Khát vọng sống của cậu bé không tay
18:54 20/12/2016 2579
Nhịp sống trẻ Tật nguyền, bị cha mẹ bỏ rơi khi còn đỏ hỏn, tưởng như cuộc sống đã chấm hết với cậu bé Hà Văn Tài. Nhưng kỳ lạ thay, cậu vẫn sống, vẫn nở nụ cười hồn nhiên như bao đứa trẻ khác, vẫn đến trường làng để viết lên những con chữ tròn trịa...
“Sọ dừa” thời hiện đại
Năm 2006, khi Tài (10 tuổi, trú thôn Kim Đâu 3, xã Cam An, H.Cam Lộ, Quảng Trị) chào đời, cha của Tài đã bỏ rơi mẹ con em để về quê nhà tại Thừa Thiên-Huế. Mẹ Tài, một phụ nữ còn quá trẻ, đã ngất lên ngất xuống khi nhìn thấy Tài.
3 năm sau, mẹ Tài cũng bỏ đi biệt xứ. Thế là, em sống với bà ngoại từ lúc 3 tuổi. Bà bảo, Tài mang họ của bà và cái tên Tài mà bà đặt cho em mang theo cả niềm ước mong đứa cháu tội nghiệp sẽ có nhiều tài năng để bù lại những khiếm khuyết trên cơ thể.
“Nhìn thằng Tài tôi cứ nghĩ đến thằng Sọ Dừa trong chuyện cổ tích. Mà dẫu sao thằng Tài còn may mắn hơn khi có một đôi chân, dù quặt quẹo. Biết đâu ngày nào đó, thằng Tài sẽ làm nên chuyện...”, bà ngoại Tài lầm lũi chắt bóp nuôi cháu hàng ngàn ngày qua với những suy nghĩ đầy lạc quan đó.
Năm 2006, khi Tài (10 tuổi, trú thôn Kim Đâu 3, xã Cam An, H.Cam Lộ, Quảng Trị) chào đời, cha của Tài đã bỏ rơi mẹ con em để về quê nhà tại Thừa Thiên-Huế. Mẹ Tài, một phụ nữ còn quá trẻ, đã ngất lên ngất xuống khi nhìn thấy Tài.
3 năm sau, mẹ Tài cũng bỏ đi biệt xứ. Thế là, em sống với bà ngoại từ lúc 3 tuổi. Bà bảo, Tài mang họ của bà và cái tên Tài mà bà đặt cho em mang theo cả niềm ước mong đứa cháu tội nghiệp sẽ có nhiều tài năng để bù lại những khiếm khuyết trên cơ thể.
“Nhìn thằng Tài tôi cứ nghĩ đến thằng Sọ Dừa trong chuyện cổ tích. Mà dẫu sao thằng Tài còn may mắn hơn khi có một đôi chân, dù quặt quẹo. Biết đâu ngày nào đó, thằng Tài sẽ làm nên chuyện...”, bà ngoại Tài lầm lũi chắt bóp nuôi cháu hàng ngàn ngày qua với những suy nghĩ đầy lạc quan đó.
Hà Văn Tài chăm chỉ ngồi học trên lớp và nắn nón viết chữ bằng chân |
Ông trời như nghe thấu những lời khấn nguyện của bà ngoại, Tài dù tật nguyền nhưng lại ít ốm đau, dẫu hai bà cháu chỉ có ngày 2 bữa cơm rau đạm bạc. Nhưng để cậu bé què quặt này bước đi bằng đôi chân của chính mình là cả một sự nỗ lực của hai bà cháu.
Bà ngoại kể: “Phải đến hơn 1 tuổi rưỡi cháu mới biết bò. Chân cháu bên to bên nhỏ, bên thấp bên cao nên nó tập đi khổ sở lắm, không như con người ta. Lúc tập đi, có lúc nó đau đến chảy nước mắt nhưng vẫn cứ gồng để đứng dậy cho bằng được. Tôi thương, bồng nó vào lòng thì nó khóc ré, đòi vùng ra tập đi...”.
Không có tay, mọi việc Tài phải dùng đến đôi chân không lấy gì làm lành lặn để thực hiện. Tất nhiên, mọi thứ đều phải tập luyện trong một thời gian dài. Từ xúc cơm ăn, uống nước, mặc quần áo..., thậm chí chơi bắn bi. Nếu như gặp Tài bây giờ, nhìn thấy cậu ta dùng chân làm mọi việc một cách điêu luyện thì hẳn mọi người sẽ không thể hình dung ngày trước em đã phải khổ luyện như thế nào.
