Quán cơm “Đoàn viên” của chàng Bí thư Đoàn
08:18 16/01/2018 1619
Nhịp sống trẻ Gần 4 năm nay, Quán cơm “Đoàn viên” (phường Tân Thới Hiệp, Q. 12, TPHCM) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người lao động nghèo, người già neo đơn.
Quán cơm được khởi xướng, duy trì bằng sự nhiệt huyết của chàng trai trẻ Phạm Hữu Lộc (26 tuổi) – Bí thư Đoàn phường cùng các “cộng sự ” nhiệt tình của mình.
Những suất cơm ấm lòng người nghèo
“Những ai đang mưu sinh trên đường phố như những cô chú bán vé số thì có nơi dừng chân nghỉ mệt dùng bữa cơm vui vẻ với mọi người cùng cảnh ngộ” – anh Phạm Hữu Lộc - Bí thư phường Tân Thới Hiệp mở đầu câu chuyện như thế khi nói về hoạt động của “Quán cơm Đoàn viên – Bữa cơm nghĩa tình”.
Và với quan niệm sống như vậy, thời gian qua, Lộc đã chủ động và phối hợp cùng nhiều tổ chức đoàn thể, ban ngành, mạnh thường quân tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng.
Trong đó có mô hình “Quán cơm Đoàn viên - Bữa cơm nghĩa tình” là một điểm nhấn khi giúp hàng ngàn lượt người khó khăn, cơ nhỡ có được những bữa ăn đủ cơm đầy chất hơn, để cuộc sống ấm áp hơn.
Những suất cơm ấm lòng người nghèo
“Những ai đang mưu sinh trên đường phố như những cô chú bán vé số thì có nơi dừng chân nghỉ mệt dùng bữa cơm vui vẻ với mọi người cùng cảnh ngộ” – anh Phạm Hữu Lộc - Bí thư phường Tân Thới Hiệp mở đầu câu chuyện như thế khi nói về hoạt động của “Quán cơm Đoàn viên – Bữa cơm nghĩa tình”.
Và với quan niệm sống như vậy, thời gian qua, Lộc đã chủ động và phối hợp cùng nhiều tổ chức đoàn thể, ban ngành, mạnh thường quân tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng.
Trong đó có mô hình “Quán cơm Đoàn viên - Bữa cơm nghĩa tình” là một điểm nhấn khi giúp hàng ngàn lượt người khó khăn, cơ nhỡ có được những bữa ăn đủ cơm đầy chất hơn, để cuộc sống ấm áp hơn.
Những suất cơm lan tỏa tinh thần nhân ái |
Khi mặt trời còn chưa ló rạng, Phạm Hữu Lộc đã có mặt tại “Quán cơm Đoàn viên” cùng với các “cộng sự” là những thanh niên địa phương nhặt rau, rửa thịt, kho cá…, chuẩn bị những phần cơm chất lượng cho người già neo đơn, trẻ em hoàn cảnh khó khăn, người lao động nghèo trên địa bàn. Hơn 8 giờ, cơm và thức ăn đã được nấu xong.
Quán cơm bắt đầu đón những vị khách đầu tiên là công nhân, thợ hồ, người bán vé số. Một số phần cơm được cho vào hộp để các bạn trẻ chạy xe máy mang đến những cụ già, người khuyết tật không thể đi lại.
Càng về trưa, khách đến quán càng đông. Tất cả đều được “ông chủ” và “nhân viên” của quán phục vụ đầy đủ, ai nấy đều vui vẻ và hài lòng. Chị Đặng Thị Luyến (quê Hậu Giang) cho biết, mình trở thành vị khách quen thuộc của quán từ 2 tháng nay: “Phần cơm tuy miễn phí nhưng thức ăn rất đầy đủ”.
Đối với những người già neo đơn ở các khu trọ không thể đến quán cơm được, Lộc và nhóm bạn chủ động xếp lịch mang cơm đến trao tận nơi.
Cụ ông Lê Bảo Minh sống một mình trong khu trọ, ông kiếm sống bằng cách lượm ve chai nhận phần cơm nóng sốt từ các bạn trẻ đem đến tận phòng.
Cầm hộp cơm còn nóng hổi, tay run run, ông Minh nói: “Tui sống một mình nên rất vui khi có mấy cháu đến thăm, có cơm ăn lại còn có thêm quà Tết nữa. Tôi ấm lòng lắm”.
