Bí thư Đoàn hiến “đất vàng” phục vụ cộng đồng
15:07 02/12/2016 1715
Nhịp sống trẻ Hiến mảnh đất mà cả nghìn người hưởng thì tiếc gì không hiến, đó là suy nghĩ của hai anh bí thư Đoàn ở xã Ba Vinh (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi).
Mảnh đất nơi hai chàng bí thư hiến giờ đã thành trạm y tế xã Ba Vinh và nhà sinh hoạt cộng đồng.
Không sợ thiệt về mình
Trạm y tế xã Ba Vinh nằm cạnh UBND xã, đây được xem là “đất vàng”. Thế nhưng với bí thư Xã đoàn Ba Vinh Phạm Văn Nho, mảnh đất ấy còn quý hơn vàng. Bởi một lẽ đơn giản, mảnh đất mà anh Nho hiến giờ là trạm y tế chăm sóc sức khỏe của toàn xã.
Mạnh mẽ, quyết đoán, hành động kịp thời là những gì Nho làm. Kể về việc hiến mảnh đất cho xã xây dựng trạm y tế, Nho bảo đó là việc nên làm.
Năm 2014, phong trào xây dựng nông thôn mới được Đảng ủy xã Ba Vinh phát động, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm... được ưu tiên hàng đầu.
Không sợ thiệt về mình
Trạm y tế xã Ba Vinh nằm cạnh UBND xã, đây được xem là “đất vàng”. Thế nhưng với bí thư Xã đoàn Ba Vinh Phạm Văn Nho, mảnh đất ấy còn quý hơn vàng. Bởi một lẽ đơn giản, mảnh đất mà anh Nho hiến giờ là trạm y tế chăm sóc sức khỏe của toàn xã.
Mạnh mẽ, quyết đoán, hành động kịp thời là những gì Nho làm. Kể về việc hiến mảnh đất cho xã xây dựng trạm y tế, Nho bảo đó là việc nên làm.
Năm 2014, phong trào xây dựng nông thôn mới được Đảng ủy xã Ba Vinh phát động, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm... được ưu tiên hàng đầu.
Anh Nho (bìa phải) rất vui khi cả xã được hưởng lợi từ mảnh “đất vàng” mình đã hiến |
Nguồn vốn đầu tư đã có huyện Ba Tơ hỗ trợ và người dân góp công sức. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm thì mọi chuyện không hề đơn giản. Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Ba Vinh vấp phải nhiều trở lực thì Nho xung phong “đi trước mở đường”.
“Ngay buổi sáng đầu tuần họp giao ban xã, ai nấy đều tỏ ra khá lo lắng do nguồn vốn xây dựng trạm y tế xã đã có nhưng cái khó là chưa có mặt bằng. Nếu chậm trễ huyện sẽ thu hồi vốn bố trí cho địa phương khác. Lúc đó mình làm liều đứng lên giữa cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo xã sẽ hiến đất để xây dựng trạm y tế xã” - anh Nho nhớ lại.
Trước ý kiến của anh Nho, lãnh đạo xã ai nấy như vừa tháo bỏ được gánh nặng trên người. Tuy nhiên, chuyện hiến tặng 2.360m2 nằm trên mặt tiền đường bêtông cách UBND xã chỉ vừa bước chân, là “đất vàng” ở Ba Vinh, lại vấp phải sự không đồng tình của vợ. Chị Phạm Thị Thia nhớ lại ngày anh Nho về làm “công tác tư tưởng” cứ như “dụ con nít”.
“Mảnh đất đó ít cũng vài trăm triệu đồng, hai vợ chồng lại mới cưới nhau, cuộc sống còn khó khăn. Nghe anh Nho nói đã tự nguyện hiến đất cho xã rồi mới đầu tôi không đồng ý... Nhưng rồi anh phân tích đủ kiểu, bảo cho miếng đất mà cả xã được hưởng lợi thì đáng quá. Tôi nghe có lý nên cũng nguôi nguôi” - chị Thia kể.
Thấy chàng bí thư xã đoàn hiến đất xây trạm y tế cho dân, anh Phạm Văn Nghia, bí thư chi đoàn thôn Nước Ý, cũng xin hiến mảnh đất của gia đình cho thôn xây nhà văn hóa. Trên mảnh đất anh Nghia hiến, giờ một công trình đang dần hình thành.
Anh Nghia tâm sự: “Mình cũng nghĩ như anh Nho, đoàn viên thanh niên thì phải tiên phong. Mọi người hay sợ cái thiệt về mình nên tiếc đất. Mình hành động để bà con thấy ích kỷ là không đúng. Những công trình này phục vụ cho cả làng, cả xã chứ đâu riêng ai mà tiếc miếng đất”.
Bọn trẻ nghĩ xa hơn mình nhiều
Trên mảnh đất của chàng thủ lĩnh Đoàn thanh niên xã Ba Vinh hiến tặng nay đã mọc lên một trạm y tế xã rất khang trang, hiện đại. Y sĩ Ngô Thị Bích Duyên, gắn bó hơn chục năm ở trạm y tế xã, bảo nếu không có tấm lòng của anh Nho, thì nay công tác khám chữa bệnh cho người dân vẫn phải ở trong căn nhà cấp 4 chật chội, ẩm thấp và không đảm bảo an toàn mỗi mùa mưa bão.
Y sĩ Duyên nhớ thời điểm trước khi có trạm y tế này, mỗi lần người dân đến khám phải đứng ngoài hành lang ẩm thấp, chờ tới lượt thì gọi vào. Không như bây giờ trạm y tế khang trang rộng rãi, được trang bị thêm nhiều máy móc, thuốc khám chữa bệnh cho người dân.
“Ngày trước dự định trạm y tế mới sẽ xây ở ngay trạm y tế cũ, nhưng do diện tích quá hẹp, trong khi vận động người dân gần đó hiến đất thì họ không đồng ý, còn xin thêm kinh phí để giải tỏa đền bù thì không có. May nhờ tấm lòng của anh Nho mà xã Ba Vinh mới có trạm y tế đạt chuẩn nông thôn mới, công tác khám chữa bệnh cho người dân tốt hơn” - y sĩ Duyên chia sẻ.
Còn với già làng Phạm Nhu thì: “Bọn trẻ nghĩ xa hơn mình nhiều. Làm cái gì cũng nhanh gọn chứ không lằng nhằng như người già. Phải nói là dân tui có đường, có trạm y tế phải cảm ơn cháu Nho, cháu Nghia nhiều”.
Phó chủ tịch UBND xã Ba Vinh Nguyễn Thị Thanh Phước cho rằng trong bốn tiêu chí mà xã đạt được về việc xây dựng nông thôn mới thì đóng góp của các bạn trẻ vô cùng to lớn.
“Lòng nhiệt huyết, sự tận tụy và quyết tâm của các bạn mang lại một sức sống mới cho xã miền núi còn nhiều khó khăn như Ba Vinh. Tôi mong thời gian tới xã sẽ đón nhận nhiều tấm lòng của các bạn trẻ nhiều hơn nữa” - bà Phước kỳ vọng.
Không chỉ tiên phong hiến đất để xã có nơi xây trạm y tế mới, với vai trò thủ lĩnh của mình, anh Phạm Văn Nho còn tích cực vận động đoàn viên thanh niên địa phương dọn vệ sinh ở các ngả đường, kêu gọi đóng góp công sức để xây dựng hệ thống điện thắp sáng đường quê dài hơn 2km và hiến đất mở đường, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khác, góp phần vào kết quả xây dựng nông thôn mới ở địa phương. |