“Thủ lĩnh Đoàn” Hà Văn Hưng - gương mặt Nhà nông trẻ tiêu biểu toàn quốc
09:29 09/01/2014 3913
Nhịp sống trẻ Web.ĐTN: “Có chồng là thủ lĩnh thanh niên, mình sẽ luôn sẵn sàng làm theo những ý tưởng đầy táo bạo của thủ lĩnh đưa ra trong công việc cũng như phát triển kinh tế” - đó là tâm sự của Nguyễn Thị Yến khi nói về chồng của mình là Hà Văn Hưng – Bí thư Đoàn xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Gắn bó với tổ chức Đoàn
Tốt nghiệp THPT, Hưng không có quyết định giống như bạn bè cùng trang lứa lựa chọn cho mình một trường chuyên nghiệp để có tấm bằng, kiếm việc tạo thu nhập ổn định cuộc sống. Theo tiếng gọi của quê hương, anh đã lên đường nhập ngũ năm 2000.
Đam mê với công tác Đoàn, nên ngay khi xuất ngũ trở về địa phương, Hà Văn Hưng luôn hăng hái đi đầu, góp công sức bé nhỏ thực hiện nhiều công trình, phần việc thanh niên. Hưng đã có nhiều sáng kiến thiết thực góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và phong trào thanh thiếu nhi.
Tháng 9 năm 2003, Hưng đã được đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tín nhiệm bầu làm Bí thư Đoàn xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn.
10 năm gắn bó với tổ chức Đoàn là một quãng thời gian dài đủ để Hưng rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong việc hướng dẫn, tập hợp đoàn kết thanh niên tham gia các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Tốt nghiệp THPT, Hưng không có quyết định giống như bạn bè cùng trang lứa lựa chọn cho mình một trường chuyên nghiệp để có tấm bằng, kiếm việc tạo thu nhập ổn định cuộc sống. Theo tiếng gọi của quê hương, anh đã lên đường nhập ngũ năm 2000.
Đam mê với công tác Đoàn, nên ngay khi xuất ngũ trở về địa phương, Hà Văn Hưng luôn hăng hái đi đầu, góp công sức bé nhỏ thực hiện nhiều công trình, phần việc thanh niên. Hưng đã có nhiều sáng kiến thiết thực góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và phong trào thanh thiếu nhi.
Tháng 9 năm 2003, Hưng đã được đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tín nhiệm bầu làm Bí thư Đoàn xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn.
10 năm gắn bó với tổ chức Đoàn là một quãng thời gian dài đủ để Hưng rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong việc hướng dẫn, tập hợp đoàn kết thanh niên tham gia các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Hà Văn Hưng với mô hình dịch vụ xay xát gạo phục vụ bà con nhân dân trong xã |
Chia sẻ về những hoạt động nổi bật của tuổi trẻ xã Sơn Lương trong năm 2013, Hưng cho biết: “Trong chiến dịch tình nguyện hè xã Đoàn đã phối hợp với các xã lân cận huy động trên 1000 ĐVTN cùng bà con nhân dân tham gia làm cầu nông thôn nối giữa hai xã Sùng Đô và Nậm Mười, tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn”.
Bên cạnh đó, Đoàn xã đã tổ chức cho ĐVTN học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đoàn lồng gắn trong các buổi sinh hoạt. Tham mưu với Đảng ủy phối hợp với trường trung cấp nghề Nghĩa Lộ mở lớp trồng trọt, chế biến nông sản, sửa chữa xe máy, trồng nấm rơm thu hút 150 ĐVTN tham gia học tập; hướng dẫn, tổ chức sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi và bàn giao về nhà trường đúng quy định…
Gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế
Không chỉ gắn bó với tổ chức Đoàn, Hà Văn Hưng đã trở thành một tấm gương tiêu biểu trong ĐVTN trên con đường lập thân, lập nghiệp bằng nghề nông.
Đặt mục tiêu phải làm giàu trên mảnh đất quê hương, Hưng đã không ngừng học hỏi, tích cực tham gia các lớp tập huấn, lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật do huyện Đoàn Văn Chấn và UBND xã Sơn Lương tổ chức. Đồng thời, thăm quan học hỏi các mô hình phát triển kinh tế để tích lũy kinh nghiệm ứng dụng cho mô hình của mình.
Nuôi con gì? Trồng cây gì? là câu hỏi luôn thường trực trong Hưng, bởi không chỉ làm giàu cho mình mà còn để các bạn đoàn viên làm theo. Xuất phát từ suy nghĩ đó, năm 2005, với số vốn tích cóp được của hai vợ chồng và 20 triệu đồng vay ngân hàng Hưng đã động viên vợ mua máy xay xát gạo phục vụ bà con, xây dựng mô hình chăn nuôi lợn, gà, nuôi chim bồ câu, trồng 2ha cây mỡ.
Đã có lúc Hưng nổi tiếng một vùng khi là ông chủ trang trại chăn nuôi lợn với mô hình 100 con. Theo tính toán của Hưng: “Nuôi lợn vốn đầu tư lớn, rủi do nhiều, giá trị kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường”, nhưng không phải vì thế mà Hưng nản lòng.
Hà Văn Hưng giới thiệu về mô hình nuôi chim bồ câu mang liệu qủa kinh tế cao |
Hiện nay, ngoài duy trì đàn lợn 30 con Hưng chuyển sang nuôi chim bồ câu: “Hiệu quả kinh tế nhìn thấy bởi vốn đầu tư ít, ít dịch bệnh, giá cả cao, nhu cầu tiêu thụ trên thị trường lớn. Chỉ cần 100 đôi cho ăn uống và tiêm phòng đầy đủ, sau hơn 2 tháng đã có trên 60 đôi chim được xuất ra thị trường với giá 150 nghìn/01 đôi…” Hưng trải lòng.
“Ồ! Anh Hưng chăm lắm, vừa chăm việc nước, vừa đảm việc nhà, sẵn sàng giúp đỡ bà con chúng tôi” – một “lão nông” đến xát gạo tại cửa hàng của Hưng cho biết.
Có được thành quả như ngày hôm nay ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự tạo điều kiện của tổ chức Đoàn vì vậy càng thôi thúc anh tham gia hoàn thiện khóa học “Đại học Nông lâm” để có thêm kiến thức giúp đỡ đoàn viên khác trong quá trình phát triển kinh tế.
Những thành tích đã đạt được, Hưng đã được Đoàn xã, huyện Đoàn, UBND huyện Văn Chấn và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Yên Bái tặng nhiều giấy khen, bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Năm 2013, Hưng vinh dự là 1 trong 300 gương mặt nhà nông trẻ tiêu biểu toàn quốc được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vinh danh với giải thưởng Lương Đình Của.
Được hỏi về những dự định trong tương lai, Hưng chia sẻ: “Trong thời gian tới tôi tiếp tục duy trì chăn nuôi, tập trung chủ yếu vào nuôi chim bồ câu; mở đại lý bán thuốc thực vật, phân bón giúp bà con nhân dân phát triển kinh tế”.
Với cách làm của mình, Hà Văn Hưng luôn là tấm gương để các bạn ĐVTN học tập và noi theo. Chúc Hưng sẽ luôn gặt hái được nhiều thành công trong thời gian tới trên mọi lĩnh vực.