“Cháu cũng chẳng nghĩ chi nhiều cả mà cứ đinh ninh trong đầu là mình muốn làm việc đó. Thế là cứ tập để làm, ngày này qua ngày khác. Lâu rồi cháu cũng làm được... Sau đó, cháu lại nghĩ ra một việc khác và rồi lại tập”, Tài lý giải về những “tuyệt chiêu” của mình.
Không có tay, mọi việc Tài phải dùng đến đôi chân không lấy gì làm lành lặn để thực hiện. Tất nhiên, mọi thứ đều phải tập luyện trong một thời gian dài. Từ xúc cơm ăn, uống nước, mặc quần áo..., thậm chí chơi bắn bi. Nếu như gặp Tài bây giờ, nhìn thấy cậu ta dùng chân làm mọi việc một cách điêu luyện thì hẳn mọi người sẽ không thể hình dung ngày trước em đã phải khổ luyện như thế nào.
“Cháu cũng chẳng nghĩ chi nhiều cả mà cứ đinh ninh trong đầu là mình muốn làm việc đó. Thế là cứ tập để làm, ngày này qua ngày khác. Lâu rồi cháu cũng làm được... Sau đó, cháu lại nghĩ ra một việc khác và rồi lại tập”, Tài lý giải về những “tuyệt chiêu” của mình.
Giấc mơ... bé mọn
Bây giờ, Tài đang là học sinh lớp 4A (Trường tiểu học Lê Văn Tám, xã Cam An, H.Cam Lộ). Để học lên đến đây, đối với Tài và các thầy cô giáo là cả một câu chuyện dài.
Bởi lúc đến tuổi đi học, Tài rất thích đến trường. Thương cháu, bà ngoại đánh liều đến “gõ cửa” cậy nhờ các thầy cô Trường tiểu học Lê Văn Tám. Không những nhà trường nhận Tài vào học và miễn tất cả các khoản đóng góp mà còn đóng cho một bộ bàn ghế đặc biệt cao 35 cm, mặt bàn rộng cho Tài ngồi.
Theo cô giáo Hoàng Thị Sành, người đầu tiên tập cho Tài biết mặt chữ thì: “Học trò khác chúng tôi cầm tay tập viết còn đối với Tài chúng tôi cầm... chân tập viết. Thú thực đây là việc quá khó nên tôi chỉ biết động viên và hy vọng vào sự nỗ lực của bản thân em”.
Cũng theo cô Sành, khó có câu chữ nào để tả được sự gian nan trong việc Tài tập viết bởi có nhiều lúc đang hí hoáy bỗng Tài bật ngã ra khóc thét đau đớn vì bị chuột rút; cũng có khi vì dùng lực quá nhiều nên cây bút gãy đôi, văng tung tóe... “Nhưng chừng 1 năm thì Tài bắt đầu viết... ra chữ. Tất nhiên, càng về sau càng tròn trịa hơn”, cô Sành nói xen lẫn niềm tự hào.
Hiện trong lớp 4A, Tài luôn được xếp ngồi bàn đầu và bộ bàn ghế đặc biệt của em chiếm một diện tích khá lớn. Điều mà Tài càng trở nên đặc biệt chính là em không tỏ ra tự ti mà ngược lại rất hòa nhập với bạn bè và vui tính. Cũng như các bạn cùng lứa, Tài cười nhiều và rất mê... chơi bi, đá bóng, đọc truyện tranh.
Cô Hoàng Thị Hiên, giáo viên chủ nhiệm lớp của Tài, cho biết dù sức học không nổi trội nhưng Tài rất chăm chỉ.
“Chúng tôi cũng chẳng dám kỳ vọng gì lớn lao ở Tài vì thực tế trong hoàn cảnh của em đến trường, biết đọc, biết viết, biết cộng trừ đã là một sự nỗ lực. Nhưng chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để Tài được học và có tương lai tươi sáng hơn”, cô Hiên nói.
Hỏi Tài về ước mơ, Tài nói: “Các cô, thầy và cả bà ngoại nữa thường bảo cháu phải gắng để được như thầy Nguyễn Ngọc Ký (Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - PV), nhưng cháu chẳng dám mơ cao vậy đâu. Cháu chỉ ước mình lớn thật nhanh để làm được việc nặng, để đỡ đần cho bà ngoại, chỉ vậy thôi ạ”.