Lan tỏa tinh thần nhân ái
Chia sẻ về hoạt động của “Quán cơm Đoàn viên - Bữa cơm nghĩa tình”, Lộc cho biết quán được thành lập từ tháng 7/2014, ban đầu có chừng 4 - 5 bạn trẻ tham gia. Kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn vận động các mạnh thường quân.
Quán cơm mở cửa phục vụ thứ 5 mỗi tuần từ 100 - 110 suất cơm. “Mối ruột” của quán là những người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, dân lao động nghèo.
Để nâng chất lượng suất cơm, Lộc và các đoàn viên của Đoàn phường Tân Thới Hiệp sáng tạo, thực hiện mô hình “Khu vườn tuổi thơ”, trồng rau củ quả, nuôi gà vịt để cung cấp thực phẩm cho quán. Thấy quán hoạt động ý nghĩa, nhiều người (sinh viên, người dân, doanh nghiệp…) cùng đến tham gia.
Anh Phạm Hữu Lộc trao cơm tận tay cho người già |
Trung bình mỗi ngày Quán cơm “Đoàn viên” cung cấp hơn 60 phần ăn. Tính ra mỗi phần cơm giá vốn phải mất 15.000 nghìn đồng, nhưng quán chỉ thu 3.000 đồng để phần nào bù cho chi phí duy trì hoạt động.
Ngoài phục vụ tại quán, mỗi ngày mở quán, các bạn đoàn viên còn đưa 29 phần cơm phát miễn phí tận nhà cho người khó khăn, ốm yếu”. Ngoài ra, để duy trì thực hiện, Lộc và các bạn đoàn viên thanh niên đã vận động mạnh thường quân hỗ trợ gạo, thực phẩm, rau và kinh phí.
Ngoài quán cơm, Lộc còn sáng tạo, thực hiện nhiều mô hình vì cộng đồng như “Hành trình 4 mùa”, “Vì trẻ thơ”… Qua đó, Lộc và nhóm đoàn viên, thanh niên ở phường Tân Thới Hiệp có những hoạt động từ thiện xã hội như: Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh nghèo; xây dựng nhà tình bạn, chăm lo người già neo đơn; phát áo ấm cho đồng bào Tây Bắc khi mùa đông về…
Với những việc làm ý nghĩa, mang đậm tính nhân văn, Phạm Hữu Lộc được chính quyền các cấp khen tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, “Gương thầm lặng mà cao cả”.
“Khi nhận tiền thưởng cho danh hiệu “Gương thầm lặng cao cả” Lộc đã bàn với cả nhóm và quyết định dùng số tiền này cùng với số tiền tiết kiệm bỏ ống heo để mua quà Tết cho những người còn khó khăn. Suất quà Tết là chai dầu ăn, mấy cân gạo, ít nhu yếu phẩm.
Tuy nhiên số quà chỉ có được gần 40 phần mà nhiều người cũng mong muốn có quà, nhìn ánh mắt của họ lòng ước ao nhóm mình có thể vận động được nhiều hơn, để ai đến quán ăn bữa cơm tất niên cuối năm này cũng đều có quà xuân” - Hữu Lộc tâm sự.
Đặc biệt mới đây, Phạm Hữu Lộc được Thành đoàn TPHCM vinh danh danh hiệu “Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM” năm 2017. Nói về những việc mình làm, Lộc khiêm tốn:
“Đó là những việc bình dị trong cuộc sống, bởi tất cả ai cũng có thể làm được. Bác Hồ từng dạy, sống phải biết sẻ chia, tương thân tương ái. Học Bác, mỗi ngày trong cuộc sống, tôi chia bớt khó khăn với những người cơ nhỡ và lấy đó làm niềm hạnh phúc”.
Không chỉ khởi xướng và tích cực trong hoạt động của Quán cơm Đoàn viên, còn thể hiện được sự đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ, là thủ lĩnh thanh niên tiêu biểu dám nghĩ, biết làm, bạn luôn tìm tòi đưa ra những cách làm, mô hình thiết thực gắn liền với đoàn viên và người dân trên địa bàn phường.
Có thể kể đến như mô hình “Cà phê sách - Điểm hẹn thanh niên” với kệ sách được trang bị gần 500 đầu sách. Theo thống kê, hàng tháng có từ 100 đến 140 lượt đoàn viên, thanh thiếu nhi đến đọc sách tại chỗ và mượn về.