11 năm bán vé số nuôi giấc mơ học Đại học
09:45 21/09/2018 6682
Nhịp sống trẻ “Em muốn học Đại học để kiếm được một cái nghề”; “Em muốn giúp bà ngoại và mẹ có một ngôi nhà từ tế để ở”; và em muốn… đó là những ước muốn của cậu tân sinh viên nghèo Mai Văn Thiên, ngụ tại số nhà 203/17 đường 2/4, TP.Nha Trang (Khánh Hòa).
“Con sẽ không bỏ cuộc…”
Chúng tôi tìm đến nhà em Thiên vào những ngày trung tuần của tháng 9. Lô A3, là mã nhà thuê nơi cậu tân sinh viên nghèo đang sống 11 năm qua. Trong căn nhà chật hẹp chỉ với 18m2, Thiên ở cùng bà ngoại 72 tuổi, và người mẹ bị câm, điếc…
Sinh ra trong một gia đình kém may mắn. Từ nhỏ, em đã không biết cha mình là ai. Trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, Thiên chia sẻ, vì gia đình khó khăn nên em học thua các bạn cùng trang lứa một năm. 7 tuổi em mới bắt đầu đi học lớp 1.
“Khi em lên 6 tuổi phần vì gia đình không có tiền để em đóng học phí; phần vì thời điểm đó ngoại vừa thuê nhà ở Nha Trang chưa thể làm hồ khẩu kịp nên em phải nghỉ học một năm. 7 tuổi em mới vào học lớp 1” – em Thiên chia sẻ.
Chúng tôi tìm đến nhà em Thiên vào những ngày trung tuần của tháng 9. Lô A3, là mã nhà thuê nơi cậu tân sinh viên nghèo đang sống 11 năm qua. Trong căn nhà chật hẹp chỉ với 18m2, Thiên ở cùng bà ngoại 72 tuổi, và người mẹ bị câm, điếc…
Sinh ra trong một gia đình kém may mắn. Từ nhỏ, em đã không biết cha mình là ai. Trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, Thiên chia sẻ, vì gia đình khó khăn nên em học thua các bạn cùng trang lứa một năm. 7 tuổi em mới bắt đầu đi học lớp 1.
“Khi em lên 6 tuổi phần vì gia đình không có tiền để em đóng học phí; phần vì thời điểm đó ngoại vừa thuê nhà ở Nha Trang chưa thể làm hồ khẩu kịp nên em phải nghỉ học một năm. 7 tuổi em mới vào học lớp 1” – em Thiên chia sẻ.
Mai Văn Thiên (giữa) tại Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường của Báo Tuổi trẻ ngày 14/9/2018. |
Thương ngoại lớn tuổi, lại mang trong mình nhiều bệnh tật không thể ra ngoài làm việc. Mẹ thì mặc dù vẫn hằng ngày đi bán vé số nhưng lại mất khả năng nghe và nói nên hầu hết tiền mẹ kiếm chỉ đủ cho mẹ sinh hoạt. Nhiều lần chán nản, buồn rầu, Thiên đã suy nghĩ: “Nếu mình học tiếp thì ngoại và mẹ lấy tiền đâu?. Hay là mình nghỉ học ở nhà phụ giúp?”. Nhưng mỗi khi nghĩ đến những dặn dò của ngoại, hình ảnh của người mẹ và cùng những ký ức về tuổi thơ không cha, em lại tự nhủ phải cố phấn đấu học tập.
Vừa loay hoay góc bếp làm việc nhà, bà ngoại Thiên tâm sự: “Nó sinh ra đã không có cha rồi! Mẹ nó thì lại bị câm, điếc. Tôi sống với hai mẹ con nó 11 năm qua… Thương lắm những rồi cũng chẳng biết nói sao cho thành lời”.
“Năm nó lớp 9 lên lớp 10, tôi và mấy người trong xóm bảo nó nghỉ học đi. Kiếm cái nghề nào đó mà làm, chứ học nữa lấy tiền đâu ra mà học. Ấy mà nó không chịu bỏ học, nó bảo con sẽ tự kiếm tiền để đi học tiếp. Giờ thì nó cũng đậu Đại học rồi…” – ngồi vo gạo, ngoại Thiên vừa gạt dòng nước mắt nghẹn nói.
