Khâm phục cậu trò nghèo tự chế tạo máy xúc đá hai tay
09:26 08/05/2014 2286
Nhịp sống trẻ Sẵn niềm đam mê sáng tạo cùng khả năng tư duy thiên phú, cậu bé Trần Văn Phát (Học sinh lớp 11A3, trường THPT Hậu Lộc 2, Thanh Hóa) đã tự chế ra chiếc máy xúc đá hai tay đầy hữu ích. Với Phát, chiếc máy xúc đó cũng chính là "bàn đạp" để gia đình em thoát cảnh nghèo khó.
Tài năng sớm bộc lộ
Sinh ra trong cảnh nghèo khó, từ bé, Phát đã thấy cha mẹ làm việc quần quật suốt cả ngày nhưng gia đình vẫn chỉ bữa đói bữa no. Thương cha mẹ lao động vất vả nên cậu học trò Trần văn Phát đã sớm nung nấu ý tưởng chế tạo ra một loại máy để thay thế cho lao động chân tay, từ đó, giúp gia đình em thoát nghèo.
Người nhà và hàng xóm của Phát kể: Bố Phát làm ở một xưởng mộc. Từ bé, Phát đã thường xuyên giúp bố làm việc. Và cũng từ đây, Phát bộc lộ tố chất của một nhà “sáng tạo”. Ban đầu chỉ là những chiếc xe bằng gỗ thô sơ, dần dần, những chiếc xe ấy được lắp máy móc hẳn hoi. Hàng xóm láng giềng đã không ít lần phải trố mắt với những chế tạo cải tiến đầy sáng tạo của Phát.
Sinh ra trong cảnh nghèo khó, từ bé, Phát đã thấy cha mẹ làm việc quần quật suốt cả ngày nhưng gia đình vẫn chỉ bữa đói bữa no. Thương cha mẹ lao động vất vả nên cậu học trò Trần văn Phát đã sớm nung nấu ý tưởng chế tạo ra một loại máy để thay thế cho lao động chân tay, từ đó, giúp gia đình em thoát nghèo.
Người nhà và hàng xóm của Phát kể: Bố Phát làm ở một xưởng mộc. Từ bé, Phát đã thường xuyên giúp bố làm việc. Và cũng từ đây, Phát bộc lộ tố chất của một nhà “sáng tạo”. Ban đầu chỉ là những chiếc xe bằng gỗ thô sơ, dần dần, những chiếc xe ấy được lắp máy móc hẳn hoi. Hàng xóm láng giềng đã không ít lần phải trố mắt với những chế tạo cải tiến đầy sáng tạo của Phát.
Trần Văn Phát với chiếc máy tự chế |
Đối với Phát, mọi thứ xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn khơi dậy trí tò mò, khám phá. Càng lớn thì tính thích khám phá càng trở lên mạnh mẽ. Mọi đồ dùng trong nhà được Phát tháo rời các bộ phận ra để tìm hiểu, tự lý giải cho mình. Nhiều khi bị bố mẹ mắng thậm chí là cho ăn đòn vì cái tội bao nhiêu đồ trong gia đình đều bị Phát mang ra phá hết.
Ông Trần Văn Ngọc, bố của Phát cho biết: “Từ khi còn nhỏ, gia đình tôi đến khổ vì nó, Phát thường lấy mảnh gỗ vụn xếp thành những máy móc và vẽ những bản thiết kế về các kiểu xe mới theo ý thích của mình”.
Khi lớn lên và đi học, Phát là một học sinh giỏi, đặc biệt là những môn tự nhiên như Vật lý, Công nghệ. Sau mỗi buổi học, cậu về nhà thực hành những lý thuyết đã được học trên lớp nhưng nhiều lần kết quả thì không được như mong đợi , thậm chí còn làm hỏng những đồ dùng trong gia đình. Mỗi lần như thế, Phát lại rút ra được một bài học cho mình để có kinh nghiệm cho những lần thử sức sau.
