời gian dài.
Được Đoàn Thanh niên xã, Đảng ủy, chính quyền xã quan tâm đã đề nghị Công ty than núi Hồng bán cho anh nguồn nguyên liệu ổn định, nên cơ sở của anh năm nào cũng sản xuất được rất nhiều vôi cung cấp cho địa phương, các xã và thậm chí là các tỉnh lân cận. Từ một cơ sở nhỏ anh đã đi đến thành lập Công ty TNHH và sản xuất thương mại Thanh niên Việt tập trung chủ yếu là nung vôi và tham gia vận chuyển cung cấp vôi cho thị trường.
Hiện một tháng Công ty của anh sản xuất từ 180 đến 360 tấn vôi/tháng, giải quyết việc làm cho 11 lao động, với mức thu nhập từ 2,7 đến 3 triệu đồng/tháng.
Không chỉ đoạn tuyệt được với ma túy, vươn lên làm giàu chính đáng, anh Sơn còn dành thời gian cùng với Đoàn thanh niên xã tổ chức các đoàn đi thăm tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó, gia đình chính sách, ủng hộ địa phương vật liệu để làm đường bê tông. Đặc biệt là giúp đỡ những người đi cai nghiện bằng tiền và giúp ngày công để họ thấy được sự quan tâm và vượt qua thử thách cám dỗ không tái nghiện trở lại.
Với những nỗ lực, cố gắng của bản thân, cùng với những tích cực tham gia trong Câu lạc bộ đồng đẳng, năm 2012 anh Phạm Đức Sơn - Trưởng nhóm Câu lạc bộ giáo dục đồng đẳng xã Yên Lãng đã được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen vì có thành tích trong thực hiện Nghị quyết liên tịch số 03 giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Công an về phòng chống tội phạm ma túy trong thanh thiếu niên.
Trong tương lai, anh Sơn cho biết, với sự phát triển của Công ty, anh mong muốn sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh như mình trước kia để họ có việc làm và từ bỏ ma túy; đồng thời tham mưu với Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương mở rộng sản xuất thu hút thêm lao động mới là những người đã cai nghiện, chữa bệnh trở về địa phương.
Tweet
Bỏ mỏ quặng, anh Sơn trở về quê với quyết tâm cai nghiện, làm lại từ đầu. Với quyết tâm anh đã cai nghiện thành công. Một thời gian sau anh đã lập gia đình, niềm vui đến với gia đình nhỏ của anh khi chào đón thêm một thành viên mới. Ai cũng mong muốn đó sẽ là động lực để anh phấn đấu, thế nhưng do công việc không ổn định, thu nhập thấp, một lần nữa anh đã không vượt qua được cám dỗ, anh đã tái nghiện trở lại.
Được gia đình vận động, chính quyền địa phương giúp đỡ, anh lại quyết tâm cai nghiên tại trại Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1996 do cải tạo tốt, anh đã ra trại trở về địa phương.
Anh Sơn tâm sự: “Trong hồi ức của tôi những tháng ngày nghiện ma túy là những chuỗi ngày đen tối và khủng khiếp, kinh hoàng nhất. Sức mạnh giúp tôi đứng lên không gục ngã đầu tiên chính là người thân trong gia đình, đặc biệt là vợ và con tôi, đó là động cơ thôi thúc tôi đứng lên làm lại cuộc đời”.
“Đoàn - người bạn đồng hành”
Sau khi cai nghiện thành công trở về địa phương, anh Khi trở về địa phương anh Sơn đã không khỏi bỡ ngỡ bởi không biết cuộc sống mình phải bắt đầu từ đâu. Như hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh của anh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Yên Lãng tuyên truyền giác ngộ, vận động anh tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ giáo dục đồng đẳng của xã.
Lúc đầu anh Sơn nghĩ đã từng phải đi cai nghiện, đã từ bỏ ma túy mà phải tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ giáo dục đồng đẳng thì đó là sự kỳ thị quá và anh đã không tham gia sinh hoạt. Bí thư Đoàn xã Yên Lãng đã đến vận động anh nên đi tham gia sinh hoạt và cho biết những người tham gia câu lạc bộ cũng đều là những người đã cai nghiện có cùng chung cảnh ngộ, đây là dịp giúp nhau vượt qua mặc cảm vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sau khi nghe Bí thư Đoàn xã phân tích, anh Sơn đã quyết định tham gia sinh hoạt để xem công tác hoạt động giáo dục đồng đẳng thế nào. Khi tham gia sinh hoạt, anh Sơn cùng nhiều thanh niên khác đã được các anh chị trong Câu lạc bộ dạy múa, hát, truyền đạt những kinh nghiệm để xa lánh ma túy, xa lánh các bạn cũ.
