Nghị lực phi thường của cô sinh viên “tý hon“
14:37 07/01/2014 2621
Nhịp sống trẻ Đam mê vẽ từ nhỏ, những bức vẽ đầu tiên của Mai Lan dày kín trên bốn bức vách của ngôi nhà sàn.
Trưởng thành từ những bức vẽ trên vách nhà, cô gái 21 tuổi cao hơn 1m, nặng 20kg đang là sinh viên năm thứ ba Ngành Thủy tinh, đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.
Gặp Mai Lan trong phòng ký túc xá trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội khi em đang chăm chú hoàn thành bức tranh thủy tinh với chất liệu màu nước trên khổ giấy A0. Tay trái của cô bé giữ tấm bảng vẽ, tay phải bé xíu tỉ mẩn tô màu.
Lan khoe ý tưởng vẽ những cánh bướm đủ màu sắc đang va đập vào nhau. Đường gân xanh hằn rõ trên cánh tay, bàn tay của Lan, khớp ngón tay không thể co duỗi bình thường...
Lan chia sẻ: "Ngày em mới bắt đầu đi học, nhiều người lo em không thể cầm bút viết. Bây giờ giới thiệu là sinh viên đại học, có người không tin, mà lại là sinh viên trường Mỹ thuật lại càng khiến mọi người ngỡ ngàng. Họ nói tay thế này, vẽ sao được?".
Gặp Mai Lan trong phòng ký túc xá trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội khi em đang chăm chú hoàn thành bức tranh thủy tinh với chất liệu màu nước trên khổ giấy A0. Tay trái của cô bé giữ tấm bảng vẽ, tay phải bé xíu tỉ mẩn tô màu.
Lan khoe ý tưởng vẽ những cánh bướm đủ màu sắc đang va đập vào nhau. Đường gân xanh hằn rõ trên cánh tay, bàn tay của Lan, khớp ngón tay không thể co duỗi bình thường...
Lan chia sẻ: "Ngày em mới bắt đầu đi học, nhiều người lo em không thể cầm bút viết. Bây giờ giới thiệu là sinh viên đại học, có người không tin, mà lại là sinh viên trường Mỹ thuật lại càng khiến mọi người ngỡ ngàng. Họ nói tay thế này, vẽ sao được?".
Mai Lan bên bức tranh thủy tinh được tô bằng màu nước |
Lan vẽ những tác phẩm đầu tay khi đang học mẫu giáo, từ chân dung bố, mẹ, anh trai, những người hàng xóm, bạn bè, thậm chí những ước mơ lên đầy những bức vách.
Cô bé vẽ những ngôi nhà to cao, những cánh đồng lúa trù phú, trường học khang trang… "Thấy vẽ được chỗ nào là em vẽ", Lan nhớ lại. Bút vẽ của em ngày đó chính là những mảnh than củi nhặt nhạnh từ trong bếp.
Nhớ lại tuổi thơ của mình, Lan gọi đó là những ngày tháng kinh hoàng vì em luôn bị bạn bè trêu chọc về sự khiếm khuyết của mình. "Em chỉ ước mình có thể quên hẳn những ký ức ấy.
Nhiều lần bị trêu trọc, em khóc một mình, trách móc và giận hờn… nhưng sau tất cả, em hiểu, học tập và vẽ chính là niềm vui của riêng mình", Mai Lan cho biết.
Bà Hà Thị Thiên (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) kể lại: "Khi Lan 1 tuổi, sau một cơn sốt cao kéo dài, đôi chân nó tự nhiên teo lại, cứng nhắc, tóc cũng rụng dần và không mọc lại.
Có ai mách đến nơi nọ, chỗ kia chữa được bệnh cho con là hai vợ chồng tôi lại chạy đi vay tiền để chữa cho con.
Nhưng đi mãi cũng chẳng có kết quả gì, chân tay con bé vẫn ngày càng teo nhỏ. Năm Lan 6 tuổi, Bệnh viện Nhi Thụy Điển kết luận cô bé bị mắc bệnh teo cơ bẩm sinh”.
Theo Lan, khó khăn lớn nhất của em là việc ngồi và đi lại. Lan không thể tự ngồi nếu không có ghế. Đây cũng trở thành một ký ức buồn trong đời Lan: Ngày đầu tiên Lan vào học cấp 2, trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới không biết chuyện Lan không thể ngồi xuống đứng lên bình thường.
Sau Chào cờ, khi cô giáo yêu cầu học sinh toàn trường ngồi xuống, chỉ còn một mình Lan đứng trơ giữa sân trường. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Lan. Cô bé đứng đấy ôm mặt khóc...
Tóc không mọc, Lan làm bạn với mũ lưỡi trai, ngay cả trong lớp học. Mãi đến khi Lan học lớp 11, một người chị họ của Mai Lan đã hướng dẫn cô bé dùng tóc giả thay vì đội mũ. Từ đó, Lan thấy tự tin hơn.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Nỗ lực tuyệt vời đã khiến em có đủ sức mạnh để vượt qua 12 năm học phổ thông và tiến sát tới cổng trường Đại học.
Đam mê vẽ nhưng đến sát kỳ thi đại học, Lan mới lên Hà Nội để đăng ký lớp học vẽ cấp tốc. Thi đỗ vào khoa Tạo dáng (Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp), em liền đăng ký chuyên ngành Thủy tinh.
Thầy giáo Trịnh Tuân, giáo viên chủ nhiệm lớp ĐH 11TTA, khoa Tạo dáng, trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp cảm phục khi nói về học trò của mình: "Lan luôn hoàn thành và đáp ứng được những yêu cầu của giảng viên nhanh hơn các bạn sinh viên khác và luôn là sinh viên học giỏi thuộc top 2, 3 của lớp.
Dù mới là sinh viên năm thứ ba nhưng sự chuyên nghiệp và sáng tạo trong những bức tranh thủy tinh của Mai Lan thường được đánh giá là sinh viên năm cuối chưa chắc đã làm được".