Cuộc sống bộn bề với những lo toan cũng không khiến cậu bé mảnh khảnh, gầy gò với nước da đen sạm vì nắng gió này hao hụt khả năng thiên phú.
Nói về ước mơ của mình sau này, Phát chia sẻ mà không hề giấu diếm: “ Nhà em nghèo lắm, em muốn làm gì đó giúp đỡ bố mẹ chính vì thế sau này em muốn trở thành nhà khoa học nổi tiếng, có thể phát minh ra nhiều thứ vừa có thể giúp kinh tế gia đình ổn định vừa góp chút sức lực cho xã hội”.
Chính những áp lực ấy đã cho cậu những thành công bước đầu ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Với nhiều ngày nung nấu và kiên trì cuối cùng cậu cũng cho ra đời bản sáng chế đầu tay của mình là chiếc máy xúc hai tay vô cùng hữu ích.
Chiếc máy xúc "thoát nghèo"
Nói về nguyên nhân hình thành ý tưởng trên, Phát chia sẻ: “Một lần đi học về tình cờ nhìn các công nhân đang xúc đất, máy xúc một tay nên tiến độ thi công chậm, người công nhân phải ngồi trên máy rất vất vả, em đã nảy ra ý tưởng làm chiếc máy xúc 2 tay bán tự động vừa điều khiển từ xa vừa rút ngắn thời gian thi công và cũng để giảm thiểu được ô nhiễm môi trường”.
Nói là làm, ngay lập tức Phát đã phác thảo bằng hình ảnh minh họa về chiếc máy gửi tới thầy Hùng dạy môn Công nghệ và được thầy hướng dẫn qua về mặt lý thuyết. Sau đó thầy Hùng đã đề bạt lên hội đồng nhà trường xem xét. Nhận thấy ý tưởng khả thi nên ban giám hiệu nhà trường đã ủng hộ và cấp trang thiết bị để em sớm hoàn thành sản phẩm phục vụ cho xã hội.
Sáng tạo của Phát được đánh giá sẽ có hiệu quả nếu áp dụng thực tiễn |
Quá trình sáng tạo em gặp không ít khó khăn nhất là khâu gò hình khối vỏ của xe và công đoạn gắn kết các thiết bị lại với nhau sao cho chuẩn xác.
Sau nhiều ngày mài dũa, gắn kết các thiết bị lại với nhau, chiếc máy xúc hai tay của em đã ra đời. Cách thức hoạt động của máy dễ dàng, chỉ cần một người điều khiển từ xa. Với lợi thế 2 tay xúc, nếu đá to, một tay dùng làm búa đập còn tay kia xúc, đặc biệt 2 tay xúc có thể xúc hai nơi đổ về một vị trí, phía trước xe còn có bộ phận ủi san lấp, rút ngắn được thời gian thi công.
Sau khi hoàn thành, Phát đưa tác phẩm của mình tham gia tranh giải “Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng” của tỉnh Thanh. Mô hình sáng tạo này được ban giám khảo cuộc thi đánh giá có tính ứng dụng cao, phù hợp với ngành xây dựng, nếu được ứng dụng vào thực tiễn sẽ giúp thời gian thi công các công trình được rút ngắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Và cũng chẳng mấy bất ngờ khi tác phẩm của em đã được xướng tên tại buổi trao giải, tác phẩm máy xúc hai tay mặc dù chỉ đạt giải ba nhưng với em chỉ bấy nhiêu thôi là cả niềm hạnh phúc.
Nhớ lại cảm giác ấy, Phát chia sẻ : “ Lúc đó thật sự em rất xúc động, đó là công lao không phải của riêng em mà là của bố mẹ và tất cả các thầy cô trong trường. Em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai để đạt được ước mơ của mình”.
Nuôi mộng lớn với chiếc máy xúc của mình, Phát đang vẽ ra cho mình rất nhiều kế hoạch cho tương lai. Với em, con đường phía trước còn rất dài, nhưng Phát luôn tự tin rằng: Em sẽ thoát nghèo với chiếc máy xúc mình đã dày công sáng tạo.