“May mắn cho tôi khi được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội thanh niên thắp sáng niềm tin giác ngộ cho tôi, giúp đỡ tôi đoạn tuyệt hẳn ma túy, xóa được sự ám ảnh, sự mặc cảm đó. Tôi thấy mình như được chắp thêm cánh, quên đi mặc cảm và hăng hái sinh hoạt, phấn đấu công tác rèn luyện bản thân mình” – anh Sơn phấn khởi nói với chúng tôi như muốn chia sẻ niềm vui của mình.
Anh Sơn còn khoe, từ ngày tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ đồng đẳng, anh Sơn đã giúp đỡ được 4 người bỏ hẳn ma túy, ổn định cuộc sống hòa nhập cộng đồng, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.
Khi đã xóa được mặc cảm, anh Sơn nghĩ mình phải bắt tay vào làm gì đó ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Sau nhiều ngày suy nghĩ, anh đã mạnh dạn trao đổi với Đoàn thanh niên xã để nhờ giúp đỡ về ý tưởng xây dựng một lò sản xuất vôi ngay tại địa phương.
Được sự động viên của gia đình, cùng với sự ủng hộ của Đoàn thanh niên xã, anh Sơn như quyết tâm hơn cho việc lập nghiệp của mình, nhưng băn khoăn trong anh vẫn là lấy đâu nguồn vốn để khởi nghiệp.
Anh Sơn (bên trái) trong phục bộ lao động cùng làm việc với công nhân ở xưởng |
Tưởng cuộc đời bế tắc thì gia đình Sơn hay tin có chính sách xây dựng các mô hình tiên tiến nhằm tấn công trấn áp tội phạm và đẩy lùi tệ nạn xã hội. Được chính quyền cho vay 400.000 đồng mỗi tháng, vợ chồng Sơn bàn nhau sản xuất vôi và gạch.
Năm 2003, anh chính thức khởi nghiệp, lò vôi đầu tiên được hoàn thành tuy nhỏ chỉ nung được ít, nhưng anh không hề nản chí. Có được lãi, anh Sơn lại đầu tư xây dựng những lo vôi lớn hơn và mở rộng quy mô sản xuất nung vôi.
Việc làm ăn ban đầu ít khách nhưng nhờ Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ giúp đỡ, cùng với sự chăm chỉ, giữ chữ tín của vợ chồng Sơn... công việc làm ăn của anh đã dần dần ổn định. Được tin tưởng anh càng trăn trở tìm cách làm giàu, tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên trong xã. Sơn vay thêm vốn mở rộng quy mô tạo sản xuất, nhận những người từng vướng vòng lao lý hay nghiện ma túy vào làm công nhân.
Tuy địa phương không sẵn nguồn nguyên liệu, nhưng qua tìm hiểu anh được biết Công ty than núi Hồng – một doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn của huyện trong quá trình khai thác có nguồn nguyên liệu đá thải, đây có thể là nguồn nguyên liệu đảm bảo giúp cơ sở anh sản xuất vôi rất tốt trong thời gian dài.
Được Đoàn Thanh niên xã, Đảng ủy, chính quyền xã quan tâm đã đề nghị Công ty than núi Hồng bán cho anh nguồn nguyên liệu ổn định, nên cơ sở của anh năm nào cũng sản xuất được rất nhiều vôi cung cấp cho địa phương, các xã và thậm chí là các tỉnh lân cận. Từ một cơ sở nhỏ anh đã đi đến thành lập Công ty TNHH và sản xuất thương mại Thanh niên Việt tập trung chủ yếu là nung vôi và tham gia vận chuyển cung cấp vôi cho thị trường.
Hiện một tháng Công ty của anh sản xuất từ 180 đến 360 tấn vôi/tháng, giải quyết việc làm cho 11 lao động, với mức thu nhập từ 2,7 đến 3 triệu đồng/tháng.
Không chỉ đoạn tuyệt được với ma túy, vươn lên làm giàu chính đáng, anh Sơn còn dành thời gian cùng với Đoàn thanh niên xã tổ chức các đoàn đi thăm tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó, gia đình chính sách, ủng hộ địa phương vật liệu để làm đường bê tông. Đặc biệt là giúp đỡ những người đi cai nghiện bằng tiền và giúp ngày công để họ thấy được sự quan tâm và vượt qua thử thách cám dỗ không tái nghiện trở lại.
Với những nỗ lực, cố gắng của bản thân, cùng với những tích cực tham gia trong Câu lạc bộ đồng đẳng, năm 2012 anh Phạm Đức Sơn - Trưởng nhóm Câu lạc bộ giáo dục đồng đẳng xã Yên Lãng đã được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen vì có thành tích trong thực hiện Nghị quyết liên tịch số 03 giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Công an về phòng chống tội phạm ma túy trong thanh thiếu niên.
Trong tương lai, anh Sơn cho biết, với sự phát triển của Công ty, anh mong muốn sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh như mình trước kia để họ có việc làm và từ bỏ ma túy; đồng thời tham mưu với Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương mở rộng sản xuất thu hút thêm lao động mới là những người đã cai nghiện, chữa bệnh trở về địa phương.