Anh cán bộ giúp dân thoát nghèo, giúp trẻ học chữ
23:38 23/11/2016 1583
Nhịp sống trẻ Mỗi lần thấy Thức vào công tác, bà con quý lại gọi đến gia đình ăn bữa cơm. Công tác về rồi mà có người lặn lội từ bản đến huyện tặng cho Thức... quả dưa.
Dù cuộc sống ở miền ngược còn nhiều khó khăn nhưng suốt 11 năm qua, chưa một lần Thức có ý định quay về xuôi. Tình cảm quý mến, quyến luyến của bà con khiến chàng trai trẻ quyết định ở lại mảnh đất này.
Bùi Xuân Thức hiện là trưởng Phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện Điện Biên Đông, là một trong 45 gương mặt nhận giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ 3-2016 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương.
Bùi Xuân Thức hiện là trưởng Phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện Điện Biên Đông, là một trong 45 gương mặt nhận giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ 3-2016 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương.
Bí thư BCH Trung ương Đoàn Nguyễn Long Hải (áo xanh TNVN) và Trung tướng Nguyễn Xuân Mười - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND trao chứng nhận và tràng hoa cho anh Bùi Xuân Thức (thứ hai từ trái) tại lễ tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi toàn quốc 2016 |
Dân chúng tôi mến anh Thức lắm
Tốt nghiệp Trường CĐ Lao động xã hội, ra trường Thức nhanh chóng kiếm được việc làm tại Hà Nội.
Ngày ấy Thức có một bạn học cùng lớp bị viêm cột sống dính khớp, thường xuyên ốm đau, đi
"Thức rất tâm huyết, trách nhiệm, năng nổ trong việc bám cơ sở, lắng nghe trao đổi của người dân". Đồng chí Vừ A Bằng - Bí thư Huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện Điện Biên Đông nói. |
lại cầu thang vất vả nên anh tình nguyện giúp đỡ bạn trong học tập cũng như cuộc sống. Một lần bố của bạn xuống công tác, quý mến trước sự giúp đỡ nhiệt tình của chàng trai trẻ nên ngỏ ý mời Thức lên Điện Biên công tác.
Rời mảnh đất Hà Nội, chàng trai tỉnh Thanh Hóa lặn lội tới mảnh đất Điện Biên sinh sống và lập nghiệp, đến nay đã hơn 11 năm.
Từ những ngày mới về huyện Điện Biên Đông đến nay, bí quyết của Thức là “cắm bản” để gần với bà con hơn. Sự gắn bó, gần gũi ngày một nhân lên sau những lần Thức vào bản tìm hiểu đời sống của bà con.
Mỗi lần thấy Thức vào công tác, bà con quý lại gọi đến gia đình ăn bữa cơm. Công tác về rồi mà có người lặn lội từ bản đến huyện tặng cho Thức... quả dưa.
“Huyện miền núi Điện Biên Đông lúc bấy giờ nghèo lắm, cuộc sống bà con thế nào thì chúng tôi cũng sống như vậy. Thương nhất là các cô giáo cắm ở bản vắng không có điện, vất vả hơn chúng tôi nhiều” - Thức chia sẻ.
“Dân chúng tôi mến anh Thức lắm vì anh luôn gần gũi, sát sao, động viên những khó khăn của bà con. Dân xã tôi ai cũng quý, tin tưởng Thức” - ông Giàng A Thái, chủ tịch HĐND xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, bộc bạch.
Hạnh phúc được gọi là cha
Trăn trở của những cán bộ như Thức là mỗi lần vào bản lại chứng kiến đời sống thiếu thốn của bà con, nhất là trẻ em huyện Điện Biên Đông. Nhiều em mồ côi cha mẹ, không có người nuôi dưỡng, ở một mình trong những lán nhỏ, sống nhờ vào tình thương của cộng đồng.
“Lúc ấy chỉ mong làm thế nào để các cháu nhỏ có cái ăn, cái mặc, được học hành, cuộc sống tốt lên thôi” - Bùi Xuân Thức tâm sự.
Trở về huyện, Thức cùng các đồng nghiệp phối hợp với Phòng GD-ĐT và Đoàn thanh niên quyết định hình thành mô hình nhà tình thương.
Từ năm 2009, huyện bắt đầu đưa 11 em đầu tiên ở các xã ra ở, nuôi dưỡng và hỗ trợ các cháu học hành, kêu gọi nguồn hỗ trợ của nhóm từ thiện “Yêu vùng cao” và các nhà hảo tâm.
Ban đầu nhóm lo ngại về tâm sinh lý, vấn đề dinh dưỡng của trẻ khi thay đổi môi trường sống. Chiều nào Thức và các đồng nghiệp cũng chia nhau đến trò chuyện với các bé, dần dần các bé thích nghi với cuộc sống nơi đây, lớn lên nhờ bàn tay nuôi dưỡng của các cán bộ huyện Điện Biên Đông và tình thương của các nhà hảo tâm.