Vé số “chìa khóa” gõ cửa Đại học
Vé số đã “nâng bước” Thiên trong suốt 11 năm qua. Ngoài những buổi học chính trên lớp, Thiên đi bán vé số. Dù nắng hay mưa, em vẫn đi bộ vài chục cây số để bán. Mỗi ngày Thiên bán được khoảng 60-70 ngàn đồng, 50 ngàn em đưa về cho ngoại để ngoại lo tiền cơm nước và sinh hoạt trong gia đình. Số tiền còn lại em giữ tích góp để mua những vật dụng học tập.
Những tháng hè trong khi bạn bè nghỉ ngơi vui chơi thì hàng ngày cứ đúng 6 giờ sáng, Thiên đi lấy vé số bán đến 16-17g về. Và 11 năm qua, cậu bé sống tại khu ổ chuột vẫn đều đặn bán vé số nuôi ước mơ được bước vào giảng đường Đại học.
Hành trình bán vé số 11 năm, 11 năm sống trọ, 11 năm không cha và 11 năm Thiên chỉ có ngoại là người bà, người bạn cùng Thiên chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống… Thế nhưng, bên trong vóc dáng gầy nhom của cậu bé này là cả một nghị lực, em chấp nhận hoàn cảnh và lấy đó làm nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. “Em sống vậy quen rồi, bán vé số bình thường mà!” – Thiên nở nụ cười và trả lời khi chúng tôi hỏi về cuộc sống suốt 11 năm bán vé số có khó khăn không?!
Ngoại Thiên tâm sự, ngày chuẩn bị thi đại học, ban ngày Thiên vẫn đi vé số, tối học đến 01g sáng. “Có hôm mệt, nó mệt ngủ thiếp đi khi nào không biết, lúc thức dậy đã gần 04g, nó lại học tiếp đến sáng 6g rồi đi lấy vé số bán. Đến cận ngày thi 1 tuần nó mới chịu nghỉ bán vì tôi can ngăn dữ lắm khi thấy nó gầy nhom, người như không còn sức lực” – ngoại Thiên nhớ lại.
“Ngoại ơi…con đậu Đại học rồi!”
Bằng sự nỗ lực chính bản thân, không chịu đầu hàng trước số phận, cuối cùng ước mơ được đặt chân vào giảng đường đại học của cậu học trò nghèo cũng trở thành sự thật. Kỳ thi đại học năm nay, Thiên đã đỗ vào khoa Kỹ thuật Nhiệt, trường Đại học Nha Trang với tổng số điểm 17,25. Nhận được tin báo đậu Đại học, Thiên đã chạy ngay về nhà khoe với ngoại: “Ngoại ơi… con đậu Đại học rồi!”.
Ngoại Thiên vỡ òa trong hạnh phúc vì cứ nghĩ em ngày ngày đi bán vé số thì có thời gian đâu mà học bài tốt. Dù đậu với điểm không cao nhưng ước mơ của em đã đi được một nửa chặng đường. Số tiền học phí đầu năm, Thiên nhờ ngoại đi vay mượn để đóng và em đi làm trả hàng tháng. “Nghe tin nó đậu, tôi vừa mừng vừa lo vì tiền đâu ra mà đóng học phí cho nó bây giờ… Số tiền đầu năm học vào tôi phải vay mượn của dì nó bán vé số ở Đà Lạt, nhờ dì nó vay góp và Thiên nó nói hàng tháng nó sẽ đi làm và trả dần” – ngoại Thiên nghẹn ngào kể.
Chia sẻ với khó khăn của cậu học trò nghèo giàu nghị lực, mới đây Báo Tuổi trẻ đã trao tặng Thiên 01 suất học bổng “Tiếp sức đến trường” cùng với 70 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
Ngưỡng cửa Đại học đã đón Thiên, nhưng nỗi lo vẫn còn đó vì gia đình vẫn còn nhiều khó khăn. “Từ nay, em không có thời gian đi bán vé số nhưng sẽ cố gắng đi làm thêm nhiều việc khác để có tiền trang trải học phí, phụ giúp mẹ và ngoại”, Thiên tâm sự.