Tạo thói quen sống vì môi trường cho mình cũng là đang bảo vệ môi trường

08:09 03/06/2015     1201

Tuổi trẻ sáng tạo   Đó là “phương châm” sống của Trương Thị Xuân Nhi, lớp Công tác xã hội K37A trường ĐHKH Huế.
 Xây dựng thói quen sống vì môi trường trong sinh viên

Nổi tiếng là một thủ khoa Thủ khoa ngành CTXH năm 2013-2014, một cán bộ Đoàn gương mẫu, năng động của Lớp Công tác xã hội (CTXH) - K37A; Đoàn trường ĐHKH Huế, tuy nhiên khi hỏi bí quyết nào giúp em trở thành một cán bộ Đoàn năng động thì Xuân Nhi cũng “rất ngại” khi kể về thành tích của mình. 

Ngay từ nhỏ cô gái trẻ đến từ mảnh đất Quảng Trị đã là thủ lĩnh của các phong trào Đoàn tại THPT Chuyên Lê Qúy Đôn tỉnh Quảng Trị, Nhi kể lại: Tham gia hoạt động xã hội từ năm còn học cấp 2, cấp 3 nên em sớm làm quen với môi trường thiện nguyện. 

r
Xuân Nhi tham gia hoạt động tình nguyện chương trình Vui tết thiếu nhi cho các em huyện Nam Đông

Nhi cảm thấy những hoạt động này rất thú vị, bổ ích. Nó không chỉ đem lại cho mình niềm vui, những trải nghiệm mới mẻ mà còn là những hoạt động ý nghĩa và thiết thực cho cuộc sống, cho mọi người xung quanh. 

Vì niềm yêu thích đối với các hoạt động xã hội, nên em chọn ngành học này, mong muốn rèn luyện bản thân, tiếp xúc và học hỏi nhiều hơn.

Đặc biệt, khi trở thành SV trường ĐHKH Huế được cùng các bạn tham gia vào các hoạt động đạp xe hưởng ứng ngày Môi trường thế giới; hoạt động hưởng ứng giờ trái đất, hay tham gia làm vệ sinh, dọn dẹp sân trường đã giúp Xuân Nhi hiểu hơn về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc khi con người cùng chung tay bảo vệ môi trường.

Theo cách nghĩ của Xuân Nhi “Chỉ bằng những hành động dù vô cùng nhỏ như: Giữ vệ sinh chung ở trường, ở nhà, không vứt rác bừa bãi ra môi trường công cộng hay tham gia các hoạt đông làm sạch giảng đường… sẽ mạng lại lợi ích trực tiếp cho chính chúng ta, tạo ra một môi trường học tập văn minh và hiệu quả”.

Nhân lễ mít tinh về ngày môi trường thế giới diễn ra tại trường ĐHKH Huế, không chỉ riêng Xuân Nhi mà tất cả các SV đều cảm thấy rất vui mừng, tự hào. 

Qua hoạt động này sẽ kêu gọi rất nhiều sự quan tâm của tất cả mọi người, nhất là những bạn SV cùng tham gia vào hoạt động tuyên truyền. Và hơn hết, những cuộc mít tinh sẽ giúp thay đổi ý thức và hành động của từng cá nhân trong cuộc sống hằng ngày của mình đồng thời gây ra “hiệu ứng lây lan” tích cực cho tất cả mọi người, cùng chung tay, cùng chung sức, cùng hành động vì môi trường của chúng ta hôm nay và cả mai sau.

Qua buổi lễ mít tinh hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6 và chương trình mục tiêu quốc gia, nước sạch vệ sinh môi trường trong trường học tất cả các bạn đến gần hơn với thông điệp ngày môi trường thế giới năm 2015 với nội dung thiết thực: trở thành những người tiêu dùng thông minh, có trách nhiệm cho sự phát triển bền vững của trái đất. 

Sống bền vững nghĩa là làm nhiều hơn và tốt hơn nhưng với sự tốn kém ít hơn. Điều đó nghĩa là phát triển kinh tế, tiêu dùng hiện đại nhưng không thể khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm một cách nhanh chóng. 

Xuân Nhi nhắn gởi đến các các bạn trẻ rằng: “Gieo nhân nào thì ắt gặp quả đấy. Nếu bạn cứ thờ ơ, vô tâm làm hại môi trường thì đến một ngày nào đó môi trường sẽ quay lưng lại với cuộc sống của chính chúng ta. Vậy hãy cần thận những gì bạn gieo hôm nay sẽ quyết định những gì bạn gặt ngày mai”.

Mặc dù là một cán bộ Đoàn năng nổ, cá tính, có ý chí vươn lên trong cuộc sống nhưng khi chúng tôi hỏi về ước mơ tương lai của em sau này, Xuân Nhi đã khẳng định chắc nịch: Nếu có thể, khi ra trường em mong ước mình có thể làm việc tại các trung tâm tổ chức vì trẻ em, nhất là những trẻ em mồ côi, thiếu thốn tình cảm để chia sẻ, làm hết khả năng và trái tim của mình để giúp đỡ các em.

Được biết, ngoài giờ học chính quy tại nhà trường ĐH KH Huế, Xuân Nhi còn tham gia thực tế tại Trung tâm Giáo dục và Hướng nghiệp Trẻ em mù (thuộc Hội người mù tỉnh Thừa Thiên Huế) để giúp đỡ các em trong hoạt động giải trí, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, giúp Xuân Nhi có những trải nghiệm và thực hành những kiến thức đã học, để điều chỉnh mình như thế nào cho phù hợp, thấy mình còn những hạn chế gì cần thay đổi và khắc phục để sau khi ra trường, những trải nghiệm này sẽ giúp em tự tin hơn, biết giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh khi tiếp cận với các đối tượng yêu thế trong cộng đồng.