"Vui nhất là khi các con gọi chúng tôi là cha, nhận là người nuôi dưỡng, nhưng vui hơn nữa là nhìn thấy các con trưởng thành” - Thức tâm sự.
Ngoài sáng kiến nuôi dưỡng trẻ em, Thức còn phối hợp với các đồng nghiệp khác đề xuất các giải pháp về an sinh xã hội như cam kết gắn an sinh xã hội trong các hương ước của bản làng; lập mô hình cộng tác viên tại các xã để theo dõi nhu cầu, đời sống của trẻ em; sáng kiến nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tại huyện...
Thức nói bản thân anh mong góp sức nâng cao sinh kế cho bà con, giúp họ thoát nghèo. “Chúng tôi đang đề xuất với tỉnh thành lập trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội và nuôi dưỡng trẻ em mồ côi để dễ quản lý và chăm sóc các em toàn diện hơn” - Thức nói.
Rời mảnh đất Hà Nội, chàng trai tỉnh Thanh Hóa lặn lội tới mảnh đất Điện Biên sinh sống và lập nghiệp, đến nay đã hơn 11 năm.
Từ những ngày mới về huyện Điện Biên Đông đến nay, bí quyết của Thức là “cắm bản” để gần với bà con hơn. Sự gắn bó, gần gũi ngày một nhân lên sau những lần Thức vào bản tìm hiểu đời sống của bà con.
Mỗi lần thấy Thức vào công tác, bà con quý lại gọi đến gia đình ăn bữa cơm. Công tác về rồi mà có người lặn lội từ bản đến huyện tặng cho Thức... quả dưa.
“Huyện miền núi Điện Biên Đông lúc bấy giờ nghèo lắm, cuộc sống bà con thế nào thì chúng tôi cũng sống như vậy. Thương nhất là các cô giáo cắm ở bản vắng không có điện, vất vả hơn chúng tôi nhiều” - Thức chia sẻ.
“Dân chúng tôi mến anh Thức lắm vì anh luôn gần gũi, sát sao, động viên những khó khăn của bà con. Dân xã tôi ai cũng quý, tin tưởng Thức” - ông Giàng A Thái, chủ tịch HĐND xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, bộc bạch.
Hạnh phúc được gọi là cha
Trăn trở của những cán bộ như Thức là mỗi lần vào bản lại chứng kiến đời sống thiếu thốn của bà con, nhất là trẻ em huyện Điện Biên Đông. Nhiều em mồ côi cha mẹ, không có người nuôi dưỡng, ở một mình trong những lán nhỏ, sống nhờ vào tình thương của cộng đồng.
“Lúc ấy chỉ mong làm thế nào để các cháu nhỏ có cái ăn, cái mặc, được học hành, cuộc sống tốt lên thôi” - Bùi Xuân Thức tâm sự.
Trở về huyện, Thức cùng các đồng nghiệp phối hợp với Phòng GD-ĐT và Đoàn thanh niên quyết định hình thành mô hình nhà tình thương.
Từ năm 2009, huyện bắt đầu đưa 11 em đầu tiên ở các xã ra ở, nuôi dưỡng và hỗ trợ các cháu học hành, kêu gọi nguồn hỗ trợ của nhóm từ thiện “Yêu vùng cao” và các nhà hảo tâm.
Ban đầu nhóm lo ngại về tâm sinh lý, vấn đề dinh dưỡng của trẻ khi thay đổi môi trường sống. Chiều nào Thức và các đồng nghiệp cũng chia nhau đến trò chuyện với các bé, dần dần các bé thích nghi với cuộc sống nơi đây, lớn lên nhờ bàn tay nuôi dưỡng của các cán bộ huyện Điện Biên Đông và tình thương của các nhà hảo tâm.
"Vui nhất là khi các con gọi chúng tôi là cha, nhận là người nuôi dưỡng, nhưng vui hơn nữa là nhìn thấy các con trưởng thành” - Thức tâm sự.
Ngoài sáng kiến nuôi dưỡng trẻ em, Thức còn phối hợp với các đồng nghiệp khác đề xuất các giải pháp về an sinh xã hội như cam kết gắn an sinh xã hội trong các hương ước của bản làng; lập mô hình cộng tác viên tại các xã để theo dõi nhu cầu, đời sống của trẻ em; sáng kiến nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tại huyện...
Thức nói bản thân anh mong góp sức nâng cao sinh kế cho bà con, giúp họ thoát nghèo. “Chúng tôi đang đề xuất với tỉnh thành lập trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội và nuôi dưỡng trẻ em mồ côi để dễ quản lý và chăm sóc các em toàn diện hơn” - Thức nói.
Bùi Xuân Thức 6 năm liền là chiến sĩ thi đua cơ sở, từng nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, bộ trưởng Bộ Y tế với thành tích trong phong trào hiến máu tình nguyện... |